Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – chi nhánh hà nội (Trang 41 - 44)

Nguyên nhân chủ quan

 Sự cạnh tranh gay gắt trong huy động tiền gửi dân cư của các Ngân hàng trên địa bàn làm tỷ lệ vốn huy động từ dân cư quá thấp so với tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức. Lãi suất huy động của ABBANK Chi nhánh Hà Nội cũng chưa hấp dẫn được người dân.

 Kỳ hạn và các hình thức huy động vốn chưa thực sự hấp dẫn và đa dạng, chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống nên chưa khai thác đươc tối đa nguồn vốn nhàn rỗi.

 Trong suốt một thời gian dài khi quy định trần về lãi suất chưa được thực thi nghiêm, để ngăn chặn đà sút giảm tiền gửi tiết kiệm, ABBANK Chi nhánh Hà Nội cũng buộc phải áp dụng lãi suất ở mức cao do các NHTM đẩy lên. Trong cuộc cạnh tranh ngầm khốc liệt này, chi phí vốn đã bị gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động huy động vốn nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung.

 Do khó khăn về tài chính, hạn chế về trình độ khoa học công nghệ và đào tạo, dân trí thấp….làm cho các sản phẩm ngân hàng hiện đại ít được sử dụng như séc cá nhân, thẻ tín dụng tuy đã được sử dụng nhưng chưa rộng rãi. Trong khi đó theo xu hướng phát triển mới là mọi thứ sẽ được giao dịch trên máy do đó đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào công việc.

 Trình độ của cán bộ không được đồng đều , một số cán bộ tuổi cao nắm bắt kiến thức về tin học còn chậm, kiến thức về nghiệp vụ còn hạn chế , ngoại ngữ khó đáp ứng công nghệ hiện đại của ngân hàng nên việc khai thác sản phẩm mới còn hạn chế.

 Công tác Maketing đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên những hoạt động này chưa được chú ý sâu sắc, thiếu sự chuyên nghiệp , chưa mang lại nhiều tác động tích

cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ví dụ, thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mới chưa được chuyển tải rộng rãi dẫn đến tình trạng mỗi một đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu lượng khách hàng cũ, khách hàng truyền thống tham gia là chủ yếu, còn khách hàng mới, tiềm năng thì vẫn chưa được biết đến, hoặc biết muộn. • Nguyên nhân khách quan

 Trong những năm gần đây giá cả hàng hoá, dịch vụ không ổn định, đồng tiền mất giá, người dân thiếu tin tưởng vào giá trị của đồng tiền nội tệ nên khi có tiền nhàn rỗi đã không yên tâm gửi vào ngân hàng mà đầu tư vào bất động sản hoặc mua vàng, ngoại tệ cất trữ.

 Thông tin về lãi suất tiết kiệm trên thị trường hiện không minh bạch và bị bóp méo, hiện tượng lách trần lãi suất sau một thời gian lắng xuống lại bắt đầu diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng phổ biến. Điều này là do lãi suất thị trường cũng biến động bất thường, trong khi có giới hạn lãi suất trần huy động cùng với hệ thống kiểm soát chưa được thực thi nghiêm.

 Sự gia tăng về số lượng ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn làm tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và khó khăn hơn khi các kênh huy động vốn của kho bạc Nhà nước, hệ thống bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện tham gia cạnh tranh ngày càng sâu bằng lãi suất và tiện ích hấp dẫn. Thủ tục giấy tờ chưa thực sự đơn giản.  Tâm lý quen dùng tiền mặt trong dân chúng đang là cản trở lớn cho công tác huy

động vốn bằng hình thức tài khoản tiền gửi. Việc thay đổi tâm lý tiêu dùng cho đại bộ phận dân chúng không phải một sớm một chiều dễ dàng thay đổi được, vấn đề này cần phải có thời gian để làm quen đến thay đổi tâm lý và các quy định của pháp luật làm hành lang cho hoạt động của ngân hàng.

 Trình độ cán bộ tín dụng vẫn còn hạn chế trước những yêu cầu mới về Marketing, phân tích thị trường, đánh giá hiệu qủa dự án. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính chưa nhiều, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng còn bị hạn chế. Công tác tiếp thị chưa có hiệu quả.

Được thành lập ngày 13/5/1993, sau 20 năm hoạt động, ABBank hiện là một trong những ngân hàng TMCP có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, phát triển nhanh chóng nhưng luôn giữ được sự bền vững và hiệu quả.

Trong rất nhiều khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước, ABBank là một trong rất ít ngân hàng đã lấp đầy được “room” ngoại 30% với các đối tác nước ngoài là những định chế tài chính lớn trên thế giới như Maybank (một trong những ngân hàng lớn nhất tại Malaysia) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC). Điều này thể hiện ABBank là ngân hàng có tình hình tài chính ổn định, có năng lực nội tại, tuân thủ các tiêu chí an toàn, đáp ứng các yêu cầu cải thiện hệ thống do nhà đầu tư đề xuất và có khả năng hấp thụ các tư vấn và chương trình hợp tác chiến lược từ nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, ABBank còn có sự hỗ trợ của các cổ đông trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Geleximco. Mối quan hệ hợp tác lâu dài khẳng định các đối tác đã đánh giá ABBank như một ngân hàng uy tín và có chiến lược, tầm nhìn tốt, phù hợp cho sự đầu tư an toàn và bền vững.

Kế thừa và phát huy thương hiệu ABBANK nói chung, kể từ khi thành lập năm 2006 đến nay, ABBANK Chi nhánh Hà Nội đã từng bước khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình. ABBANK Chi nhánh Hà Nội tự hào luôn nằm trong top những Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất tại Thủ đô Hà Nội. Kết quả kinh doanh nói chung và kết quả của hoạt động huy động vốn của ABBANK Chi nhánh Hà Nội luôn được duy trì ở chỉ số cao và an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, con số đã đạt được, công tác huy động vốn của ABBANK Chi nhánh Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Hiểu rõ được những hạn chế đó sẽ là nên tảng quan trọng để ABBANK Chi nhánh Hà Nội đưa ra những biện pháp phù hợp để tăng tốc phát triển vào những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – chi nhánh hà nội (Trang 41 - 44)