Bổ sung và hoàn thiện chế độ khoán lương và công tác phí cho cán bộ cho vay, có chế độ khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất thích đáng, nâng cao tin thần trách nhiệm của cán bộ cho vay. Đồng thời Ngân hàng phải xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, kém phẩm chất đạo đức, không liêm khiết, thiếu trung thực.
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong những thập kỷ qua nền kinh tế nước ta liên tục phát triển, hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Hoạt động tín dụng Ngân hàng đã và đang từng bước được bổ sung nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý bằng nhiều chủ trương, chính sách và các giải pháp có hiệu quả với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, tạo điều kiện cho người nông dân an tâm sản xuất trên mảnh đất của mình, sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra ngày càng nhiều và có chất lượng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
Đạt được những thành tựu như trên, trước hết xuất phát từ đường lối chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng mà đặc biệt là NHNo&PTNT Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của đất nước, kinh tế tỉnh Trà Vinh cũng từng bước thay da đổi thịt, đặc biệt là ở vùng nông thôn sâu. Đạt được thành tựu như trên không thể không kể đến sự đóng góp của hệ thống NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT huyện Cầu Kè nói riêng. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Cầu Kè trên địa bàn trong thời gian qua đã tập trung huy động vốn tại chỗ, tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, bám sát nhu cầu vốn của các hộ nông dân, mở rộng cho vay vốn đối với các thành phần kinh tế. Qui mô và cơ cấu dư nợ đã góp phần khai thác tiềm năng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Đồng thời với việc mở rộng cho vay NHNo&PTNT Cầu Kè đã chú trọng công tác thẩm định các dự án, nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu vốn tín dụng, thực hiện nghiêm ngặt qui trình cho vay, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán tín dụng. Vì vậy chất lượng tín dụng tiếp tục được bảo đảm, hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng đến nay nhỏ hơn 2%. Nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh theo qui mô trang trại. Nhiều cơ sở sản xuất được mở rộng tạo được số đông việc làm mới tại chỗ cho người lao động góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn.
Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn vốn ít rủi ro trong kinh doanh tiền tệ là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp có liên quan đến nhiều nội dung cả về kinh tế, chính trị, xã hội, cả về chính sách quản lý vĩ mô và cả về công việc điều hành kinh doanh cụ thể. Nên để giải quyết vấn đề này NHNo&PTNT phải luôn luôn tự hoàn thiện các
hoạt động của mình nhất là hoạt động tín dụng để tránh rủi ro. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nông dân của NHNo& PTNT Cầu Kè sẽ góp phần làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn ít rủi ro, đáp ứng cho sự đổi mới của Ngân hàng và sự phát triển kinh tế của địa phương.
Với kiến thức còn hạn hẹp của mình em cũng đã trình bày những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT Cầu Kè, với mong muốn hoạt động tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT Cầu Kè ngày càng đạt hiệu quả hơn. Đồng thời cũng khẳng định rõ hơn vai trò của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của Huyện nói riêng và của đất nước nói chung.
Kiến nghị:
1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing .v.v…Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.
Nguồn vốn sử dụng từ Ngân hàng cấp trên hiện nay có chi phí cao hơn là chi phí huy động vốn trong dân cư, nên đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nên sớm có chính sách phù hợp hạ chi phí của nguồn vốn này.
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước:
Theo quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc nhóm 2 (nợ cần chú ý) và có tỷ lệ trích lập dự phòng là 5%. Theo các TCTD, nếu thực hiện đúng quy định của Quyết định 493 thì sau khi cơ cấu lại nợ tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ cao hơn hiện nay rất nhiều. Do đó, NHNN cần nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh, bổ sung Quyết định 493 cho phù hợp và có hướng dẫn cụ thể để các TCTD thống nhất thực hiện
suất cao trước đây. Tuy nhiên, quy định về miễn giảm lãi tại Điều 23 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 tương đối chặt chẽ. Đề nghị NHNN xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
3.Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương:
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong cùng địa phương với
Ngân hàng trong việc đầu tư cho vay:
Các cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương cần xác định giúp Ngân hàng từ khâu thẩm định tư cách pháp nhân, thể nhân của người vay đến khi thu hồi được nợ vay.
Trong cho vay ngoài vấn đề nghiệp vụ, Ngân hàng chỉ cho vay khi các giấy tờ sở hữu có xác nhận của chính quyền địa phương và Ngân hàng giữ bản gốc, vậy mà khi các thành viên trong gia đình hộ vay xin xác nhận giấy tờ chuyển nhượng, chia tài sản… khi chưa có ý kiến của Ngân hàng đôi khi chính quyền các cấp vẫn xác nhận.
Các cơ quan thực thi pháp luật cần kịp thời giúp Ngân hàng trong việc giải quyết các vi phạm hợp đồng cho vay, xử lý những hộ vay vốn cố ý không trả nợ vay cho Ngân hàng.
Các ban ngành đoàn thể như: Phòng Nông nghiệp, các trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về cây, con giống nhằm tạo điều kiện cho người nông dân tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào việc chăn nuôi, trồng trọt ngày càng có hiệu quả đem lại thu nhập cho người dân, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá cả, tạo đầu ra cho sản phẩm
nông nghiệp thúc đẩy sản xuất phát triển:
Ổn định giá cả là vấn đề hết sức khó khăn trong cơ chế thị trường, điều này đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các ngành có liên quan và phải có sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước bằng những chính sách mang tính chiến lược thì mới giải quyết được. Ví dụ như: Nhà nước phải có biện pháp trợ giá hay tổ chức thu mua hàng hóa nông sản kịp thời, dự trữ tốt để chất lượng cao, có cải tiến kỹ thuật sơ chế, hợp đồng xuất khẩu đều đặn nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thu nhập ngoại tệ sẽ nhiều
hơn. Nhà nước có điều kiện thu mua sản phẩm tốt hơn và có khả năng đủ mạnh để ổn định giá cả thị trường. Cứ như thế vòng quay kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, giúp dân có thu nhập ổn định, giảm bớt khó khăn cho hộ nông dân và như vậy mới giảm bớt được rủi ro trong việc đầu tư vốn của Ngân hàng.
Những vấn đề trên nó liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội đồng thời nó là chính sách chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế phù hợp với quy mô và chất lượng cho vay được mở rộng và nâ ng lên hàng năm.
Nhà nước có biện pháp hữu hiệu để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại
do thiên tai lũ lụt gây ra:
Đây là vấn đề bức xúc nhất hiện nay do vùng đồng bằng sông Cửu Long địa hình trũng, lũ lụt thường xuyên xảy ra; Bên cạnh đó mức thu nhập của người nông dân rất thấp, nguồn thu nhập chủ yếu là cây, con; Khi lũ lụt xảy ra thì người dân bị thiệt hại rất lớn. Qua đó kiến nghị Nhà nước có chủ trương, chính sách quy hoạch tập trung dân cư vùng lũ và đầu tư nguồn vốn lớn để xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, đê bao chống lũ có hiệu quả nhất, nhằm đảm bảo an toàn tài sản và nguồn thu nhập cho người nông dân.