Công cụ đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG.doc (Trang 28 - 29)

Phân tích RRTD:

Ngoài việc phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng còn phân tích các rủi ro có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro chính sách.

Bên cạnh việc phân tích các loại rủi ro thì cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định còn sử dụng các kênh thông tin để khai thác phục vụ việc đánh giá RRTD khách hàng: Thông tin CIC tại thời điểm xem xét cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng; Thông tin mạng nội bộ của ngân hàng; Thông tin cán bộ tín dụng tự tích luỹ trong quá trình theo dõi khách hàng; Thông tin từ các nguồn khác như quy hoạch phát triển ngành, internet, báo chí.

Thông qua kết quả phân tích để tổng hợp đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng nhằm trả lời các câu hỏi: Khách hàng kinh doanh có hiệu quả thực hay không? Hiệu quả kinh doanh tăng hay giảm, nguyên nhân; Những nguy cơ có thể gây rủi ro cho khách hàng trong thời gian sắp tới; Mức độ ảnh hưởng của các nguy cơ đến khả năng trả nợ của khách hàng là cao, thấp hay không đáng kể.

Chấm điểm và xếp hạng khách hàng:

Có thể lượng hóa các RRTD từ đó giúp các ngân hàng có cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn hơn bằng cách ban hành hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Quy trình đánh giá khách hàng được thực hiện thông qua thang điểm. Hệ thống chấm điểm này được sử dụng rộng rãi và nó là một quy định bắt buộc, là cơ sở để chi nhánh đưa ra hướng quyết định cho vay hay không, có mở rộng hay ngừng quan hệ tín dụng...

Trên cơ sở tổng hợp số điểm tính dựa trên tiêu chí ngành nghề, quy mô, chỉ tiêu tài chính – phi tài chính (đối với tính điểm khách hàng doanh nghiệp) hoặc các tiêu chí về cá nhân như tuổi, nghề nghiệp… (đối với tính điểm khách hàng cá nhân), ngân hàng sẽ xếp hạng khách hàng theo quy định chung, từ đó có thể đánh giá được mức

độ rủi ro cũng như đặc điểm hoạt động của khách hàng để có cơ sở ra quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG.doc (Trang 28 - 29)