Phân tích tình hình thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn huyện giồng riềng (Trang 27 - 31)

Tình hình cho vay theo đối tượng qua các năm tuy có biến động nhưng cũng khá khả quan. Và chúng ta sẽ xem xét việc thu nợ đối với đối tượng này có tốt như cho vay hay không.

Qua bảng 8 ta thấy, tình hình thu nợ qua 3 năm đều tăng, tăng nhiều nhất là năm 2011, tình hình thu nợ năm này đạt tới 475.605 triệu đồng, tăng 20,12% so với năm 2010. Tình hình thu nợ năm 2011 tăng như vậy là do ngành kinh doanh phát triển, kinh doanh có hiệu quả cho nên đã hoàn trả vốn cho Ngân hàng tích cực, tìnhn hình thu nợ năm 2011 so với năm 2010 tăng 11.470 triệu đồng, tăng 21,78%. Còn năm 2009 thì tình hình thu nợ là thấp nhất, chỉ có 343.966 triệu đồng. Nguyên nhân thu nợ ít như vậy, một phần là do trong năm này doanh số cho vay ra của Ngân hàng tương đối thấp do người dân chưa có nhu cầu, phần còn lại là do người dân làm ăn không hiệu quả nên không đủ khả năng trả nợ đúng hạn.

Bảng 8: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2009 - 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Ngành

Kinh Tế 2009 2010Năm 2011 2010/2009Chênh Lệch2011/2010

Tiền % Tiền % Tiền % Số Tiền (%) Số Tiền (%)

Trồng trọt 183.46 54 212.01 54 245.774 52 28.55 15,56 33.764 15,93 Chăn nuôi 42.05 12 47.028 12 62.034 13 4.978 11,84 15.006 31,91 Kinh doanh 45.269 13 52.651 13 64.121 13 7.382 16,31 11.47 21,78 Khác 73.187 21 84.26 21 103.676 22 11.073 15,13 19.416 23,04 Tổng cộng 343.97 100 395.95 100 475.605 100 51.983 15,11 79.656 20,12

Cũng như doanh số cho vay, chúng ta cũng đi phân tích cơ cấu thu nợ từng ngành như thế nào. Để chúng ta thấy rõ hơn khả năng trả nợ của từng ngành kinh tế thay đổi như thế nào.

Hình 4:Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2009 - 2011)

Qua biểu đồ cơ cấu trên cho ta thấy rằng:

Thu nợ trồng trọt: qua 3 năm thì doanh số thu nợ đều tăng, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nợ, lớn nhất là vào năm 2009, 2010 đạt được 53%. Nguyên nhân mà doanh số thu nợ đạt cao là do người dân tích cực tham gia sản xuất nên năng suất đạt rất cao cộng với giá lúa trong những năm gần đây tăng liên tục, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ Ngân hàng.

Thu nợ chăn nuôi: ta thấy rằng tỷ lệ thu hồi vốn ngành chăn nuôi chiếm rất ít so với tổng thu nợ và qua 3 năm mức tăng không nhiều như năm 2009, 2010 đạt 12%, năm 2011 đạt 13%. Như chúng ta đã biết nhưng đối tượng chăn nuôi của những người dân đa phần là heo và gà, đó được coi là nguồn thu nhập chính của những hộ gia đình ít đất. Mà lợi nhuận trong chăn nươi phụ thuộc vào giá bán sản phẩm, xuất hiện dịch tả ở gà và heo làm cho người dân không thu

Năm 2009

được lợi nhuận mà còn phải hụt vốn, đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ thu hồi nợ ngành chăn nuôi ở mức ổn định.

Thu nợ kinh doanh: tỷ trọng thu nợ ngành này cũng ở mức ổn định như vậy năm 2009, 2010, 2011 đạt 13%. Nguyên nhân làm cho việc thu hồi nợ thấp là do khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều bị ảnh hưởng, làm ăn lợi nhuận không cao thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu nợ của Ngân hàng.

Thu nợ khác: nhìn chung tỷ lệ này tăng đều qua 3 năm, năm 2009, 2010 đạt 21%, năm 2011 đạt 22%. Nguyên nhân làm cho năm 2011 có tỷ lệ thu hồi vốn lớn hơn là do sự phân chia thời hạn tín dụng của những món vay công viên chức được tập chung vào năm 2011.

2.4.4 Phân tích tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm (2009 - 2011) 2.4.4.1 Phân tích dư nợ theo thời hạn

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong Huyện ngày càng tăng cao làm cho doanh số cho vay tăng cao, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau, dẩn đến dư nợ cũng ảnh hưởng theo từng thời hạn vay.

Bảng 9: Dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm (2009 - 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch 2010/2009

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền (%) Số Tiền (%)

3. Dư nợ 265.232 310.068 367.669 44.836 16,90 57.601 18,58

Ngắn hạn 201.894 244.46 297.399 42.566 21,08 52.939 21,66

Trung, dài hạn 63.338 65.608 70.27 2.27 3,58 4.662 7,11

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT

Từ bảng 9 cho thấy, dư nợ trên địa bàn huyện tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 265.232 triệu đồng, năm 2010 tăng 44.836 triệu đồng hay 16,90% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 367.669 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2010 là

18,58%. Cụ thể từng chỉ tiêu như sau: dư nợ cho vay ngắn hạn trong 2009 đạt

201.894 triệu đồng, năm 2010 đạt 244.460 triệu đồng hay tăng 21,08% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 297.399 triệu đồng tăng 52.939 triệu đồng so với năm 2010. Sỡ dĩ tổng dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do doanh số cho vay ngắn

hạn qua các năm tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, cũng như Ngân hàng đầu tư chủ yếu vào loại hình cho vay này.

Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dư nợ ngắn hạn. Mặc dù dư nợ cho vay trung và dài han chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có mức tăng trưởng đều qua các năm và có chiều hướng hoạt động tốt. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với người dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Huyện.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn huyện giồng riềng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w