3.1.1 Phân tích khái quát tình hình tín dụng đối với DNVVN 3.1.2 Dư nợ cho vay DNVVN
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong việc đánh giá mức độ mở rộng tín dụng với DNVVN của Chi nhánh hay cả Ngân hàng. Chỉ khi dư nợ cho vay với DNVVN tăng lên mới có thể nói rằng Chi nhánh đang thực hiện mở rộng tín dụng với DNVVN.
Bảng 3.1 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ của Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
DNVVN qua các năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %
2009 289,314 26.76% 1081,143 100%
2010 371,009 31.86% 1164,497 100% 81,695 28.24 2011 370,793 32.74% 1132,539 100% -0,216 -0.06 2011 370,793 32.74% 1132,539 100% -0,216 -0.06
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 - Agribank Sài Gòn)
Biểu đồ 3.1 Dư nợ với DNVVN trong tổng dư nợ của Chi nhánh.
Nhìn khái quát qua các số liệu trên bảng 3.1 cũng như trên biểu đồ có thể thấy rằng, dư nợ đối với DNVVN có sự gia tăng mạnh trong những năm qua cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng. Nếu như năm 2009, dư nợ của nhóm DNVVN là 289,314 triệu đồng, tương ứng 26,76% thì đến cuối năm 2010, dư nợ đã là 371,009 triệu đồng, chiếm 31.86% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. So với cuối năm 2009 dư nợ DNVVN đã tăng 28.24%, ứng với 81,695 triệu đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ với DNVVN của Chi nhánh ở mức khá cao. Trong năm 2010, Chi nhánh đã xác định xây dựng mạng lưới khách hàng DNVVN là ưu tiên hàng đầu, chưa vội mở rộng dư nợ tín dụng nhanh. Điều này là hợp lý, trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2010 kéo sang 2011, lạm phát hai con số, lãi suất tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định khiến cho việc mở rộng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phần lớn DNVVN chưa có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh, do đó cần có thời gian để Chi nhánh hiểu hơn khách hàng của mình, việc mở rộng tín dụng khi đó sẽ bền vững hơn. Điền này khiến dư nợ của nhóm DNVVN giảm nhẹ 0.06% ứng với 216 triệu đồng xuống còn 370,793 triệu đồng.
3.1.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN
Năm Năm Năm 2011
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay
Bảng 3.2 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN theo thời hạn.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ với DNVVN 289.314 100,00% 371.009 100,00% 370,793 100,00% Dư nợ ngắn hạn 176.568 61,03% 241.526 65,10% 250.285 67,50% Dư nợ trung và dài hạn 112.746 38,97% 129.483 34,90% 120.508 32,50%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009 - 2011 Agribank Sài Gòn) So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Dư nợ DNVVN 81.695 28,24 -216 -0,06 Dư nợ ngắn hạn 64.958 36,79 8.759 3,63 Dư nợ trung và dài hạn 16.737 14,84 -8.975 -6,93
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo thời hạn.
Năm 2009: Dư nợ tín dụng năm 2009 đối với DNVVN là 289.314 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 176.568 triệu đồng, chiếm 61,03%; dư nợ trung và dài hạn là 112.746 triệu, chiếm 38,97%. Đến năm 2010 dư nợ trung, dài hạn tăng lên 129.483 triệu, chiếm 34,9% trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm 65,1% với dư nợ 241.526 triệu. Và đến
Năm 2011 Năm
2010 Năm
cuối năm 2011, dư nợ DNVVN là 370.793 triệu, trong đó 67,5% ứng với 250.285 triệu là dư nợ ngắn hạn và 32,5% tức 120.508 triệu là dư nợ trung, dài hạn. Tuy Chi nhánh chưa có sự cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, nhưng dư nợ trung dài hạn vẫn thường chiếm trên 1/3 dư nợ DNVVN. Điều này cho thấy, nhu cầu đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ của DNVVN trên địa bàn là không nhỏ, nếu quản lý tốt chất lượng các khoản vay này chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của Chi nhánh vì lãi suất trung dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ DNVVN năm 2010 và 2011 cũng không đồng đều ở các kỳ hạn. Dư nợ trung, dài hạn năm 2010 tăng 16.737 triệu, tương ứng tăng 14,84%. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn với 64.985 triệu, tăng 36,79% so với 2009. Điều này phản ánh khá chính xác tình hình nền kinh tế nhiều biến động trong năm 2010, bất ổn vĩ mô khiến việc kinh doanh của các DNVVN không thuận lợi cùng với lãi suất tăng cao khiến họ hạn chế vay trung, dài hạn để đầu tư máy móc, công nghệ… mà chủ yếu vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh. Năm 2011 cũng không ngoại lệ khi dư nợ cho vay ở các kỳ hạn đều giảm. Dư nợ ngắn hạn chỉ tăng 3,63% tương ứng 8.759 triệu. Trong khi dư nợ trung dài hạn tăng trưởng âm 6,93% ứng với giảm 8.975 triệu.
Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế
Dư nợ phân theo ngành kinh tế với 4 loại chính là: Nông nghiệp; Công nghiệp - Xây dựng; Thương mại - Dịch vụ và ngành khác.
Bảng 3.3 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ DNVVN 289.31 4 100,00% 371.009 100,00% 370,793 100,00% Thương mai - Dịch vụ 108.49 3 37,50% 142.096 38,30% 143.497 38,70%
Công nghiệp - Xây dựng 85.348 29,50% 115.755 31,20% 113.463 30,60% Nông nghiệp 64.806 22,40% 76.799 20,70% 78.237 21,10% Ngành khác 30.667 10,60% 36.359 9,80% 35.596 9,60%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009-2011 Agribank Sài Gòn)
So sánh 2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
Thương mai - Dịch
vụ 33.603 30,97% 1.401 0,99%
Công nghiệp - Xây
dựng 30.407 35,63% -2.292 -1,98%
Nông nghiệp 11.993 18,51% 1.438 1,87%
Ngành khác 5.692 18,56% -763 -2,10%
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng với DNVVN theo ngành kinh tế.
Dư nợ của ngành Thương mại - Dịch vụ cuối năm 2010 là 142.096 triệu, tăng 33.603 triệu, tương ứng tăng 30,97% so với cuối năm 2009. Dư nợ với Công nghiệp - Xây dựng cuối năm là 115.755 triệu, tăng 30.407 triệu (tăng 35,63%). Tỷ trọng của 2 ngành này năm 2009 lần lượt là 37,5% và 29,5%. Năm 2010, tỷ lệ này tăng lên với 38,3% và 31,2% . Sở dĩ có điều này là do Chi nhánh hoạt động chủ yếu trên địa bàn quận 1 và quận Gò Vấp, nơi đang có tốc độ đô thị hóa và phát triển thương mại rất nhanh của Thành phố. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp có tốc độ tăng khá 18,51% năm 2010, và 1,87% năm 2011. Tuy nhiên số tuyệt đối còn khá khiêm tốn, dư nợ đạt 76.799 triệu năm 2010 và 76.237 triệu năm 2011. Năm 2011, bất ổn kinh tế vĩ mô khiến các doanh nghiệp trên cả nước gặp khó khăn, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp – xây dựng.
Điều đó làm tỷ trọng dư nợ khối ngành này giảm nhẹ trên tổng dư nợ, từ 31,2% ứng 115.755 triệu xuống còn 30,6% tương ứng 113.463 triệu đồng.
3.1.4 Chất lượng tín dụng với DNVVN Bảng 3.4 Chất lượng tín dụng với DNVVN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ với DNVVN 289.314 100% 371.009 100% 370.793 100% Nợ nhóm 1 277.886 96,05% 354.573 95,57% 358001 95,28% Nợ nhóm 2 5.844 2,02% 11.538 3,11% 5.896 1,59% Nợ nhóm 3 1.215 0,42% 1.039 0,28% 3.337 0,90% Nợ nhóm 4 1.417 0,49% 2.115 0,57% 1.372 0,37% Nợ nhóm 5 2.951 1,02% 4.897 1,32% 6.897 1,86% Tỷ lệ nợ xấu 5.554 1,93% 8.051 2,17% 11.605 3,13% Tỷ lệ nợ quá hạn 11.428 3,95% 16.436 4,43% 17.502 4,72%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009-2011 Agribank Sài Gòn)
Biểu đồ 3.4 Dư nợ với DNVVN phân theo nhóm nợ
Để việc mở rộng tín dụng với DNVVN đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững thì chất lượng tín dụng phải luôn được đảm bảo, mà biểu hiện ra ngoài chính là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn.
- Tỷ lệ nợ xấu:
Với mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3,5% của Ngân hàng No&PTNT, Chi nhánh Sài Gòn trong những năm qua đã đảm bảo mục tiêu này. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 1,93%, tương ứng dư nợ xấu là 5.554 triệu đồng, trong số này có 2.951 triệu đồng là nợ nhóm 5 và 1.417 triệu đồng là nợ nhóm 4, nợ nhóm 3 là 1.215. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 2,17%, dư nợ xấu lại tăng lên 8.051 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng lên 3,13% năm 2011, dư nợ xấu đạt mức 11.605 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp không có khả năng chi trả khi không đạt được doanh thu cần thiết để tạo ra lợi nhuận và trả lãi ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Một điều đáng chú ý trong chất lượng tín dụng của Chi nhánh, đó là tỷ lệ nợ quá hạn còn cao. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,95% tương ứng dư nợ quá hạn là 11.428 triệu đồng, trong đó nợ nhóm 2 là 5.844 triệu đồng. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên 4.43%, điều này là do nợ nhóm 2 đã tăng gần 100% so với cuối 2009 và lên mức 11.538 triệu đồng. Và tiếp tục tăng lên mức 4.72% tương đương 17.502 triệu trong năm 2011. Tuy nhiên tỉ trọng nợ nhóm 2 chỉ còn 1.59% trong khi nhóm nợ xấu tăng cao, nhất là nợ nhóm 5 đạt 1.86%. Điều này gây nguy hiểm cho thanh khoản của Chi nhánh.
Thấy rằng, từ năm 2010 trở đi, tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng đột biến, chính tình hình kinh tế vĩ mô đầy khó khăn đã có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của DNVVN và kéo theo đó khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của một số DN với Chi nhánh bị suy giảm. Vì lãi suất vay vốn đầu vào của quá trình sản xuất tăng cao khiến cho chi phí của DN bị đẩy lên, trong khi không dễ gì để DN tăng giá bán vì lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng rất “nhạy cảm” với giá. Với mặt bằng lãi suất cho vay 18-20% của ngân hàng, không nhiều DNVVN có đủ khả năng tạo ra lợi nhuận 25-30% để trả lãi cho ngân hàng cũng như tạo ra lợi nhuận cho chính họ.
Như vậy, chất lượng tín dụng đối với DNVVN vẫn còn một số tồn tại và cần giải quyết ngay. Tuy chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu
của Chi nhánh ở mức thấp nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại cao. Điều này nói lên rằng tín dụng với DNVVN chưa thật sự bền vững và cũng đặt ra vấn đề cho Ban giám đốc cũng như cán bộ tín dụng cần quan tâm sát sao đến vấn đề quản lý, giám sát, thu nợ, không để nợ nhóm 2 chuyển thành nợ xấu. Chi nhánh cũng cần thận trọng hơn trong giai đoạn này của nền kinh tế, việc cấp tín dụng cần xem xét kỹ lưỡng về hiệu quả của phương án kinh doanh cũng như uy tín của chủ doanh nghiệp, đây là 2 yếu tố cơ bản nhất quyết định đến chất lượng của khoản tín dụng.
3.1.5 Thu nhập từ họat động tín dụng với DNVVN
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính của bất kỳ một NHTM nào và Ngân hàng No&PTNT cũng như Chi nhánh Sài Gòn cũng không ngoại lệ. Trong đó, thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng với DNVVN đóng góp phần lớn vào thu nhập chung của toàn Chi nhánh, cụ thể:
Bảng 2. 10 Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Thu nhập lãi 31.291 25.176 38.759 TN lãi từ DNVVN 9.725 31,08% 8.343 33,14% 13.050 33,67% Thu nhập từ hoạt động DV 3.632 2.545 4.387 TN từ hoạt động DV với DNVVN 2.031 55,90% 1.129 44,38% 1.997 45,52%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng với DNVVN 2009-2011 Agribank Sài Gòn )
Năm 2009, thu nhập lãi từ DNVVN là 9.725 triệu đồng, chiếm 31,08% thu nhập lãi. Và năm 2010, tín dụng với DNVVN đóng góp 33,14% tương ứng 8.343 triệu đồng vào thu nhập lãi của Chi nhánh. Năm 2010, lãi suất vay vốn tăng cao so với năm 2009 nhưng
lãi suất đầu vào cũng tăng cao tương ứng, kèm theo chi phí kéo theo làm cho thu nhập lãi của Chi nhánh giảm. Tuy nhiên tỷ trọng thu nhập lãi từ DNVVN lại tăng lên 33,14%. Năm 2011 cũng gia tăng tỷ trọng này lên mức 33,67%. Vì thế không thể phủ định thực tế là DNVVN đóng góp phần lớn vào thu nhập lãi của Chi nhánh.
Bên cạnh thu nhập lãi, một lợi ích nữa khi mở rộng tín dụng với DNVVN đó là làm tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh không tận dụng tốt lợi thế này khi thu nhập từ hoạt động dịch vụ từ DNVVN lại giảm từ 2.031 triệu đồng (chiếm 55,9% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ) năm 2009 xuống còn 1.129 triệu (44,38%) trong năm 2010. Nhưng ngay năm sau đó, tình hình đã được cải thiện khi thu nhập hoạt động dịch vụ từ DNVVN tăng lên 1.997 triệu đồng (45,54%). Thu nhập từ dịch vụ của DNVVN ngày càng trở nên quan trọng với Chi nhánh.
Như vậy, mở rộng tín dụng với DNVVN đã gia tăng thu nhập từ lãi và cả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh, lãi suất cho vay áp dụng với DNVVN thường có lãi suất cao hơn các DN lớn cùng với đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ gia tăng như thanh toán qua ngân hàng, chuyển tiển, L/C…. của DNVVN rất lớn chính là nguyên nhân của sự gia tăng đó.