Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng qua ba năm 2009 - 2011 (Trang 31 - 36)

2009 Năm 2010 Năm 2011 2010 so 2011 so

2.2.1.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

2.2.1.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2009-2011

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm

2010 Năm 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Mức % Mức % Nông lâm thủy sản 33,363 76,072 96,032 42,709 128.01 19,960 26.24 Công nghiệp 1,605,331 1,337,08 7 2,052,086 - 268,244 -16.71 714,999 53.47 Thương mại dịch vụ 575,898 568,148 660,980 -7,750 -1.35 92,832 16.34 Xây dựng 27,044 57,367 127,759 30,323 112.12 70,392 122.70 (Nguồn:phòng kế hoạch tổng hợp)

Biểu đồ 5: Biểu đồ biểu diễn doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2009-2011

Đvt: triệu đồng

Ngành nông lâm thủy sản:

Doanh số cho vay ngành nông lâm thủy sản năm 2009 là 33,363 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay là 76,072 triệu đồng tăng 42,079 triệu đồng hay tăng 128.01% so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay là 96,032 triệu đồng tăng 19,960 triệu đồng hay tăng 26.24% so với năm 2010. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh số cho vay đối với ngành nông lâm thủy sản những năm gần đây được đẩy mạnh.

Ngành công nghiệp:

Sóc Trăng có tiềm năng lớn về ngành công nghiệp nhất là chế biến xuất khẩu thủy hải sản. Ngân hàng đã tập trung cho vay vào ngành này vì ngành này còn là ngành công nghiệp mũi nhọn được nhà nước quan tâm. Chính vì vậy doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2009 doanh số cho vay ngành công nghiệp là 1,605,331 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay ngành công nghiệp là 1,337,087 triệu đồng giảm -268,244 triệu đồng nguyên nhân là do thời gian này trên địa bàn ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu hoạt động với sản lượng và quy mô thu hẹp lại so với năm 2009. Đến năm 2011

doanh số trên là 2,052,086 triệu đồng tăng 714,999 triệu đồng tương đương 53.47% nguyên nhân là do các nông dân trên địa bàn bắt đầu tập trung nuôi trồng thủy sản trở lại trong thời gian này nên cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu hoạt động mạnh cần nhiều nguồn vốn để tiếp tục kinh doanh. Tận dụng lợi thế này ngân hàng đã chủ trương cho vay nhằm đa dang hóa ngành ngề và hạn chế rủi ro.

Ngành thương mại dịch vụ:

Ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu đầu tư của ngân hàng

Doanh số cho vay này tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay ngành này là 575,898 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay là 575,898 triệu đồng giảm -7,750 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngành là 660,980 triệu đồng tăng 92,832 triệu đồng hay 16.34%. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này là do lạm phát làm giả cả các mặt hàng dịch vụ thương mại tăng nhanh các doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong thời gian nay hoạt động không hiệu quả. Nhưng đến năm 2011 nền kinh tế có dấu hiệu lạc quan nên ngân hàng cũng vì vậy mà đẩy mạnh công tác cho vay.

Ngành xây dựng:

Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay cao.

Năm 2009 doanh số cho vay ngành này là 27,044 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay là 57,367 triệu đồng tăng 30,323 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngành là 127,759 triệu đồng tăng 70,392 triệu đồng hay 122.70%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bật trên là do Sóc Trăng đang trong giai đoạn đàu tư mở rộng.

2.2.1.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2009-2011 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Mức % Mức % DN &CTY CP NN 159,514 208,597 355,563 49,083 30.77 146,966 70.45 CTY TNHH &CP KHÁC 1,578,939 1,609,374 1,909,265 30,435 1.93 299,891 18.63 DNTN 124,534 157,118 260,891 32,584 26.16 103,773 66.05 KTCT 378,649 63,585 411,138 -315,064 -83.21 347,553 546.60

(Nguồn:phòng kế hoạch tổng hợp)

Đối với doanh nghiệp và cty cổ phần nhà nước(DN &CTY CP NN):

Năm 2009 tỷ trọng về doanh số cho vay của thành phần kinh tế này là 7.12% trên tổng doanh số cho vay theo thành phần. Đến năm 2011 là 12.11%. Nguyên nhân là do trong thoi gian nay nhiều doanh nghiệp của nhà nước đang cổ phần hóa, làm việc ngày càng hiệu quả hơn và được sự ưu đãi bởi những chính sách của nhà nước, được hỗ trợ bàn giao phương hướng hoạt động nên doanh số luôn tăng qua các năm.

Đối với Cty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần khác(CTY TNHH &CP KHÁC):

Biểu đồ 6: Biểu đồ biểu diễn doanh số cho vay ngắn hạn Đối với CTY TNHH &CP KHÁC qua 3 năm 2009-2011

Đvt: triệu đồng

Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số cho vay trong các thành phần kinh tế. CTY TNHH &CP KHÁC là loại hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay và có phần tự chủ năng động hơn các thành phần kinh tế khác nên họ luôn chủ động tiềm kiếm nguồn vốn kinh doanh. Đó là lý do thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay. Năm 2009 doanh số cho vay ngành này là 1,578,939 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay là 1,609,374 triệu đồng tăng 30,435 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngành là 30,435 triệu đồng tăng 299,891 triệu đồng so với năm 2010 hay 18.63%. Năm 2011 thị trường chứng khoán sôi động trở lại nên doanh số cho vay tăng lên đáng kể.

Đối với doanh nghiệp tư nhân(DNTN):

Năm 2009 doanh số cho vay ngành này là 124,534 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay là 157,118 triệu đồng tăng 32,584 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngành là 260,891 triệu đồng tăng 103,773 triệu đồng so với năm 2010 hay 66.05%. Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn còn yếu kém về mặt quản lý, trình độ, nguồn nhân lực. Do đó khi nền kinh tế bất ổn các DNTN trên địa bàn thường kinh doanh không có hiệu quả nên ngân hàng hạn chế cho

vay đối với thành phần kinh tế này. Nhưng ngân hàng cũng cho vay với tỷ trong thấp để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất của thành phần kinh tế này.

Đối với thành phần kinh tế cá thể(KTCT):

Năm 2009 doanh số cho vay ngành này là 378,649 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay là 63,585 triệu đồng giảm -315,064triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngành là 411,138 triệu đồng tăng 347,553 triệu đồng so với năm 2010 hay 546.60%. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường này là thành phần kinh tế này chủ yếu tập trung buôn bán đa số là các chủ nuôi tôm, sú với độ rủi ro cao nên việc kinh doanh lời, lỗ cũng không ổn định việc nghỉ hoạt động và tái hoạt động diễn ra phức tạp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng qua ba năm 2009 - 2011 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w