Nguyên nhân tồn tại 1 Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG.doc (Trang 32 - 33)

2.2.4.2.1. Yếu tố khách quan

Một số vướng mắc về pháp lý :

Một số vướng mắc về môi trường pháp lý chưa được khắc phục như việc hạn chế mức phán quyết cho vay của phòng khách hàng, phòng giao dịch, các vấn đề liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng đối với giải quyết tài sản hình thành từ vốn vay, nghĩa vụ được bảo đảm, thời hạn bảo đảm, công chứng lại và các vấn đề khác như nhận thế chấp quyền sử dụng đất để cho vay tiêu dùng.

Các doanh nghiệp đã có sự vận động theo nhiều xu hướng, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng quy mô và chất lượng tín dụng:

Nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng đã giảm đi đối với nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, quy mô vốn lớn vì họ có khả năng huy động vốn từ nguồn khác như thị trường chứng khoán, thu xếp và tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp.

Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được xúc tiến mạnh hơn đã phần nào làm thay đổi cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Về cơ bản năng lực tài chính của doanh nghiệp được cải thiện so với trước đây, nhưng cũng đặt ra một số vấn đề cần lưu ý như dùng vốn ngân hàng để xử lý tài chính cho doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường, một số doanh nghiệp yếu kém là khách hàng lâu năm của chi nhánh lâm vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản. Nhiều doanh nghiệp không có sự chuyển biến tích cực, các chỉ số hoạt động không đảm bảo an toàn, hiệu quả đã trở nên không đủ điều kiện cấp tín dụng.

Tình trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng:

Số lượng các ngân hàng mới thành lập tăng lên nhanh chóng, hàng loạt các NHTM cổ phần tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới tạo nhiều cạnh tranh, gây sức ép cho ACB nói chung và ACB chi nhánh Kỳ Hòa nói riêng phải giữ và phát triển khách hàng. Mặt khác cơ chế tín dụng mới của ACB ban hành với điều kiện tín dụng

nâng cao nhiều hơn, vì thế nhiều khách hàng không đủ điều kiện đã trả nợ và chuyển sang vay vốn của TCTD khác.

Ngoài ra trong thời gian gần đây, ACB đang nâng cấp và thành lập mới các chi nhánh làm số lượng chi nhánh tăng trong khi lượng khách hàng mới tăng không đáng kể, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh, biểu hiện rõ nhất là lãi suất cho vay giữa các chi nhánh có sự chênh lệch, không thống nhất.

Thông tin phục vụ công tác thẩm định khách hàng, ngành hàng còn thiếu và chưa thật sự có độ tin cậy cao:

Thông tin vĩ mô đã bước đầu có sự công khai, minh bạch như dự toán về ngân sách nhà nước, kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành, vùng… Tuy nhiên thông tin mang tính chất thống kê, mô tả diễn biến vận động của nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp còn thiếu và nếu có thì không được cập nhật kịp thời, thông tin lạc hậu thậm chí thiếu chính xác, đôi khi có thông tin trái ngược nhau từ các cơ quan chức năng.

Hiện nay ở nước ta chưa có tổ chức chuyên nghiệp nào trong việc thu thập thông tin nên cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, cá nhân, ngành hàng không tập trung, không có kênh chính thức đáng tin cậy. Bên cạnh đó, tính minh bạch, đầy đủ, tin cậy của thông tin tài chính doanh nghiệp còn chưa cao. Số doanh nghiệp thực hiện kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính đã khá hơn nhưng chiếm tỷ lệ còn khá khiêm tốn. Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện kiểm toán khi tiến hành cổ phần hoá hoặc thông tin được kiểm toán thường rất chậm so với yêu cầu.

Cán bộ tín dụng chủ yếu tìm kiếm thông tin qua báo chí và trên mạng, thông tin do khách hàng cung cấp có nhiều nội dung khác nhau nên mất nhiều thời gian để thu thập, tra cứu, tìm hiểu mà độ tin cậy không cao.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG.doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w