Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng, vì người nghèo

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

GIẢI PHÁP KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CÔNG BẰNG

3.2.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng, vì người nghèo

nghèo

Mô hình này phải đảm bảo thu nhập của người nghèo tăng nhiều hơn so với thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định. Trong mô hình này cần phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong đầu tư tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng phải vừa đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, vừa phải đạt được trên diện rộng có lợi cho người nghèo. Các chính sách của Nhà nước phải hướng vào việc khuyến khích, tạo cơ hội để người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội tham gia hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể thực hiện thông qua các chính sách trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, vốn tín dụng, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm. Người nghèo và các nhóm yếu thế cũng cần

được tạo cơ hội được tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương. Mặt khác, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận người nghèo và người yếu thế là từ nông nghiệp. Do vậy, cải thiện năng suất và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để xóa đói, giảm nghèo. Nhà nước có thể thực hiện điều này thông qua đầu tư công nghệ cho nông nghiệp, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

3.2.3. Cần có những chính sách cho vấn đề di dân

Việc di dân từ nông thôn ra thành thị trong tiến trình đô thị hóa để cải thiện thu

nhập là vấn đề phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển. Cần phải thừa nhận thực tế rằng di cư ra thành thị cho phép người nghèo có thể kiếm được thu nhập cao hơn so với những hạn chế về trình độ học vấn và kỹ năng của họ. Nhưng vấn đề phát sinh là khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và sản xuất của họ vào đời sống thành thị lại bị hạn chế. Những hiện tượng này dẫn đến hậu quả xã hội là vấn đề nghèo tương đối ngày càng nghiêm trọng và phân hoá giàu nghèo gia tăng ở khu vực thành thị. Do đó, Nhà nước cần phải thực hiện những chính sách có mục tiêu để hạn chế những mặt tiêu cực và bảo vệ những người di dân từ những rủi ro. Nhà nước cần phải xóa bỏ những hạn chế tiếp cận dịch vụ công chính đáng của người nhập, đồng thời cần nhanh chóng có giải pháp cho vấn đề nhà ở, điều kiện sinh hoạt, … đảm bảo cho những người di cư có cơ hội được hưởng một cuộc sống chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w