Cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong các chính sách định hướng phát triển kinh tế thị trường đảm bảo tăng trưởng bền vững đồng thời giảm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

GIẢI PHÁP KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CÔNG BẰNG

3.2.6. Cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong các chính sách định hướng phát triển kinh tế thị trường đảm bảo tăng trưởng bền vững đồng thời giảm

phát triển kinh tế thị trường đảm bảo tăng trưởng bền vững đồng thời giảm bất bình đẳng thu nhập

Để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước phải biết tận dụng mặt mạnh của cơ chế thị trường để giải phóng, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời Nhà nước phải kết hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sức mạnh của khu vực kinh tế Nhà nước để khắc phục những thất bại của cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy cơ chế tăng trưởng bền vững, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân.

KẾT LUẬN

Việt Nam luôn được đánh giá là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và phân phối thu nhập tương đối công bằng. Từ những phân tích về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn, có lẽ chúng ta nên có cách nhìn lại về tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam hiện nay. Tuy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, quy mô thu nhập kinh tế quốc dân cũng tăng lên nhưng tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng cao chưa phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm bất bình đẳng” và chưa thực hiện được mục tiêu tăng trưởng gắn với đảm bảo công bằng xã hội. Để giải quyết hợp lý mối quan hệ này, việc phân phối thu nhập cần có sự kết hợp giữa thị trường và Nhà nước. Nhà nước cần có những chính sách tích cực đảm bảo vừa tăng trưởng vừa giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Nhà nước có thể thông qua chính sách thuế để phân phối lại thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt cần có những chính sách phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số bằng các chính sách phân phối hợp lý. Từ đó mới đảm bảo được nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w