4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
BẢNG 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ 2008 – 2010
ĐVT: triệu đồng
2008 2009 2010 2009 - 2008 2010 -2009 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 642.189 88,56 877.900 84,90 1.212.018 88,14 235.711 36,70 334.118 38,06 Trung&Dài hạn 82.968 11,44 156.182 15,10 163.085 11,86 73.214 88,24 6.903 4,42 Tổng cộng 725.157 100,00 1.034.082 100,00 1.375.103 100,00 308.925 42,60 341.021 32,98
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Nhìn vào bảng ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm của NH đều tăng mạnh. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế của nước ta đang phục hồi và phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, cùng với những chính sách của nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất từ đó đã làm nền kinh tế nước ta ổn định lại. Các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất, người dân và chính phủ thì chi tiêu nhiều hơn, làm cho nhu cầu đi vay tăng lên, vì thế doanh số cho vay của NH đã tăng đáng kể qua 3 năm cụ thể là năm 2009 tăng 42,6% so với năm 2008 tương ứng với 308.925 triệu đồng, năm 2010 tăng 32,98% so với năm 2009 tương ứng với 341.021 triệu đồng.
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Nhìn chung qua 3 năm thì doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm trên 80% tổng doanh số cho vay của NH. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 88,56% trong tổng doanh số cho vay, năm 2009 và năm 2010 lần lượt là 84,9% và 88,14%. Cho vay tiêu dùng cá nhân có tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn, vào năm 2010 cho vay tiêu dùng chiếm gần 45% doanh số cho vay ngắn hạn, từ đó ta có thể thấy sau khi nền kinh tế phục hồi nhu cầu chi tiêu của người dân là không nhỏ, đa phần họ đi vay là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cho vay ngắn hạn là cho vay nhằm mục đích sản xuất, bán buôn, bán lẽ, dịch vụ và xây dựng.
Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Ngược lại với cho vay ngắn hạn thì hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay trung và dài hạn là hoạt động xây dựng và bất động sản, vì đây là hoạt động có thời gian thu hồi vốn khá dài, nên thời hạn vay thường là trung và dài hạn. Tiếp theo là vay tiêu dùng và cho vay sản xuất công nghiệp.
11,44% 88,56% 15,10% 84,90% 11,86% 88,14%
BẢNG 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
ĐVT: triệu đồng
6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 So sánh Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 606.204 92,49 524.007 93,27 - 82.197 - 13,56
Trung và dài hạn 49.220 7,51 37.800 6,73 - 11.420 - 23,20
Tổng cộng 655.424 100,00 561.807 100 - 93.617 - 14,28
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Nhìn vào bảng ta thấy tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2011 giảm so với cùng kỳ năm 2010, cả cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn điều giảm. Nguyên nhân chính là việc giảm của doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân chiếm hơn 50% doanh số cho vay ngắn hạn. Như đã nhận định ở phần trên thì năm 2010 nền kinh tế nước ta đang ổn định, sự tăng trưởng của nền kinh tế cao và tỷ lệ lạm phát cũng không cao ( cả năm 2010 tỷ lệ lạm phát 11,75%). Từ đó cho thấy được những chính sách kinh tế đã có tác động tích cực vào nền kinh tế. Chính những vấn đề trên đã thúc đẩy mạnh đến việc chi tiêu của người dân cũng như chính phủ và các doanh nghiệp, dẫn đến việc nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh đó thì việc vay nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán và dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ.
Ngược lại với 6 tháng đầu năm 2010, cho vay tiêu dùng cá nhân giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2011 (giảm gần một nữa so với 6 tháng đầu năm 2010). Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân là do tỷ lệ lạm phát ở năm 2011 tăng cao so với năm 2010 (năm 2011 tỷ lệ lạm phát cả năm được dự tính là 19%), các nhân tố tiềm ẩn lạm phát ở những tháng đầu năm 2011 là giá cả thị trường thế giới tăng khi nền kinh tế các nước đang phục hồi mạnh, chính sách điều chỉnh tăng lương vào tháng 5 năm 2011 đã tạo ra tâm lý và lý do để thị trường tăng giá hàng hoá tiêu dùng, tỷ giá biến động…, khi tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hoá tăng nhanh làm cho người dân, kể cả chính phủ và các doanh nghiệp sẽ hạn chế chi tiêu của mình. Còn doanh số cho vay vào các hoạt động khác như bán buôn, bán lẽ, dịch vụ, xây dựng có tăng, nhưng tăng không đáng kể so với doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân đã giảm làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của NH 6 tháng đầu năm 2011 giảm so với 6 tháng
đầu năm 2010, cụ thể doanh số cho vay cho ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2011 giảm 13,56% so với 6 tháng đầu năm 2010 tương ứng với 82.197 triệu đống.
Đối với cho vay trung và dài hạn, cũng bởi do chịu ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất cao nên đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào sản xuất cằm chừng, lợi nhuận giảm, làm cho nhu cầu vay vốn cũng như chi tiêu của các doanh nghiệp giảm, them vào đó là việc cắt giảm chi tiêu của các cá nhân đã làm doanh số cho vay trung và dài hạn của NH trong 6 tháng đầu năm 2011 giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2010, cụ thể doanh số cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2011 giảm 23,2% so với 6 tháng đầu năm 2010 tương ứng 11.420 triệu đồng.
4.2.1.2. Cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010
ĐVT: triệu đồng
2008 2009 2010 2009-2008 2010 -2009 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % DN 253.696 34,98 396.937 38,39 617.586 44,91 143.241 56,46 220.649 55,59
CN & HSX 471.461 65,02 637.145 61,61 757.517 55,09 165.774 35,16 120.372 18,89
Tổng cộng 725.157 100,00 1.034.082 100,00 1.375.103 100,00 309.015 42,61 341.021 32,98
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
CN&HSX DN
Hình 5: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
34,98%
65,02%
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
38,39%
44,91%
Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay đối với cá nhân và hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, trong đó chủ yếu là cho vay cá nhân và doanh số này qua 3 năm đều tăng lên. Trong cho vay cá nhân và hộ sản xuất chủ yếu vẫn là vay tiêu dùng, bên cạnh đó là cho vay hoạt động bán buôn, bán lẻ và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng đối với cho vay thành phần kinh tế này cũng đáng kể cụ thể năm 2009 cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân tăng 35,16% so với năm 2008 tương ứng 165.774 triệu đồng, năm 2010 tăng 18,89% so với năm 2009 tương ứng với 120.372 triệu đồng.
Đối với cho vay doanh nghiệp, tuy chiếm tỷ trọng không bằng cho vay hộ sản xuất và cá nhân nhưng tốc độ tăng trưởng của nó qua mỗi năm đều khá cao (tăng trên 55%). Vì năm 2009 và 2010 là 2 năm mà nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển sau cuộc khủng hoảng 2008, ví thế các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng chi tiêu, mổ rộng hoạt động để thu hút vốn đầu tư.
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
ĐVT: triệu đồng
6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 So sánh Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DN 252.204 38,48 203.409 36,21 - 48.795 - 19,35
Hộ SX&CN 403.220 61,52 358.398 63,79 - 44.822 - 11,12
Tổng cộng 655.424 100,00 561.807 100,00 - 93.617 - 14,28
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Trong 6 tháng đầu năm 2011 thì doanh số cho vay đã giảm so với cùng kỳ năm 2010, như đã phân tích ở trên do chịu ảnh hưởng của tình hình lạm phát và lãi suất cao nên hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất cầm chừng, lợi nhuận giảm nên các hoạt động đầu tư mở rộng hay chi tiêu đều bị hạn chế, còn đối với cá nhân và hộ sản xuất do giá cả hàng hoá tăng nhanh đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm đã làm cho họ giảm bớt rất nhiều khoản chi tiêu… từ tình hình trên có thể thấy 6 tháng đầu năm 2011 là thời gian khó khăn đối với ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
4.2.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 -2010
ĐVT: triệu đồng
2008 2009 2010 2009 - 2008 2010 -2009 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 598.382 91,29 761.971 86,60 1.126.328 90,72 163.589 27,34 364.357 47,82 Trung&Dài hạn 57.069 8,71 117.879 13,40 115.252 9,28 60.810 106,56 - 2.627 - 2,23 Tổng cộng 655.451 100,00 879.850 100,00 1.241.580 100,0 224.399 34,24 361.730 41,11
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 6: CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Nhìn vào bảng ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số thu nợ, điều này là đương nhiên vì nó tương ứng với tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn của NH và như ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Đặc biệt là năm 2010 tăng 47,82% so với năm 2009, vì năm 2010 là năm nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp hơn các năm trước nên người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu nhiều, thêm vào đó là thu nhập ổn định nên nhu cầu vay của họ nhiều và khả năng thanh toán các khoản nợ cao nên đẩy doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2010 tăng nhanh.
Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn thì ở năm 2009 doanh số này tăng trưởng với tốc độ rất cao, tăng lên đến 106,56% so với năm 2008. Do vào cuối
8,71 % 13,40 % 9,28 % 91,29% 86,60% 90,72%
năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên rất nhiều doanh nghiệp đã rơi hoàn cảnh khó khăn và dẫn đến doanh số thu nợ năm này không cao, nhưng sang năm 2009 nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi sản xuất, họ tìm cách thanh toán các khoản nợ đáo hạn để có thể vay mới phục vụ cho sản xuất từ đó làm doanh số thu nợ trung và dài hạn ở năm này tăng cao.
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
ĐVT: triệu đồng
6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 So sánh Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 553.315 89,59 452.235 91,73 - 101.080 - 18,27
Trung&dài hạn 64.298 10,41 40.790 8,27 - 23.508 - 36,56
Tổng cộng 617.613 100,00 493.025 100,00 - 124.588 - 20,17
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số thu nợ ở đầu năm 2011. Tuy nhiên doanh số thu nợ ở 6 tháng đầu năm 2011 giảm so với cùng kỳ năm 2010, cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 18,27% tương ứng với 101.080 triệu đồng, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm 36,56% tương ứng 23.508 triệu đồng, dẫn đến tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2011 giảm 20,17% so với 6 tháng đầu năm 2010, tương ứng với 124.588 triệu đồng.
4.2.1.4. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010
ĐVT: triệu đồng
2008 2009 2010 2009 - 2008 2010 -2009 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % DN 232.133 35,42 319.082 36,27 509.326 41,02 86.949 37,46 190.244 59,62 Hộ SX&CN 423.318 64,58 560.768 63,73 732.254 58,98 137.450 32,47 171.486 30,58 Tổng cộng 655.451 100,00 879.850 100,00 1.241.580 100,0 224.399 34,24 361.730 41,11
Tình hình doanh số thu nợ cũng khả quan qua các năm, nhìn chung đều tăng trưởng ổn định, doanh số thu nợ của đối tượng cá nhân và hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này tương ứng với doanh số cho vay đối với đối tượng này:
CN&HSX DN
Hình 7: CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Cho vay nhiều, thu nợ cũng được nhiều có thể nói đối tượng cá nhân và hộ sản xuất là đối tượng kinh doanh lớn của NH. Doanh số thu nợ của đối tượng này tăng trưởng qua các năm cụ thể năm 2009 tăng 32,47% so với năm 2008 tương ứng với 137.450 triệu đồng, năm 2010 tăng 30,58% so với năm 2009 tương ứng với 171.486 triệu đồng.
Còn đối với đối tượng doanh nghiệp thì doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể qua các năm, đặc biệt là năm 2010, doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tăng 59,62% so với năm 2009, đây là mức tăng rất cao. Có thể nói trong năm 2010 các doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả do tình hình kinh tế đã ổn định, các doanh nghiệp tìm cách quay vòng vốn một cách nhanh chóng để mở rộng sản xuất và tái đầu tư, minh chứng qua việc cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp của NH đều tăng trưởng khá mạnh trong năm này.
35,42% 36,27% 41,02%
64,58%
63,73% 58,98%
Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
ĐVT: triệu đồng
6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 So sánh Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DN 218.949 35,45 127.312 25,82 - 91.367 - 41,73
Hộ SX&CN 398.664 64,55 365.713 74,18 - 32.951 - 8,27
Tổng cộng 617.613 100,00 493.025 100,00 - 124.588 - 20,17
Nguồn : Phòng kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Doanh số thu nợ 6 tháng đâu năm 2011 đã giảm so với cùng kỳ năm 2010, kết hợp với doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2011 ở phần trên thì ta thấy được tình hình khó khăn của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2011. Lam phát cao, lãi suất cao lam cho các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, bị thua lỗ, sản xuất cầm chừng, người dân giảm chi tiêu, dẫn đến kinh doanh trong ngành Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2011 đã giảm 20,17% so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng với 124.588 triệu đồng.
4.2.1.5. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn
Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến của quá trình cho vay, là phần tài sản