TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 3.1 NHẬN XÉT CHUNG

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 28 - 30)

3.1. NHẬN XÉT CHUNG

3.1.1 Thuận lợi

Trong quá trình kiểm toán nói chung và lập kế hoạch nói riêng gặp những điều kiện thuận lợi sau:

 Môi trường hoạt động kiểm toán:

Hoạt động kiểm toán là một ngành nghề còn mới mẻ ở Việt Nam, tuy vậy trong những năm gần đây, kiểm toán đã nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước và chính phủ việt nam. Việc ban hành một số chính sách chế độ mới và đặc biệt là 38 chuẩn mực kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác kiểm toán, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, lành mạnh hoá thông tin tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Đối với hoạt động lập kế hoạch kiểm toán đã ban hành chuẩn mực riêng, đó là chuẩn mực 300 về lập kế hoạch kiểm toán và các chuẩn mực như 520, 600, 400, 210, 240, 220 … nhằm bổ sung cụ thể, chi tiết cho giai đoạn này.

 Nguồn nhân lực:

Con người Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, chịu thương, chịu khó, luôn có ý thức học hỏi nâng cao kiến thức bản thân. Ngoài ra, Chính phủ và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền giáo dục tiên tiến chú trọng đến đào tạo nhân lực, khuyến khích giáo dục, đưa giảng dạy kiến thức kiểm toán vào các trường Kinh tế trong cả nước nhằm đào tạo chuyên sâu bài bản tạo nền tảng cho các nhà kiểm toán tương lai.

 Bề dày kinh nghiệm:

Tuy còn non trẻ nhưng ngành kiểm toán ở Việt Nam đã có những thành tựu và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Với bề dày kinh nghiệm 18 năm của mình kiểm

toán từng bước cải thiện các giai đoạn trong quá trình kiểm toán nói chung và giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng.

3.1.2 Khó khăn

Hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng vẫn đang là những hoạt động còn mới mẻ. Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán đang trong giai đoạn hoàn thiện, nội dung cũng như phương pháp vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam còn đang ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu còn thiếu sót cả về số lượng cũng như tính đồng bộ, vì vậy mà chất lượng của cuộc kiểm toán vẫn chưa được đảm bảo. Việc lập kế hoạch kiểm toán sao cho giảm thiểu tối đa các rủi ro kiểm toán với mức chi phí phù hợp vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các cấp lãnh đạo của các công ty kiểm toán. Những bằng chứng này có mức độ tin cậy không cao, vì thế nhiều khi KTV Công ty kiểm toán lại phải tiến hành một số thủ tục kiểm toán thay thế khác, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ tăng lên, chi phí kiểm toán cũng tăng lên đáng kể. Tại Việt Nam, tuy hiện nay có nhiều Công ty kiểm toán nhưng nhìn chung về cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ vẫn chưa đồng bộ, chỉ ở các Công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có vốn đầu tư lớn và có thế mạnh hơn trong việc thu hút nhân tài. Nhưng đối với các Công ty kiểm toán Việt Nam thì khả năng tài chính thấp lại thêm thiếu KTV có trình độ cao nên tại các Công ty này các cuộc kiểm toán vẫn chưa được hoàn chỉnh đặc biệt là đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Khó khăn từ phía khách hàng: Hoạt động kiểm toán BCTC vẫn còn điều mới mẻ với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải kiểm toán BCTC nên thái độ của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động kiểm toán còn mang tính chất dè chừng, chống đối. Không nhận được sự hợp tác của các Công ty khách hàng KTV, không thu thập được đầy đủ bằng chứng. Do đó KTV không thể hiểu được đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng, không thể đánh giá được hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán làm ảnh hưởng tới lập kế hoạch kiểm toán nói chung và chất lượng kiểm toán nói riêng.

Khó khăn từ chế độ chính sách của Nhà nước: theo quy định của Nhà nước ta có hai cơ quan được ban hành các chuẩn mực kiểm toán là Bộ Tài chính và cơ quan KTNN. Về cơ bản, các chuẩn mực kiểm toán dù được ban hành bởi Bộ Tài chính hay

cơ quan KTNN đều có những nguyên tắc chung, song trên thực tế phương pháp triển khai các hoạt động kiểm toán lại được tiến hành khác nhau. Chính bởi sự không đồng bộ giữa các chuẩn mực kiểm toán nên đôi khi doanh nghiệp có thể tranh thủ sự không đồng bộ này để gây khó khăn cho Công ty kiểm toán. Bên cạnh đó chuẩn mực kế toán hiện nay đôi khi còn rất gò bó chưa cụ thể chi tiết, tạo ra sự không phù hợp, đồng bộ giữa các doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán. Đối với lập kế hoạch kiểm toán tuy đã có chuẩn mực riêng và những chuẩn mực bổ sung nhưng vẫn chưa có chuẩn mực nào qui định, hướng dẫn tới việc ước lượng trọng yếu và rủi ro mà điều đó chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm và độ nhạy cảm của KTV, do đó việc KTV và Công ty kiểm toán gặp phải rủi ro là điều khó tránh khỏi.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.2.1. Các công ty kiểm toán nhỏ cần chú trọng hơn vào đánh giá khả năngchấp nhận khách hàng và tìm hiểu về khách hàng chấp nhận khách hàng và tìm hiểu về khách hàng

Thực tế hoạt động tìm hiêu về khách hàng vô cùng quan trọng cho một cuộc kiểm toán, đây là bước ban đầu để KTV có thể đánh giá và cũng ước lượng được phần nào rủi ro có thể gặp phải trong quá trình của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, có thể do giới hạn về vấn đề nguồn lực mà các công ty kiểm toán nhỏ chưa thực sự chú trọng đủ mức cần thiết cho hoạt động này, điều này có thể dẫn đến rủi ro khá lớn cho các công ty khi bước vào trong giai đoạn chính của cuộc kiểm toán. Chính vì thế, để có thể giảm thiểu rủi ro có thể trong một cuộc kiểm toán, các công ty kiểm toán nhỏ cần chú trọng nhiều hơn nữa vào bước đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng cũng như những hiểu biết về khách hàng.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w