- Đối với nhà nhập khẩu: được NHPH L/C đảm bảo không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
2.2. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh.
2.2.1. Thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra L/C
Bộ phận TTQT tiếp nhận L/C từ bộ phận liên quan (văn thư, cán bộ in điện Swift đến). Đóng dấu "RECEIVED" (ĐÃ NHẬN), ghi thời gian nhận.
• Kiểm tra tính xác thực và tính liên tục, đầy đủ:
- Bộ phậnTTQT thực hiện kiểm tra tính xác thực của L/C đã nhận. Trình tự, thủ tục kiểm tra tính xác thực của giao dịch thực hiện theo Quy định bảo mật chữ kí ủy quyền, Testkey, Swiftcode ban hành kèm theo quyết định số 4676/QĐ- KDĐN ngày 08/09/2008 của Tổng Giám đốc hoặc theo quy định bổ sung, sửa đổi, thay thế Quy định này.
- Bộ phận TTQT kiểm tra các điều khoản, điều kiện của L/C về sự liên tục, liền mạch của các điều khoản; về sự đầy đủ, toàn vẹn; về sự lôgic, chính xác của một số điều khoản (giữa trị giá L/C với trị giá hàng hoá; tên một số địa danh tại Việt Nam (nếu có)). Nếu phát hiện các sai lệch, phải yêu cầu ngân hàng phát hành xác nhận lại các thông tin đúng để kịp thời thông báo tới khách hàng.
• Xác định khách hàng
Dựa trên thông tin về tên, địa chỉ của khách hàng ghi trên L/C, xác định khách hàng để thực hiện thông báo L/C:
- Trường hợp khách hàng đã tồn tại trong hệ thống và không có chỉ dẫn chuyển tiếp L/C tới một ngân hàng thông báo khác: bộ phận TTQT xác định mã CIF để khai báo dữ liệu vào hệ thống.
- Trường hợp khách hàng đã tồn tại trong hệ thống và có chỉ dẫn chuyển tiếp L/C tới một ngân hàng thông báo khác: bộ phận TTQT liên hệ khách hàng và đề nghị được thực hiện thông báo L/C trực tiếp cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý thì thực hiện thông báo trực tiếp. Nếu khách hàng không đồng ý thì thực
- Trường hợp khách hàng chưa tồn tại trong hệ thống (có hoặc không có chỉ dẫn chuyển tiếp L/C tới một ngân hàng thông báo khác): bộ phận TTQT liên hệ khách hàng, giới thiệu khách hàng sử dụng dịch vụ thông báo L/C của BIDV.
Nếu khách hàng đồng ý, phối hợp với các bộ phận liên quan hướng dẫn khách hàng làm thủ tục tạo CIF, mở tài khoản v.v…và thực hiện thông báo L/C cho khách hàng; Trường hợp khách hàng khách hàng vẫn muốn nhận L/C tại BIDV nhưng không muốn thiết lập số CIF, sử dụng mã số khách hàng vãng lai để thực hiện thông báo L/C cho khách hàng.
Nếu khách hàng không đồng ý, thực hiện theo chỉ dẫn hoặc liên hệ xin chỉ dẫn từ ngân hàng phát hành.
- Trường hợp không xác định được khách hàng (do tên, địa chỉ không chính xác hoặc tên, địa chỉ khách hàng tại vùng địa lí mà BIDV không cung cấp được dịch vụ), thì liên hệ lại tổ chức đã gửi L/C đề nghị cung cấp, xác thực thêm thông tin. BIDV từ chối thực hiện thông báo L/C và đóng hồ sơ nếu không nhận được thông tin phản hồi của tổ chức đã gửi L/C sau 5 ngày làm việc kể từ ngày gửi điện tra soát.
• Trường hợp BIDV không xác nhận L/C như đề nghị, bộ phận TTQT lưu ý thông báo lại ngân hàng phát hành.
Bước 2: Thông báo L/C
Sau khi kiểm tra tính chân thực và nội dung của L/C, NH sẽ thông báo L/C cho người hưởng lợi và thu phí thông báo.
Nếu hai bên XNK có những thay đổi về nội dung của L/C thì NH sẽ nhận những thông báo cho người hưởng lợi và tư vấn cho họ những điểm bất lợi trong L/C để họ liên hệ với người mua để sửa đổi. Khi nhận chứng từ sửa đổi L/C, thanh toán viên phải kiểm tra các yếu tố như đối với L/C chính, sau đó thông báo cho khách hàng và thu phí sửa đổi.
Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán, bộ chứng từ của khách hàng cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh sửa đổi có liên quan, thanh toán viên phải tiến hành kiểm tra các chứng từ dựa trên các nội dung sau:
Đảm bảo rằng L/C bản gốc và các bản sửa đổi liên quan là xác thực
Kiểm tra số lượng, loại chứng từ so với qui định trong L/C
Kiểm tra các nội dung trên từng loại chứng từ bảo đảm phù hợp với các điều khoản và điều kiện qui định trong L/C
Kiểm tra sự thống nhất giữa các chứng từ
Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP được L/C tham chiếu.
Trong phạm vi 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ, NH phải kiểm tra và xử lý xong bộ chứng từ.
Nếu kiểm tra chứng từ có sai sót, thanh toán viên xử lý như sau:
– Sai sót có thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng sửa chữa nhưng phải trong khoảng thời gian hiệu lực của L/C
– Sai sót không thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng yêu cầu người mua tu chỉnh L/C hoặc thông báo cho NH phát hành nêu rõ sai sót, xin chấp nhận thanh toán.
Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra chứng từ, các sai sót đã được sửa chữa, được NH phát hành chấp nhận thì thanh toán viên sẽ gửi chứng từ đi đòi tiền theo qui định của L/C.
Bước 4: Thanh toán / chấp nhận thanh toán L/C xuất khẩu
Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Sơn La thực hiện thanh toán cho đơn vị XK khi NH nước ngoài chấp nhận trả tiền và ghi Có vào TK của NH. Đối với bộ chứng từ L/C trả chậm, khi nhận được điện chấp nhận thanh toán từ NH phát hành/ NH xác nhận, NH sẽ chấp nhận thanh toán hối phiếu xuất trình theo L/C xuất khẩu. Khi đến hạn thanh toán, NH nhận được điện báo Có từ NH nước ngoài thì thanh toán viên sẽ tiến hành giải toả L/C cho khách hàng.
2.2.2. Thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
- Đối với trường hợp phát hành L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100% trị giá L/C cùng loại tiền tệ của L/C, phát hành L/C theo đề nghị của các Định chế tài chính trên cơ sở thỏa thuận hợp tác với BIDV: Bộ phận TTQT tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.
- Đối với các trường hợp còn lại: Bộ phận TTQT tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận QHKH.
Bộ phận TTQT thực hiện kiểm tra số lượng chứng từ thực tế với số lượng được bàn giao và ký nhận, ghi ngày giờ nhận.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
- Bộ phận TTQT kiểm tra hồ sơ. Lưu ý lập tờ trình mở/sửa đổi thư tín dụng nhập khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ 100% trị giá L/C cùng loại tiền tệ của L/C) hoặc kiểm tra nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C đã được phê duyệt (các trường hợp khác).
- Kiểm tra điều khoản thanh toán và các chứng từ xuất trình theo L/C với các nội dung tương ứng của hợp đồng nhập khẩu.
- Kiểm tra hạn mức TF để mở L/C của khách hàng. Nếu hạn mức chưa được thiết lập, hết hạn hoặc không đủ số dư để thực hiện giao dịch thì thông báo bộ phận QHKH/ ĐCTC trình thiết lập, bổ sung, gia hạn.
Bước 3: Nhập dữ liệu hệ thống
- Sử dụng số CIF của khách hàng để đăng ký giao dịch vào hệ thống. Trường hợp nhập giao dịch sửa đổi/huỷ L/C phải sử dụng số tham chiếu L/C đã phát hành để đăng nhập hệ thống.
- Khai báo đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến giao dịch (thông tin về khách hàng, ngân hàng thông báo, số tiền, loại tiền, ngày và nơi hết hạn, kỳ hạn thanh toán, thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, loại hàng hoá, nơi giao hàng, nơi nhận hàng, nguồn vốn mở L/C…); kiểm tra việc kết nối và sử dụng hạn mức TF; khai báo phí, nguồn thu phí; tạo các chứng từ, điện cần thiết và chuyển giao dịch vào hàng đợi duyệt.
Lưu ý: Việc lựa chọn ngân hàng thông báo khi phát hành L/C do BIDV quyết định và thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và chính sách của BIDV đối với các ngân hàng đại lý trong giao dịch thông báo L/C trong từng thời kỳ.
Bước 4: Luân chuyển và lưu trữ chứng từ, điện giao dịch
Việc luân chuyển và lưu trữ chứng từ, điện giao dịch thực hiện theo quy định của ngân hàng.
Bước 5: Thực hiện kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C nhập khẩu:
• Tiếp nhận bộ chứng từ theo L/C
• Kiểm tra và xác định tình trạng bộ chứng từ
- Kiểm tra chứng từ với L/C đã phát hành để xác định tình trạng bộ chứng từ.
- Bộ phận TTQT kết luận về tình trạng bộ chứng từ: bộ chứng phù hợp với điều khoản điều kiện của L/C hoặc bộ chứng từ có bất đồng.
• Nhập dữ liệu thông báo tình trạng bộ chứng từ vào hệ thống
• Xử lý bộ chứng từ
Trường hợp bộ chứng từ phù hợp:
- Đối với bộ chứng từ trả ngay: Bộ phận TTQT thông báo bộ chứng từ phù hợp và ngày đến hạn thanh toán đến khách hàng và bộ phận QHKH.
- Đối với bộ chứng từ trả chậm: Bộ phận TTQT thông báo bộ chứng từ phù hợp và ngày đến hạn thanh toán đến khách hàng, bộ phận QHKH), đồng thời làm điện xác nhận ngày đến hạn với ngân hàng xuất trình chứng từ, thu phí chấp nhận trả chậm (nếu có).
Trường hợp bộ chứng từ có bất đồng:
b.1 Bộ phận TTQT lập điện thông báo bất đồng gửi ngân hàng nước ngoài và thông báo bất đồng của bộ chứng từ đến khách hàng và bộ phận QHKH.
b.2 Khi tiếp nhận chấp nhận bất đồng của khách hàng:
- Đối với bộ chứng từ trả ngay: Bộ phận TTQT thực hiện Thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu.
- Đối với bộ chứng từ trả chậm:
Bộ phận TTQT thực hiện chấp nhận kỳ hạn thanh toán bộ chứng từ; thông báo kỳ hạn thanh toán bộ chứng từ gửi khách hàng và bộ phận QHKH, đồng thời làm điện xác nhận ngày đến hạn với ngân hàng xuất trình chứng từ.
Đến hạn thanh toán, Bộ phận TTQT thực hiện thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu.
b.3 Khi tiếp nhận từ chối bộ chứng từ có bất đồng từ khách hàng và/hoặc bộ phận QHKH:
- Bộ phận TTQT thông báo từ chối bộ chứng từ có bất đồng gửi ngân hàng xuất trình chứng từ và yêu cầu cung cấp chỉ dẫn để xử lý bộ chứng từ.
- Lập thư gửi chứng từ (coversheet) và gửi trả bộ chứng từ khi nhận được điện cung cấp chỉ dẫn trả lại chứng từ của ngân hàng đòi tiền và các khoản phí (nếu có).
b.4 Trường hợp sau thời gian quy định trên thông báo bất đồng gửi cho khách hàng, khách hàng không có ý kiến trả lời, BIDV có quyền định đoạt bộ chứng từ theo điều 14, 16 UCP600. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo bất đồng,
nếu không nhận được các thông tin liên quan, Bộ phận TTQT lâp điện thông báo yêu cầu cung cấp chỉ dẫn gửi trả chứng từ cho ngân hàng gửi chứng từ.
2.2.3. Văn bản pháp lý điều chỉnh.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tề liên quan và nguồn luật quốc gia; đồng thời nó chịu ự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế đó là:
- “Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UniformCustoms And Practice For Documentary Credit – viết tắt là UCP)”. Customs And Practice For Documentary Credit – viết tắt là UCP)”.