Phân tích dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng qua ba năm 2009 - 2011 (Trang 41 - 45)

Nhìn chung doanh số thu nợ ngằn hạn của các thành phần kinh tế có nhiều biến động Cụ thể:

2.2.1.2.3Phân tích dư nợ ngắn hạn

2.2.1.2.3.1 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 8: Bảng dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế:

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010

Mức % Mức %

Nông lâm thủy sản 374,041 370,580 76,677 -3,461 -0.93 -293,903 -79.31

Công nghiệp 77,209 118,606 775,002 41,397 53.62 656,396 553.43

Thương mại dịch vụ 37,471 120,931 281,246 83,460 222.73 160,315 132.57

Xây dựng 193,392 285,602 285,593 92,210 47.68 -9 0.00

Tổng cộng 682,113 895,719 1,418,518 213,606 31.32 522,799 58.37

(Nguồn:phòng kế hoạch tổng hợp)  Nông lâm thủy sản:

Là ngành có dư nợ giảm qua các năm. Cụ thể năm 2009 tình hình dư nợ của ngành này là 374,041 triệu đồng. Đến năm 2010 là 370,580 giảm -3,461 triệu đồng tức 0.93% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ ngành này là 76,677 triệu đồng giảm -293,903 triệu đồng hay -79.31% so với năm 2010. Nguyên nhân là do công tác thu nợ năm 2011 tăng cao. Mặt khác cung ví số nợ đến

hạn tập trung nhiều ở năm 2011. Điều này cho thấy có sự cố gắng thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng của chi nhánh.

Ngành công nghiệp:

Năm 2009 tình hình dư nợ của ngành này là 77,209 triệu đồng. Đến năm 2010 là 118,606 triệu đồng tăng 41,397 triệu đồng tức 53.62% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ ngành này là 775,002 triệu đồng tăng 656,396 triệu đồng hay 553.93% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc nay là do doanh số cho vay của ngành nay ở năm 2011 tăng rất cao. Cũng là do nền kinh tế đang phục hồi và thuận lợi cho ngành này phát triển mạnh. Ta có thể thấy rỏ hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 10: Biểu đồ dư nợ của ngành công nghiệp qua 3 năm 2009- 2011:

Đvt: triệu đồng

Ngành này có số dư nợ tăng điều qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 tình hình dư nợ của ngành này là 37,471 triệu đồng. Đến năm 2010 là 120,931 triệu đồng tăng 83,460 triệu đồng tức 222.73% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ ngành này là 281,246 triệu đồng tăng 160,315 triệu đồng hay 1332.57% so với năm 2010. Do công tác thu nợ đối với ngành này được đẩy mạnh. Tuy nền kinh tế suy thoái nhưng đó chỉ là giai đoạn nhất thời và các doanh nghiệp thuộc ngành nay đã có hoạt động kinh doanh khá tốt, tích cực mở rộng hoạt động thích nghi với nền kinh tế thị trường luôn biến động.

Ngành xây dựng:

Dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngành từ năm 2010 đến năm 2011 có sự giảm dư nợ không đáng kể. Cụ thể năm 2009 tình hình dư nợ của ngành này là 193,392 triệu đồng. Đến năm 2010 là 285,602 triệu đồng tăng 92,210 triệu đồng tức 47.68% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ ngành này là 285,593 triệu đồng giảm -9 triệu đồng giảm không đáng kể so với năm 2010. Nguyên nhân do ngân hàng thận trọng khi xét duyệt cho vay đối với ngành này trong thời gian này vì trên thị trường có nhiều thông tin biến động không tốt cho ngành.

2.2.1.2.3.2 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 9: bảng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế:

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Mức % Mức % DN &CTY CP NN 35,192 97,596 175,531 62,404 177.32 77,935 79.85 CTY TNHH &CP KHÁC 257,169 622,484 887,690 365,315 142.05 265,206 42.60 DNTN 95,739 56,268 150574 -39,471 -41.23 94,306 167.60 KTCT 294,013 119,371 204,723 -174,642 -59.40 85,352 71.50 Tổng cộng 682,113 895,719 1,418,518 213,606 31.32 522,799 58.37  DN &CTY CP NN

Năm 2009 dư nợ thành phần này là 35,192 triệu đồng. Đến năm 2010 là 97,596 triệu đồng tăng 62,404 triệu đồng. Sang năm 2011 là 175,531 triệu

đồng tăng 77,32 triệu đồng so với năm 2010 hay 79.85%. Nguyên nhân là do dư nợ của thành phần này phụ thuộc hoàn toàn vào doanh số cho vay. Doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ tăng ổn định qua các năm

Biểu đồ 11: dư nợ của thành phân DN & CTY CPNN:

Đvt: triệu đồng

CTY TNHH &CP KHÁC

Cũng giống như thành phần DN&CTY CPNN dư nợ của CTY TNHH& CP KHÁC cũng tăng qua các năm. Năm 2009 dư nợ thành phần này là 257,169 triệu đồng. Đến năm 2010 là 622,484 triệu đồng tăng 365,315 triệu đồng. Sang năm 2011 là 887,690 triệu đồng tăng 265,206 triệu đồng so với năm 2010 hay 42.60%. Nguyên nhân là do các công ty thuộc thành phần kinh tế này làm ăn có hiệu quả, dù tình hình kinh tế có khó khăn nhưng vẩn chủ động trong việc trả nợ cho ngân hàng

DNTN

Năm 2009 dư nợ thành phần này là 95,739 triệu đồng. Đến năm 2010 là 56,268 triệu đồng giảm -39,471 triệu đồng hay -41.23% so với năm 2009. Sang năm 2011 là 150,574 triệu đồng tăng 94,306 triệu đồng so với năm 2010 hay 167.60%. Do trong những năm gần đây, tiến độ thực hiện một số công trình của doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch. Các đơn vị gặp khó khăn nên việc trả nợ cho Ngân hàng còn hạn chế. Đên năm 2011 dư nợ tăng lên

94,306 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng như vậy là do doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế nay năm 2011 tăng lên cao so với các năm trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KTCT

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của thành phần kinh tế cá thể liên tục giảm qua 3 năm

Năm 2009 dư nợ thành phần này là 294,013 triệu đồng. Đến năm 2010 là 119,371 triệu đồng giảm -174,642 triệu đồng. Sang năm 2011 là 204,723

triệu đồng tăng 85,352 triệu đồng so với năm 2010 hay 71.50% . Năm 2011 tuy có tăng trở lại so với năm 2010 nhưng vẫn không bằng năm 2009. Do ngân hàng tập trung thu nợ ngành này và một phần vì nợ xấu ngành cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng qua ba năm 2009 - 2011 (Trang 41 - 45)