- Bổ sung thêm những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH
3.1. Một số quan điểm định hướng phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Sơn La.
3.1. Một số quan điểm định hướng phát triển của chi nhánh ngân hàng ĐầuTư Và Phát Triển Sơn La. Tư Và Phát Triển Sơn La.
3.1.1. Mục tiêu phát triển của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Sơn La năm 2011.
- Tổng nguồn vốn huy động: Tăng 11,5%, đạt 20.000 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay và đầu tư tăng 22%.
Trong đó: + Cho vay nền kinh tế tăng 26%, đạt 4.900 tỷ đồng. + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước là 63%
+ Tỷ lệ cho vay Không có bảo đảm bằng tài sản là 40% - Nợ nhóm 2: Tỷ lệ dưới 0,7%, tối đa 39 tỷ đồng.
- Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro: 11 tỷ đồng. - Thu dịch vụ đạt 30 tỷ đồng.
- Phát hành thẻ ATM: đạt chỉ tiêu được giao. - Lợi nhuận hạch toán: đạt 416 tỷ đồng
Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu của BIDV Sơn La đó là nâng cao sức cạnh tranh giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nứơc ngoài, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng. Tất cả nhằm phục vụ phát triển kinh tế trong nước, đồng thời xây dựng một phong cách kinh doanh hiện đại, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Từ đó, khẳng định được vị thế của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phương châm hoạt động của BIDV Sơn La: BIDV Sơn La luôn đề ra phương châm hoạt động cho toàn bộ hệ thống các phòng ban, các tổ nghiệp vụ,
các nhân viên của toàn NH nói chung và của riêng phòng Tài trợ thương mại nói riêng. Cụ thể:
- Đối với Ngân hàng là: An toàn – Hiệu quả - Tăng trưởng . An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Hiệu quả mang lại ý nghĩa kinh tế xã hội. Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngân hàng.
- Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng sự an toàn khi gửi tiền, phục vụ nhanh chóng, kịp thời với chất lượng và chi phí hợp lý.
3.1.2. Biện pháp để ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La thực hiện mục tiêu.
- Hệ thống hoá các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách liên quan tới công tác thẩm định dự án tại ngân hàng.
- Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì đây là những cơ sở quan trọng để nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp là khách hàng xin vay vốn.
- Sử dụng triệt để các luồng thông tin từ phía doanh nghiệp, cơ quản quản lý Nhà nước, các tổ chức liên quan nhằm làm rõ, đầy đủ và chính xác các nội dung liên quan đến dự án để đảm bảo tính khách quan. Phục vụ công tác thẩm tra độ tin cậy các thông tin do dự án cung cấp. Chỉ khi kết hợp được các luồng thông tin thu thập được công tác thẩm định mới toàn diện.
- Hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định. Như hệ thống máy tính hiện đại, cung cấp các chương trình hỗ trợ chuyên biệt giúp tăng độ chính xác và làm giảm thời gian thực hiện công việc.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm. Thường xuyên mở các chương trình bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ TTQT trong hệ thống ngân hàng và giữa các ngân hàng. Có chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, thưởng…
- Rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thẩm định tại chi nhánh. Xây dựng hướng đi đúng đắn và hướng giải quyết kịp thời trong những tình huống rủi