Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng của NHNo & PTNT chi nhánh Giồng Riềng được thể hiện qua bảng số liệu 13:
Qua bảng 13 ta thấy, nợ quá hạn giảm đều ở tất cả các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh và đối tượng khác.Nguyên nhân rất quan trọng không thể không kể đến đó là Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thâm niên cao, kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, công tác thẩm định phương án, dự án, tư cách khách hàng trước khi cho vay được quan tâm đúng mức vì đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay. Mỗi cán bộ tín dụng đã đến từng hộ dân để xem xét tình hình thực tế sau đó mới quyết định cho vay. Công tác kiểm tra sau khi cho vay thực hiện thường xuyên, liên tục, nên xử lý nợ đến hạn nhanh chóng.
Bảng 14: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2009 - 2011)
ĐVT: Triệu đồng
Ngành Kinh Tế Năm Chênh Lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Tiền % Tiền % Tiền % Số Tiền (%) Số Tiền (%)
Trồng trọt 152 135 45 -17 -11,18 -90 -66,67
Chăn nuôi 53 48 10 -5 -9,43 -38 -79,17
Kinh doanh 82 75 16 -7 -8,54 -59 -78,67
Khác 133 107 23 -26 -19,55 -84 -78,50
Tổng cộng 420 365 94 -55 -13,10 -271 -74,25
Phân tích nợ quá hạn như trên thì chỉ cho ta thấy mức tăng, giảm nợ quá hạn giửa các năm là như thế nào. Chúng ta chưa xác định được ngành nào chiếm tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất trong một năm là như thế nào. Để thấy được đều này chúng ta cùng phân tích cơ cấu nợ quá hạn của từng ngành qua từng năm.
Hình 6: Cơ cấu nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2009 - 2011)
Qua biểu đồ cơ cấu trên ta thấy rằng nợ quá hạn của ngành tròng trọt luôn cao nhất so với các ngành qua 3 năm. Nợ quá hạn ngành trồng trọt năm 2009 là 35%, năm 2010 là 37%, năm 2011 là 48%. Nguyên nhân ngành này luôn có mức dư nợ cao nhất là do một phần cho vay của Ngân hàng chủ yếu là đối tượng nông nghiệp, khi lượng cho vay quá cao thì công tác tín dụng của cán bộ trong cơ quan có xuất sắc tới đâu thì cũng không quản lý tốt hết được, vì trong Ngân hàng cán bộ tín dụng vẫn còn thiếu, có khi một người phải quản lý hai xã. Lý do thứ hai là do người dân ở điạ phương chưa có ý thức về trách nhiệm vay vốn của mình, họ thường trả nợ khi có sự nhắc nhở của Ngân hàng, không có tin thần tư nguyện. Đối với ngành kinh doanh thì ngược lại, ngành này có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất qua 3 năm như nợ quá hạn năm 2009 là 20%, năm 2010 là 21%, năm 2011 là 17%. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn của ngành kinh doanh luôn thấp là do người vay luôn tôn trọng các điều khoản trong hợp đồng, họ muốn làm ăn lâu dài với Ngân hàng.
Năm 2009