Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn huyện giồng riềng (Trang 31 - 34)

Cũng giống như dư nợ theo thời hạn tín dụng, dư nợ theo ngành kinh tế cũng có mức dư nợ khác nhau tùy vào từng ngành kinh tế mà Ngân hàng cho vay.

Bảng 11: Dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2009 - 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Ngành Kinh Tế Năm Chênh Lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Tiền Tiền Tiền Số Tiền (%) Số Tiền (%)

Trồng trọt 105.879 40 130.946 41 164.155 43 25.067 23,68 33.209 25,36

Chăn nuôi 25.195 10 28.278 11 36.564 12 3.083 12,24 8.286 29,30

Kinh doanh 45.897 17 60.229 19 65.834 19 14.332 31,23 5.605 9,31

Khác 88.261 33 90.615 29 101.116 26 2.354 2,67 10.51 11,59

Tổng cộng 265.232 100 310.068 100 367.669 100 44.836 16,90 57.601 18,57

Từ bảng 11 cho ta thấy dư nợ qua 3 năm của các ngành kinh tế tăng qua các năm như năm 2010 so với năm 2009 thì dư nợ tăng 44.836 triệu đồng, năm 2011 so với năm 2010 thì 57.601 triệu đồng. Dư nợ của năm 2010 so với năm 2009 thì ngành kinh doanh có mức tăng dư nợ cao nhất, tăng 14.332 triệu đồng, tăng 31,23%. Nguyên nhân mà dư nợ trong ngành kinh doanh lại tăng như vậy là do chủ trương của Ngân hàng giảm dư nợ của ngành trồng trọt, tăng dư nợ ngành kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho ngành kinh doanh có đủ vốn phát triển hơn.

Đến năm 2011 so với năm 2010 thì dư nợ của ngành chăn nuôi là tăng mạnh nhất, tăng 8.286 triệu đồng tức tăng 29,30%.Nguyên nhân là do ngành chăn nuôi của địa phương từng bước phát triển, nhu cầu vốn ngày càng cao, Ngân hàng đã nhìn thấy tìm lực này của người dân cho nên Ngân hàng đã ủng hộ, và tạo cơ hội bằng cách cung cấp nhiều vốn để chăn nuôi.

Để thấy rõ hơn tình hình dư nợ của từng ngành trong năm như thế nào, do nhân tố gì tác động làm cho từng ngành có mức dư nợ tăng giảm….thì chúng ta tiến hành phân tích cơ cấu từng ngành trong năm qua 3 năm.

Hình 5: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2009 -

2011)

Năm 2009

Năm 2010

Dư nợ trồng trọt: theo bảng số liệu trên ta thấy số dư nợ ngành trồng trọt là tăng đều qua 3 năm. Nguyên nhân dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, nông dân đầu tư mạnh vào sản xuất. Mặt khác, giá cả nông sản tăng nên giá cây giống cũng tăng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng liên tục... nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều.Dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao qua 3 năm như năm 2009 chiếm 40%,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn huyện giồng riềng (Trang 31 - 34)