Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn an giang (Trang 39 - 40)

Song song với công tác huy động vốn thì cho vay là hoạt động mang tính đặc trưng và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Làm tốt công tác huy động vốn kết hợp với thực hiện có hiệu quả hoạt động cho vay sẽ mang lại doanh thu cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chi nhánh. Việc tiến hành theo dõi doanh số cho vay và

đánh giá hiệu quả của nó ở mọi thời điểm là điều cần thiết đối với các ngân hàng. Luôn nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ

Mới không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là chất lượng tín dụng để tăng khả

năng cạnh tranh trên địa bàn. Công tác cho vay luôn được chú trọng, thường xuyên kiểm tra doanh số cho vay là việc làm hằng ngày của mỗi cán bộ tín dụng, vì điều này giúp chi nhánh đánh giá được thị phần của mình.

Bảng 3.3: Doanh số cho vay giai đoạn 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số cho vay ngắn hạn 369.216 476.196 564.314 Tổng doanh số cho vay 457.174 544.816 619.167

DSCV ngắn hạn/ Tổng DSCV 80,76% 87,40% 91,14%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008, 2009 của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới)

Giai đoạn 2007 – 2009, doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới khá cao, chiếm hơn 80% tổng doanh số cho vay và luôn tăng dần. Năm 2007 cho vay ngắn hạn là 369.216 triệu đồng, chiếm đến 80,76% tổng doanh số cho vay trong năm. Năm 2008 là 476.196 triệu đồng, tăng 28,97% so năm 2007, chiếm tỷ trọng 87,40% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2009 cho vay ngắn hạn lại tăng thêm, doanh số đạt 564.314 triệu đồng, tăng hơn năm 2008 khoảng 18,50%, chiếm tỷ trọng 91,14% trong tổng doanh số cho vay, cao hơn năm 2008.

Doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng qua các năm cả về số lượng lẫn tỷ

trọng. Có thể lý giải điều này như sau: đại đa số khách hàng của chi nhánh có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí như: phân bón, thuốc sâu, cây giống, con giống, nguyên liệu “đầu vào”, v.v… nói chung là chi phí để sản xuất kinh doanh nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,…), tiểu thủ công nghiệp (chằm nón, đan lát thảm lục bình, làm bồ, rổ, rá,...), đặc điểm của quy trình sản xuất này là chu kỳ ngắn (thường trong vòng một năm) từđó người dân thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng (theo vụ mùa hay theo chu kỳ sản xuất).

Cho vay ngắn hạn vừa giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí lãi vay, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh; vừa giúp ngân hàng có thể quản lý khoản vay tốt hơn, hạn chế được rủi ro trong tín dụng, góp phần tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng.

Để quản lý chặt chẽ các khoản vay, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới phân doanh số cho vay theo hai góc độ: thành phần kinh tế và ngành kinh tế.

- Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tếđược thể hiện như sau:

Bảng 3.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

giai đoạn 2007 - 2009 ĐVT: Triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn an giang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)