KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNNPTNT chi nhánh ninh kiều (Trang 35 - 41)

GẦN ĐÂY 21.4 51.39 25 39 27.65 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010

Hình 2: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VIỆT NĂM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn

Năm 2008 là một năm rất khó khăn với ngành ngân hàng ở Việt Nam. Trước hết là tần suất thay đổi chóng mặt các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước, chuyển từ thắt chặt và linh hoạt nữa đầu năm 2008 sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm, và sự thay đồi này tập trung vào lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất

huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay, nhiều NH đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm. Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm, từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.

Sau cả thập kỷ, năm 2008 Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp phép cho các NH mới và giấy phép lập NH con 100% vốn nước ngoài cho các NH ngoại. Một số NH mới được thành lập như NH Liên Việt, NH Tiên Phong, NH Bảo Việt và giấy phép lập NH con 100% vốn nước ngoài cho HSBC, ANZ và Standard Chartered, chính điều đó tạo nên những thách thức và cạnh tranh mới trong hệ thống NH Việt Nam.

Tình hình nợ xấu cũng có xu hướng gia tăng trong năm 2008, nguyên nhân chính là do sự suy giảm mạnh của thị trường bất động sản và chứng khoáng đã ảnh hưởng đến chất lượng và quan hệ tín dụng của các NH thương mại.

Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và loang rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Theo đánh giá của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính thế giới nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Phản ứng đầu tiên của các ngân hàng trong nước là rút bớt tiền gửi ở nước ngoài về, đóng bớt tài khoản thanh toán quốc tế. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam khẳng định tiếp tục duy trì hoạt động và đảm bảo an toàn. Một ảnh hưởng cụ thể từ cuộc khủng hoảng này được xét đến ở những biến động trên thị trường ngoại tệ và xu hướng tăng lên của tỷ giá USD/VND. Trong tháng 10, cầu ngoại tệ của các ngân hàng ngoại có dấu hiệu tăng mạnh, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Một số ngân hàng nước ngoài cũng có hiện tượng bán lại nợ cho các ngân hàng nội địa… Ở những ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nhất định.

Nửa đầu năm gồng mình với khó khăn thanh khoản, lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều NH buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu. Năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng (tăng 51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. Bước sang năm 2008, đây là những nghiệp vụ chính bị siết chặt và dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ đạt khoảng 25%. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều ngân hàng buộc phải “đóng cửa” đối với những nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàng thận trọng; lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào cản đối với các nhu cầu. Riêng với tín dụng tiêu dùng, cơ chế cho vay theo lãi suất trần là một trở ngại, bởi cho vay loại này thường có lãi suất cao hơn. Đây cũng là một lý do để nhiều ý kiến đề xuất Ngân hàng Nhà nước mở lại cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận, bỏ cơ chế trần.

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam năm 2009 là 38%, tín dụng tại các ngân hàng tư nhân tăng trưởng mạnh trong chương trình kích cầu kinh tế của chính phủ. Khả năng huy động vốn của các ngân hàng vẫn vững nhưng tăng trưởng tiền gửi 27% của năm 2009 không theo kịp tăng trưởng tín dụng. Yếu tố chính làm nên tăng trưởng tín dụng năm 2009 chính là chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, cùng lúc đó chính phủ đưa ra biện pháp kích thích tài khóa khiến nhu cầu đối với các khoản vay tăng cao, tăng trưởng GDP năm 2009 được hỗ trợ. Phần lớn tiền được cho vay với lãi suất thấp theo chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Tổng giá trị các khoản vay mới năm 2009 đạt 505 nghìn tỷ đồng tương đương 28 tỷ USD, 89% trong số này là khoản vay được hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, trong năm 2009, tăng trưởng tài sản các ngân hàng tụt lại so với tăng trưởng các khoản vay bởi các ngân hàng Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng vì thế khiến rủi ro tín dụng tăng cao, tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến chất lượng các khoản vay đi xuống, các quy định thường lỏng lẻo hơn khi ngân hàng mở rộng quá nhanh. Tại nhiều hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín

dụng quá nóng thông thường là chỉ báo về chất lượng các khoản vay bởi năng lực kiểm soát rủi ro thường yếu đi khi ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động quá nhanh. Không chỉ có vậy, năng lực cơ sở hạ tầng và quản lý rủi ro của ngân hàng không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó các khoản vay ngoại tệ (chiếm 16% tổng các khoản vay trong toàn ngành ở thời điểm cuối tháng 10/2009) vẫn là mối lo lớn do áp lực đồng nội tệ mất giá.

Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng ở thời điểm cuối năm 2009 ở mức 2,5% (tỷ lệ này năm 2008 là 2,1%), tỷ lệ nợ xấu đối với một số khoản vay đặc biệt ở mức khoảng 6,5%.

Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. GDP cả năm 2010 tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD. Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 14% so với năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng ở mức độ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt 7,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm 2010 tăng khoảng 2,8%. Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP.

Chính từ sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế năm 2010 từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng đã góp phần thúc đẩy tín dụng ở Việt Nam tăng trưởng ổn định, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam năm 2010 là 27,65%, trong đó tín dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76%. Lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông khoảng 75% chỉ tiêu được Thủ tướng phê duyệt. Tổng phương tiện thanh toán tăng 23, tiền mặt trong lưu thông tăng khoảng 15%, tỷ trọng tiền mặt lưu thông so với tổng phương tiện thanh toán khoảng 14%. Thanh khoản trên thị trường nội tệ liên ngân hàng không dồi dào, lãi suất vẫn có sức ép tăng do các ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn huy động vốn dài hạn nhưng thị trường tiền tệ chưa ổn định, người gửi tiền ít gửi kỳ hạn dài (trên 3 tháng) làm cho các tổ chức tín dụng phải ấn định lãi suất huy động ở mức cao để tăng khả năng huy động vốn.

Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng 2010 không bằng so với năm 2009, vì vào năm 2010 đa phần các NH vừa phát triển tín dụng nhưng cũng vừa đảm bảo chất lượng tín dụng, nâng cao độ an toàn của các khoản vay. Cuộc khủng hoảng cuối năm 2008 cũng có tác động tích cực đến Việt Nam, đó là làm cho các NH rút ra kinh nghiệm là phải cẩn thận hơn trong việc xem xét cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%. Nếu tính thêm Vinashin, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng thêm 0,7% là vào khoảng 3,2%.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tính đến cuối tháng 6, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,05%, tăng trưởng tín dụng bằng VND vẫn tăng thấp, trong khi bằng ngoại tệ tiếp tục ở mức cao. Cụ thể, tính đến thời điểm trên so với cuối năm 2010, tăng trưởng tín dụng bằng VND chỉ tăng 2,72%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng tới 22,21%; tín dụng ngắn hạn tăng 6,17%, tín dụng trung dài hạn tăng 7,66%. Dư nợ tín dụng lĩnh vực sản xuất đã tăng 10,97%, chiếm tỷ trọng 83% tổng dư nợ; trong đó tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 24,96%, tín dụng xuất khẩu tăng 25,77%; dư nợ lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46%, chiếm tỷ trọng 16,92% tổng dư nợ.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ cách biệt nhau rất nhiều, điều này là tất yếu do chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ

quá lớn. Vào cuối tháng 6 năm 2011, vay bằng đồng ngoại tệ khoảng 6%-7%, trong khi đồng nội tệ lên đến 18%-19%, chênh lệch trên 10%, khi đó nếu các DN có nhu cầu vốn thường sẽ vay USD để giảm chi phí đặc biệt là đối với những DN về xuất khẩu. Còn những DN sản xuất và tiêu dùng trong nước cho dù không có nguồn USD nhưng vẫn vay bởi vì chênh lệch lãi suất. Theo dự báo của nhiều chuyên gia tỷ giá của đến cuối năm 2011 có thể lên đến 21.000 - 21.500 đồng/USD, khi đó chênh lệch lãi suất 10% vẫn thấp hơn và vay bằng USD vẫn tốt hơn VND. Điều đó giải thích cho tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng ở mức cao hơn đồng nồi tệ.

Tính chung, trong 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng huy động vốn vẫn thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Tính đến cuối tháng 6, huy động vốn của hệ thống ngân hàng chỉ tăng 2,37%. Huy động vốn bằng VND tiếp tục dương nhưng vẫn thấp, chỉ tăng 1,15%, trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 8,89%.

Cũng đến thời điểm này, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010. Lãi suất cho vay bình quân bằng USD ở mức 6,4%/năm, tương đương với mức lãi suất cuối năm 2010, lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, 1 tuần ở mức 15%/năm, từ 2 tuần đến 1 tháng ở mức 18%/năm.

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng theo Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục phát triển ổn định, khả năng thanh toán được đảm bảo, thanh khoản VND từng bước được cải thiện. Về thị trường ngoại hối, lượng ngoại tệ các ngân hàng thương mại mua được lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ bán ra. Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng có xu hướng giảm và tỷ giá mua – bán của ngân hàng thương mại có nhiều thời điểm thấp hơn tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNNPTNT chi nhánh ninh kiều (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)