Doanh số thu nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn an giang (Trang 46 - 57)

2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đố

3.4.2. Doanh số thu nợ.

Thu nợ là một trong những vấn đề quan trọng đối với tất cả các ngân hàng. Việc thu hồi nợ bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi vay đúng hạn, đầy đủ là một công việc đòi hỏi sự

nhanh nhẹn, biết tính toán, nắm bắt thời cơ và hiểu rõ tình hình tài chính từng khách hàng của mỗi cán bộ tín dụng. Có như thế, việc thu hồi nợ mới kịp thời, đầy đủ, chính xác đảm bảo đúng kỳ hạn, hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Bảng 3.6: Doanh số thu nợ giai đoạn 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số thu nợ ngắn hạn 308.352 402.636 558.237 Tổng doanh số thu nợ 371.283 464.967 606.747 DSTN ngắn hạn/ Tổng DSTN 83,05% 86,59% 92,00% Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ ngắn hạn - 30,58% 38,65%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008, 2009 của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới)

Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn tại chi nhánh tăng lên mỗi năm với tốc độ ngày càng nhanh. Năm 2007 chi nhánh thu được 308.352 triệu đồng, chiếm 83,05% trên tổng doanh số thu nợ. Năm 2008 thu được 402.636 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,59%, và so với năm 2007 tăng +30,58%. Sang năm 2009 tiếp tục tăng lên 558.237 triệu đồng, tỷ trọng cũng tăng theo và chiếm 92%, thu nợ năm 2009 tăng +38,65% so năm 2008.

Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cho thấy công tác này đã được chi nhánh triển khai, thực hiện rất tốt, đảm bảo thu được nợđúng hạn, giảm nợ quá hạn, tăng hiệu quả

hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, kết quả trên còn chứng tỏ khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang về lợi nhuận cao nên trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Doanh số thu nợ cao phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, phân tích doanh số thu nợ theo cả hai góc độ: thành phần kinh tế và ngành kinh tế sẽ

giúp ta hiểu rõ hơn trong giai đoạn 2007 – 2009 công tác này đã mang lại hiệu quả như

- Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

Kết quả thu hồi nợ phân theo thành phần kinh tế của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới được tóm tắt trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

giai đoạn 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm

2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Hộ GĐ, CN 20.618 59.009 46.665 38.391 186,20% (12.344) -20,92% Doanh nghiệp 280.488 343.627 511.572 63.139 22,51% 167.945 48,87% Hợp tác xã 7.245 - - (7.245) -100,00% - -

Tổng DSTN

ngắn hạn 308.352 402.636 558.237 94.284 30,58% 155.601 38,65%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008, 2009 của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới)

Biểu đồ 3.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

giai đoạn 2007 – 2009 280.488 20.618 7.245 343.627 59.009 0 511.572 46.665 0 - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hộ gia đình, cá nhân Doanh nghiệp Hợp tác xã

+ Thu nợ hộ gia đình, cá nhân:

Không những doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn mà doanh số thu nợ của đối tượng này cũng vậy, chiếm hơn 85% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới. Hiệu quả của công tác thu hồi nợđược thể hiện rõ nét qua

việc tăng doanh số thu nợ mỗi năm, cụ thể như sau: năm 2007 thu được 280.488 triệu

đồng; năm 2008 là 343.627 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 63.139 triệu đồng, tương

đương +22,51%; năm 2009, mỗi cán bộ tín dụng phải xây dựng phương án xử lý từng món nợ, từng khách hàng nên đã nâng doanh số thu nợ lên 511.572 triệu đồng, tăng 167.945 triệu đồng, tương ứng +48,87% so năm 2008. Đây là một mức tăng trưởng cao,

điều này cho thấy những biện pháp mà các cán bộ tín dụng đề ra mang về kết quả tích cực. Một khi những món nợ đến hạn thu hồi về nhanh chóng thì hạn chế được nợ quá hạn và khó đòi, từđó rủi ro tín dụng cho ngân hàng cũng sẽở mức thấp nhất.

Có nhiều yếu tố làm cho doanh số thu hồi nợ ngắn hạn của hộ gia đình, cá nhân tăng lên mỗi năm. Trước tiên, phải kể đến hiệu quả tích cực của phương án sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng nên chi nhánh thu hồi được nợ dù vào thời điểm này kinh tế rất khó khăn. Ngoài ra, tinh thần làm việc nhiệt tình, theo dõi thường xuyên, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn,… của cán bộ

tín dụng cũng là nhân tố quan trọng đẩy mạnh sự gia tăng doanh số thu nợ. + Thu nợ doanh nghiệp:

Doanh số thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp không lớn bằng hộ gia đình, cá nhân và có sự biến động trong giai đoạn 2007 – 2009. Năm 2007 chi nhánh thu nợđến hạn của doanh nghiệp được 20.618 triệu đồng; năm 2008 nợ thu về tăng nhanh, trong năm thu được 59.009 triệu đồng, so với năm 2007 kết quả này rất khả quan, số tiền thu nợ

tăng 38.391 triệu đồng, tương đương +186,20%; năm 2009 nợ thu về không tăng mà lại giảm chỉ còn 46.665 triệu đồng, giảm 12.344 triệu đồng so năm 2008, tức -20,92%. Kết quả thu nợ năm 2009 không bằng năm 2008 nguyên nhân không phải do cán bộ tín dụng không tích cực trong công tác thu nợ mà do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, lớn nhất chính là những tác động tiêu cực của cuộc suy thoái kinh tế làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi, khả năng trả nợ không còn tốt như những năm trước. Tuy nhiên, trong thời gian tới nền kinh tế sẽ hồi phục, tình hình tài chính của doanh nghiệp chắc chắn sẽ được cải thiện, công tác thu hồi nợ của chi nhánh theo đó cũng sẽđược phục hồi.

+ Thu nợ hợp tác xã:

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ nhận thấy, đối với hợp tác xã, chi nhánh chỉ

thu hồi nợ trong năm 2007 được 7.245 triệu đồng. Hai năm 2008 và 2009 không thu

được nợ, nguyên nhân là chủ yếu do năm 2008 chi nhánh không có phát vay và năm 2009 phát vay một ít (250 triệu đồng) và nợ chưa đến hạn nên chi nhánh chưa tiến hành thu nợ.

Tóm lại, những biện pháp chi nhánh đề ra cho công tác thu hồi nợ trong những năm qua phát huy tác dụng rất tốt. Chi nhánh cần phát huy và thường xuyên tìm ra những biện pháp phù hợp với hoàn cảnh kinh tế từng đối tượng khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lý nợ xấu theo định kỳ, có như thế chi nhánh sẽ ngày càng phát triển, lợi nhuận sẽ ngày càng cao.

- Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế.

Mặc dù NHNo & PTNT Chợ Mới luôn muốn đáp ứng vốn cho tất cả các ngành nghề, nhưng đểđảm bảo hiệu quả kinh doanh chi nhánh cần phải chọn lọc và xem xét tình hình hoạt động của ngành nghềđó hiện nay như thế nào để có thể thu hồi được nợ. Kết quả thu nợ theo từng ngành nghề sẽ giúp chi nhánh đánh giá được ngành nghề nào

Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế trong ba năm gần đây được tóm tắt trong bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 3.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

giai đoạn 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm

2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Nông nghiệp 66.562 43.934 146.109 (22.627) (33,99%) 102.174 232,56% Thương mại, DV 57.468 82.800 87.922 25.331 44,08% 5.123 6,19% Công nghiệp, TTCN 22.392 59.003 49.293 36.611 163,50% (9.710) (16,46%) Thủy sản 6.168 13.596 25.659 7.428 120,42% 12.064 88,73% Khác 155.762 203.303 249.255 47.541 30,52% 45.951 22,60% Tổng DSTN ngắn hạn 308.352 402.636 558.237 94.284 30,58% 155.601 38,65%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008, 2009 của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới)

Biểu đồ 3.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

giai đoạn 2007 – 2009 66.562 43.934 146.109 57.468 82.800 87.922 22.392 59.003 49.293 6.168 13.596 25.659 155.762 203.303 249.255 - 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nông nghiệp Thương nghiệp, dịch vụ Công nghiệp, TTCN

+ Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp:

Việc theo dõi doanh số thu nợ được chi nhánh quản lý bằng hệ thống mạng nội bộ và phân cho mỗi cán bộ tín dụng quản lý một xã nên thuận lợi trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ. Do đó, nông dân vay vốn rất yên tâm không sợ trễ hạn, đồng thời ngân hàng cũng thu được nợ. Tình hình thu nợ ngắn hạn ở ngành này tại chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới qua ba năm như sau: năm 2007 thu được 66.562 triệu đồng; năm 2008 thu 43.934 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 22.627 triệu đồng, tương

đương -33,99%, nguyên nhân giảm là do vào cuối năm 2008 giá lúa bị sụt giảm, không tiêu thụđược, dịch cúm gia cầm có dấu hiệu bộc phát,... nên nông dân không thể trả nợ

ngân hàng đúng hạn; năm 2009 Nhà nước có nhiều biện pháp khắc phục kịp thời, nông dân không còn bị thua lỗ nhiều, khả năng trả nợ ngân hàng tốt hơn nên chi nhánh đã thu nợđược nhiều hơn, cụ thể doanh số thu nợ năm này là 146.109 triệu đồng, tăng 102.174 triệu đồng, tương đương +232,56% so năm 2008.

+ Doanh số thu nợ ngành thương mại – dịch vụ:

Nợ ngắn hạn ngành thương mại – dịch vụ thu được trong giai đoạn 2007 – 2009 tại chi nhánh tăng dần: năm 2007 số nợ thu được là 57.468 triệu đồng; năm 2008 là 82.800 triệu đồng, nợ thu về năm này tăng hơn năm 2007 là 25.331 triệu đồng, tốc độ

tăng là +44,08%. Giá cả các mặt hàng năm 2008 tăng cao nhất là phân bón, sắt thép, vật liệu xây dựng, v.v…, nên ngân hàng thu được nợđúng hạn và nhanh chóng; sang năm 2009, tình hình kinh tế khó khăn hơn, việc kinh doanh gặp phải nhiều trở ngại, điều đó làm cho doanh số thu nợ của chi nhánh tăng với tốc độ chậm hơn năm 2008. Theo thống kê, nợ ngắn hạn ngành thương mại – dịch vụ thu được trong cả năm này là 87.922 triệu

đồng, tăng hơn năm 2008 là 5.123 triệu đồng, tương đương +6,19%. + Doanh số thu nợ ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp biến động theo doanh số cho vay của nó. Năm 2007 thu được 22.392 triệu đồng. Năm 2008 doanh số cho vay tăng lên, doanh số thu nợ theo đó cũng tăng, cả năm chi nhánh thu được 59.003 triệu đồng, so năm 2007 tăng 36.611 triệu đồng, tốc độ tăng rất nhanh +163,50%. Doanh số thu nợ năm 2009 giảm đi, nợ thu về chỉ được 49.293 triệu đồng, giảm 9.710 triệu đồng so năm 2008, tức -16,46%.

Bên cạnh đó, doanh số thu nợ của chi nhánh còn chịu ảnh hưởng của yếu tố

khác: ngành tiểu thủ công nghiệp chỉ vừa mới được mở rộng quy mô nên lợi nhuận mang về chưa cao. Một ngành nghề đang trong giai đoạn khôi phục và phát triển thì không thể đem lại lợi ích kinh tế nhanh, điều này cũng góp phần làm doanh số thu nợ

ngắn hạn năm 2009 của chi nhánh giảm xuống. + Doanh số thu nợ ngành thủy sản:

Những năm qua, tuy phải chịu ảnh hưởng từ các đợt dịch bệnh, giá cả nhưng chăn nuôi thủy sản tại Chợ Mới vẫn phát triển tương đối ổn định, nên khách hàng không quá khó khăn trong việc hoàn thành nghĩa vụ với chi nhánh về các khoản vay ngắn hạn.

Đó là nguyên nhân chính làm doanh số thu nợ ngắn hạn ngành thủy sản tại chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới tăng lên theo mỗi chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn thu được từ ngư dân năm 2007 là 6.198 triệu đồng; năm 2008 là 13.596 triệu, tăng hơn năm 2007

là 7.428 triệu đồng, tức +120,42%; năm 2009, nợ thu về lên đến 25.659 triệu đồng, tăng 12.064 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng cũng khá cao +88,73%.

Có thể nhận thấy doanh số thu nợ thủy sản tăng lên từng năm, đồng nghĩa với việc nuôi thủy sản của ngư dân ngày càng đạt hiệu quả cao, và hiệu quảđó có được thì ngoài việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi thì cũng phải nói đến sựđóng góp không nhỏ từ phía chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới đó là nguồn vốn với lãi suất hợp lý để ngư dân trang trải chi phí chăn nuôi.

+ Doanh số thu nợ ngành khác:

Cho vay ngành nghề khác được chi nhánh quan tâm và mở rộng, vì vậy doanh số cho vay cao, do đó doanh số thu nợ các ngành nghề này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn và nợ thu được mỗi năm cũng tăng dần. Năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn là 155.762 triệu đồng. Năm 2008 thu được 203.303 triệu

đồng, tăng 47.541 triệu đồng, tương đương +30,52% so năm 2007. Năm 2009, tiếp tục tăng lên 249.255 triệu đồng, tăng hơn năm 2008 là 45.951 triệu đồng, tức +22,60%.

Bảng số liệu và biểu đồ trên đã chứng minh: việc quản lý và thu hồi nợ ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới đang có hiệu quả rất tốt. Tạo được sự tín nhiệm từ phía khách hàng, mỗi cán bộ tín dụng thực hiện tốt nghĩa vụ đôn đốc khách hàng trả nợ do vậy đã đưa doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng lên đều đặn mỗi năm.

3.4.3. Dư n.

Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của một ngân hàng, nhất là những ngân hàng mà công tác tín dụng giữ vị trí quan trọng như

NHNo & PTNT Chợ Mới. Nó phản ánh tình hình cho vay, thu nợđạt hiệu quả như thế

nào, đồng thời nó cũng cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải tiếp tục thu từ khách hàng. Bảng 3.9: Dư nợ giai đoạn 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ ngắn hạn 248.494 277.779 283.857 Tổng dư nợ 328.886 337.440 349.861 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ 75,56% 82,32% 81,13% Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn - 11,79% 2,19%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008, 2009 của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới)

Phân tích dư nợ ngắn hạn kết hợp với phân tích doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn sẽ phản ánh chính xác hơn, đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh trong giai đoạn 2007 – 2009.

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn tăng lên từng năm. Năm 2007 là 248.494 triệu đồng, so với tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm 75,56%. Năm 2008 tăng cả về quy mô vốn đầu tư lẫn tỷ trọng, dư nợ vào cuối năm này 277.779 triệu đồng,

chiếm 82,32% tổng dư nợ, tăng +11,79% so cuối năm 2007. Đến cuối năm 2009, lại tăng lên 283.857 triệu đồng, nhưng tỷ trọng có giảm chỉ còn 81,13%, đồng thời tốc độ

tăng trưởng thấp +2,19% so năm 2008.

Tổng dư nợ và dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng lên là một kết quả khả quan chứng tỏ hoạt động của chi nhánh trong những năm qua rất tốt. Tốc độ tăng trưởng dư

nợ ngắn hạn giai đoạn 2007 – 2009 cho phép chúng ta dự báo rằng trong tương lai tín dụng ngắn hạn sẽ còn tiếp tục tăng trưởng.

Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới cũng được phân theo hai góc độ: thành phần kinh tế và ngành kinh tế.

- Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

Mở rộng đối tượng khách hàng là phương hướng mà hầu hết các ngân hàng đang tiến hành. Mức dư nợ ngắn hạn của từng đối tượng trong mỗi thời điểm sẽ cho ngân hàng biết được việc cho vay ở đối tượng nào là nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong năm.

Tình hình dư nợ ngắn hạn trong ba năm đối với: hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp và hợp tác xã tại chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới được thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn an giang (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)