b/ Kế toán chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất
3.3.2.6 Thiết lập các báo cáo kế toán phục vụ kế toán quản trị
Để phục vụ cho nhu cầu của kế toán quản trị, doanh nghiệp xây dựng các mẫu báo cáo phục vụ cho hoạt động quản lý và ra quyết định đối với từng đối tượng sản phẩm, phân xưởng…Các báo cáo có thể lập như:
Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố giúp cho nhà quản lý có quyết định tốt hơn đối với các khoản chi phí, xác định được từng yếu tố chi phí và tỷ trọng của nó trong tổng chi phí. Báo cáo này được xây dựng theo mẫu biểu sau:
Bảng 3.5. Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố (Tháng, quý, năm)
STT Các khoản mục chi phí Số tiền Tỷ trọng
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2 Chi phí nhân công trực tiếp 3 Chi phí sản xuất chung 4 Tổng cộng
Nhìn vào báo cáo các nhà quản lý có thể dễ dàng thấy được chi phí nào lớn nhất, nhỏ nhất và chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng chi phí, xác định tầm quan trọng của từng khoản mục chi phí, xác định khoản mục chi phí nào vượt định mức đã xây dựng.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo quản trị như sau để phục vụ công tác quản lý:
Bảng 3.6. Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục (Tháng, quý, năm)
Sản phẩm
Giá thành thực tế đơn vị
Chia theo các khoản mục Khoản mục chi phí
NVLTT
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục chi phí sản xuất chung Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Bảng 3.7. Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố (Tháng, quý, năm) Chi phí Định phí Biến phí Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Phân xưởng 1 - Phân xưởng 2 - Phân xưởng n
Chi phí nhân công trực tiếp - Phân xưởng 1
- Phân xưởng 2 - Phân xưởng n
Chi phí sản xuất chung - Phân xưởng 1
- Phân xưởng 2 - Phân xưởng n
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện
3.4.1 Về phía nhà nước
Xây dựng, củng cố hệ thống luật pháp trên cơ sở đó tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, vững vàng về mặt tài chính kế toán. Bên cạnh đó sửa đổi và bổ sung một số quy định nhằm phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dược.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết giá cho ngành dược. Do vậy Nhà nước cần phải xây dựng các chính sách hỗ trợ giá cho phù hợp để từ đó không gây ra những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay phần lớn các hoạt động cơ bản của ngành dược được sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần cải tiến cơ chế thanh toán vốn đầu tư cho ngành dược theo hướng đơn giản hóa, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp dược.
Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam cho phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
Hướng dẫn, chỉ đạo và định hướng kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung: lập các định mức, dự toán chi phí sản xuất,
các báo cáo quản tri, phân tích biến động chi phí sản xuất, các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, các phương pháp tính giá thành, các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp…
Nhà nước cũng không nên can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bằng các chính sách kế toán hay những quy định trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở mức độ: công bố về khái niệm, lý luận tổng quát , công nhân kế toán quản trị trong hệ thống kế toán ở doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ hơn cho các doanh nghiệp dược trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế toán quản trị. Và về lâu dài Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin kinh tế- tài chính có tính chất vĩ mô để hỡ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở các doanh nghiệp dược.
3.4.2 Về phía doanh nghiệp
Hoàn thiện bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của doanh nghiệp. Xác định số lượng lao động cần thiết để đảm nhận khối lượng kế toán của doanh nghiệp. Tìm kiếm những đối tượng lao động có trình độ phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí. Nhanh chóng tuyển dụng và bồi dưỡng nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hóa nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin hiện đại. Tăng cường hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp kế toán, phát triển các dịch vụ tư vấn kế toán và tư vấn đọc báo cáo tài chính. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo hội thảo đội ngũ cán bộ kế toán.
Tổ chức thực hiện, vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, luân chuyển xử lý chứng từ là khâu quan trọng quyết định đến thông tin kế toán. Do vậy, việc tổ chức luân chuyển trong các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác tránh tình trạng chồng chéo xảy ra.
Xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển hệ thống quản lý kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị. Nhanh chóng phát triển và hoàn thiện hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hóa. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để áp dụng kế toán quản trị. Việc cung cấp thông tin kế toán phải đa dạng,
phải coi trọng việc xây dựng, khai thác hệ thống báo cáo nội bộ và phải thấy được ý nghĩa của báo cáo kế toán quản trị trên các mặt sau: cung cấp số liệu để phân tích thường xuyên, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế theo từng mặt cụ thể, cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch, dự toán cũng như đánh giá lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Xây dựng cơ cấu tổ chức trong phòng kế toán doanh nghiệp gồm hai bộ phận: KTTC và KTQT. Đồng thời căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tính chất hoạt động và quy mô của doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng nội dung để xác định các phản ánh kế toán và phân công lao động kế toán. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, phần hành kế toán, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận, phần hành kế toán có liên quan sao cho công việc kế toán tiến hành nhanh gọn và có hiệu quả. Việc bố trí phân công lao động kế toán đòi hỏi phải phù hợp khả năng, trình độ chuyên môn của từng nhân viên kế toán, nhất là đối với nhân viên phụ trách phần hành về kế toán quản trị. Các nhân viên này ngoài việc hiểu biết về kỹ năng kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng còn cần phải am hiểu nhiều lĩnh vực có liên quan đến kế toán quản trị như: Marketing, Quản trị lao động, Quản trị tài chính… Khả năng thu thập và xử lý thông tin trên mạng sử dụng thành thạo các phần mềm tiện ích về tính toán và sử lý thông tin phục vụ kế toán quản trị.
Công việc thu thập xử lý thông tin của kế toán đòi hỏi phải có sự liên hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Để có được nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng và chất lượng cần có sự phối hợp của các bộ phận chức năng có liên quan khác như: phòng kế hoạch, phòng tổ chức, phân xưởng… Do đó, cần phải làm rõ mối liên hệ thông tin cung cấp giữa phòng kế toán với phòng ban khác trong doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ liên quan đến công tác tổ chức điều hành trong toàn doanh nghiệp.
Kết luận chương 3
Sau khi nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược, tác giả nhận thấy việc tập hợp chi phí và hạch toán các khoản chi phí còn có nhiều vấn đề cần giải quyết từ đó luận văn đưa ra các kết luận và phát hiện quan nghiên cứu, những vấn đề trọng tâm, mang tính chiến lược về đường lối cũng như định hướng cho doanh nghiệp trong việc xây dựng mô hình kế toán toán tài chính kết hợp với kế toán quản trị. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trong chương này, tác giả cũng đưa ra những quan điểm khi thực hiện hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược cũng như các đề xuất kiến nghị để hoàn thiện: hoàn thiện phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung, phương pháp hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn, phương pháp hạch toán sản phẩm hỏng (dưới góc độ kế toán tài chính) và hoàn thiện xây dựng định mức, dự toán chi phí sản xuất, phân tích biến động chi phí sản xuất (dưới góc độ kế toán quản trị).
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh các công cụ quản lý kinh tế, tài chính thì kế toán là một công cụ quản lý đắc lực cho công tác quản lý tại doanh nghiệp, trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ chính xác kịp thời là cơ sở cho doanh nghiệp giám sát lập kế hoạch và phân tích tình hình biến động chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Qua khảo sát thực tế tại hai công ty sản xuất dược trên địa bàn tỉnh Nam Định. Luận văn đã giải quyết được một số nội dung sau:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày khái quát cơ sở lý luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất dược.
Thứ hai, luận văn đã trình bày được thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà và CN Công ty cổ phần Dược phẩm Trường Thọ. Qua đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế tồn tại trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thứ ba, luận văn đã trình bày sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp dược (khảo sát tại tỉnh Nam Định), đồng thời đưa ra các kiến nghị về phía doanh nghiệp nhà nước.
Với nội dung đã trình bày, luận văn đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà và CN Công ty cổ phần Dược phẩm Trường Thọ.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Lời, các thầy giáo cô giáo trong khoa kinh tế đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Tuy em đã cố gắng nhưng luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy các cô để em hoàn thiện và có tính thực tiễn cao hơn để hiểu biết sâu sắc hơn về đề tài của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phạm Văn Dược, ThS. Cao Thị Cẩm Vân (2010), Kế toán quản trị phần I: Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. GS. TS. Nhà giáo nhân dân Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2008), Kế toán doanh nghiệp Lý thuyết – Bài tập mẫu và bài giải, Nhà xuất bản ĐH Kinh Tế Quốc Dân – Hà Nội.
4. PGS.TS Nguyễn Đình Đỗ, TS. Trương Thị Thủy, TS. Nguyễn Trọng Cơ, ThS. Nghiêm Thị Thà (2006), Kế toán và phân tích chi phí – giá thành trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
5. TS. Phạm Châu Thành, TS. Phạm Xuân Thành (2010), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Phương Đông.
6. PGS.TS Nguyễn Thị Đông (2007), Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài Chính.
7. Phan Đức Dũng (2006), Kế toán chi phí giá thành, Nhà xuất bản Thống kê. 8. Võ Văn Nhị (2005), 22 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính cho doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
9. Nathan S.Slavin (1994), Kế toán chi phí, Nhà Xuất bản thống kê.
10. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (2006), Nhà xuất bản Tài Chính. 11. Luật kế toán (2005), Nhà xuất bản Tài Chính.
12. Thông tư số 53/2006/TT – BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài Chính, hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Phụ lục: 01
Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ
Sổ chi tiết tài khoản 6211
011 OSSIZAN C Chứng từ
Nội dung TKĐƯ
Số phát sinh Số hiệu ThángNgày Nợ Có 52 05/03/2010 Mai Thị Dung nhận NLSX 400.000 viên Ossizan C lô 060111 1521 29.933.255 0 53 07/03/2010 Trần Thị Thanh Hường nhận NLSX 400.000 viên Ossizan C lô 060111 1521 2.284.800 9 12/03/2010
Nguyễn Xuân Tiềm nhập kho NL thừa của ĐM: Ossizan C lô 181210
1521 225.280
10 12/03/2010
Nguyễn Xuân Tiềm nhập kho NL thừa của ĐM: Ossizan C lô 111210
1521 84.000
… … … … … …
31/03/2011 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
154 196.000.000
Phụ lục: 02
Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ
Sổ chi tiết tài khoản 6212
011 OSSIZAN C
Chứng từ
Nội dung TKĐƯ
Số phát sinh Số hiệu Ngày Tháng Nợ Có 05/03/2010 Mai Thị Dung nhận NLSX 400.000 viên Ossizan C lô 060111 1522 375.000 0 05/03/2010 Nguyễn Thị Phượng nhận NLSX 400.000 viên Ossizan C lô 060111 1522 592.000 07/03/2010 Nguyễn Thị Phượng nhận NLSX 400.000 viên Ossizan C lô 060111 1522 11.384.000 07/03/2010 Trần Thị Thanh Hường nhận NLSX 400.000 viên Ossizan C lô 060111 1522 268.000 … … … … 31/03/2010 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp 154 182.348.414 Cộng phát sinh 182.348.414 182.348.414
Phụ lục:03
Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Tháng 3 năm 2010 STT Tên sản phẩm ĐVT Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp 1 Multi 20 Tube 183,434,798 62,098,111
2 Ossizan Multi Tube 424,851,125 105,258,473
3 Ossizan C Tube 378,988,545 122,773,021
4 Actiso pluss Tube 175,987,618 42,738,786
5 Doremi Tube 178,108,932 54,970,416
6 Stepkid Tube 69,013,621 22,120,624
7 Multi sport Tube 67,497,775 19,308,405
8 Sio Bổ phế chỉ khái lộ hộp 116,279,521 20,048,188 9 Dầu gấc E 500 hộp 39,539,408 22,844,420 10 Viên dầu gấc hộp 18,850,940 4,006,368 … … … … 805 672 503
Phụ lục: 04
Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ
Sổ chi tiết tài khoản 622
Phân xưởng: Thực phẩm chức năng
Chứng từ
Nội dung TKĐƯ
Số phát sinh Số
hiệu
Ngày
Tháng Nợ Có
25/03/2010 Tiền lương phải trả 334 378.570.000
25/03/2010 Trích BHXH 3383 60.571.200 25/03/2010 Trích BHYT 3384 11.357.100 … … … … 30/03/2010 Phân bổ chi phí NCTT cho OSSIZAN C 154 122,773,021 30/03/2010 Phân bổ CPSXC cho MULTI 20 154 62,098,111 30/03/2010 Phân bổ CPSXC cho OSSIZAN MULTI 154 105,258,473 Tổng cộng 578.989.600 578.989.600
Phụ lục: 05
Công ty cổ phần dược phẩm Trườn Thọ
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 3 năm 2010s
STT Tên sản phẩm ĐVT Chi phí NVL trực
tiếp Chi phí sản xuất chung
1 Multi 20 Tube 183,434,798 64,756,366
2 Ossizan Multi Tube 424,851,125 137,872,037
3 Ossizan C Tube 378 988,545126,373,036
4 Actiso pluss Tube 175,987,618 59,020,156
5 Doremi Tube 178,108,932 61,441,274
6 Stepkid Tube 69,013,621 23,804,748
7 Multi sport Tube 67,497,775 24,234,438
8 Sio Bổ phế chỉ kháilộ hộp 116,279,521 40,420,969