Tăng cường kiểm tra sau khi cho vay:
Ngoài việc kiểm tra trước và trong khi cho vay thì căn cứ tính chất của từng khoản vay, khách hàng vay mà cán bộ tín dụng còn thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng theo quy trình nghiệp vụ cho vay nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ. Qua đó, phát hiện kịp thời những dấu hiệu ảnh hưởng không tốt đến khả năng trả nợ của khách hàng và báo cáo lên cấp trên để được chỉ đạo thực hiện nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Bất cứ ngân hàng nào cũng có bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. Trong quá trình kiểm tra đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, sơ hở, bất hợp lý trong cơ chế điều hành hoặc những hoạt động vi phạm pháp luật, chế độ của ngành, tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn các sai phạm và rủi ro tổn thất, đồng thời giúp lãnh đạo hoạch định tốt chiến lược kinh doanh, góp phần đưa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, đúng phạm luật.
Đồng thời kiểm tra việc phân loại nợ của phòng khách hàng để tính trích lập dự phòng rủi ro. Nguồn dự phòng này được tính dựa trên tổng dư nợ vay của ngân hàng và việc phân loại nợ cụ thể đối với từng khách hàng cụ thể. Nguồn này được lập nhằm bù đắp những thiệt hại khi RRTD xảy ra.
Trong hoạt động tín dụng luôn tồn tại một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng chúng ta phải thiết lập các biện pháp dự phòng để xử lý trong trường hợp có nợ xấu xảy ra. Việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm tạo ra nguồn quỹ dự phòng để bù đắp những thất thoát trong quá trình cho vay của ngân hàng. Bao gồm các bước:
Bước 1 : Phân loại nhóm nợ
Gồm 5 nhóm có mức độ rủi ro từ thấp đến cao như sau:
- Nợ nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nợ nhóm 2 : Nợ cần chú ý
- Nợ nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ nhóm 4 : Nợ nghi ngờ
- Nợ nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn
Bước 2 : Xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ quy định trên
Nhóm 1 : 0% Nhóm 2 : 5%
Nhóm 3 : 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%
Bước 3 : Xác định số tiền dự phòng cụ thể
Được áp dụng theo công thức : R = Max {0,(A - C)} x r Trong đó : R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A : Số dư nợ gốc của khoản nợ
C : Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm do mỗi ngân hàng tự quy định nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định của NHNN.
Nhằm mục tiêu nâng cao trách nhiệm trả nợ của bên vay cũng như tăng biện pháp dự phòng trong trường hợp có rủi ro xảy ra, ngân hàng đã rất tích cực đẩy mạnh phương thức cho vay có tài sản bảo đảm, hạn chế cho vay không có tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vấn đề xử lý TSBĐ còn gặp nhiều khó khăn phức tạp nhưng việc nâng cao tỷ lệ cho vay có TSBĐ là hướng đi đúng đắn góp phần nâng cao chất lượng danh mục cho vay của chi nhánh và là nguồn dự phòng tốt để xử lý khi có rủi ro xảy ra.