II.4.2.Doanh số thu nợ:
2.4.2.2. Thu nợ cho vay trung dài hạn:
Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh số thu nợ trung hạn của Ngân hàng tăng lên biến động tăng giảm qua 03 năm. Cụ thể năm 2010 là 31.194 triệu đồng giảm 4.344 triệu đồng (giảm 12,2%) so với năm 2009. Đến năm 2011 là 46.511 triệu đồng tăng 15.357 triệu đồng (tăng 49,2%) so với năm 2010. Để rỏ hơn sự tăng giảm này ta đi vào phân tích từng đối tượng cụ thể để hiểu rỏ hơn về doanh số thu nợ trung hạn của Ngân hàng trong 03 năm qua.
- Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Doanh số thu nợ ở đối tượng này có sự gia tăng liên tục. Cụ thể là năm 2010 là 19.746 triệu đồng tăng 129 triệu đồng (tăng 0,7%) so với năm 2009, năm 2011 tiếp tục tăng 10.533 triệu đồng (tăng 53,3%) so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do quá trình mua sắm máy móc của nông dân đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên họ trả nợ Ngân hàng đúng hạn.
- Cải tạo vườn tạp:
Trong những năm qua doanh số thu nợ trung hạn của đối tượng này tăng trưởng không đều. Cụ thể năm 2010 là 3.868 triệu đồng giảm 894 triệu đồng (giảm 18,7%) so với năm 2009, năm 2011 là 4.977 triệu đồng tăng 1.109 triệu đồng (tăng 28,7%) so với năm 2010. Năm 2010 doanh số thu nợ của đối tượng này có giảm nhưng với sự đầu tư nghiên cứu của địa phương quy hoạch cải tạo từng loại cây trồng cụ thể cho từng khu vực xã, mặt khác việc cung cấp giống cây trồng của các trung tâm khuyến nông ngày càng hiệu quả nên người dân thu hoạch vườn cây ăn trái có hiệu quả dẫn đến công tác thu nợ của đối tượng này tăng trở lại trong năm 2011.
- Đối tượng khác:
Ở đối tượng này trong các năm qua có sự tăng giảm không đồng đều như đã phân tích ở phần doanh số cho vay trên, năm 2010 doanh số thu nợ giảm là do nhu cầu đầu tư tăng và năm 2011 doanh số thu nợ tăng là do chính sách cho vay của của nhà nước hạn chế đầu tư cho đối tượng này (tiêu dùng, sửa nhà…) mà tập trung vốn cho sản xuất. Cụ thể năm 2010 là 7.580 triệu đồng giảm 3.579 triệu đồng (giảm 32%) so với năm 2009. Đến năm 2011 là 11.256 triệu đồng tăng 3.676 triệu đồng (tăng 48,5%) so với năm 2010.
Tóm lại: Tình hình thu nợ trung hạn của ngân hàng trong những năm qua đều có sự gia tăng qua các năm, sự gia tăng này chủ yếu do doanh số thu nợ các đối tượng phục vụ sản xuất nông nghiệp và thu nợ các đối tượng khác tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Góp phần mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.4.3. Dư nợ:
Dư nợ của Ngân hàng có thể hiểu là khoản tiền vay của khách hàng còn nợ Ngân hàng trong một thời kì nhất định. Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội của huyện nhà còn khó khăn do thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên những hộ vay vốn đầu tư sản xuất gặp không ít rủi ro trong quá trình sản xuất, nên đến thời hạn trả nợ cho Ngân hàng thì người vay không có đủ tiền mà chỉ xin đóng lãi và gia hạn nợ ngày càng nhiều. Hơn nữa tình hình vay vốn để phát triển sản xuất ở địa bàn huyện ngày càng được mở rộng, số hộ vay vốn ngày càng đông và số vốn vay ngày càng tăng dẫn đến dư nợ của Ngân hàng ngày càng cao được thể hiện qua bảng sau:
(Nguồn: Phòng cho vay NHNo&PTNT huyện Cầu Kè)
Chú thích: DNNH: dư nợ ngắn hạn DNTH: dư nợ trung hạn Máy No: máy nông nghiệp
Σ DN: tổng dư nợ
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng qua 03 năm rất cao. Cụ thể năm 2010 dư nợ là 321.808 triệu đồng tăng 62.246 triệu đồng (tăng 24,0%) so với năm 2009. Đến năm 2011 là 344.944 triệu đồng tăng 23.136 triệu đồng (tăng 7,2%) so với năm 2010.
Nhìn chung dư nợ của ngân hàng Cầu Kè tăng trưởng đều qua các năm. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do sự tăng trưởng của dư nợ trung hạn. Năm 2009 dư nợ trung hạn chỉ chiếm 11,1% trên tổng dư nợ, năm 2010 dư nợ trung hạn chiếm 29,2% và đến năm 2011 dư nợ trung hạn đã chiếm 32,5% trên tổng dư nợ của đơn vị.
Nguyên nhân dẫn đến dư nợ trung hạn chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng dư nợ là do năm 2010 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra chính phủ và nhà nước với chính sách hổ trợ lãi suất vay vốn cho việc mua sắm các máy móc thiết bị được sản xuất trong nước nên người dân đã lập nhiều phương án mua các máy móc thiết bị
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011
Số tiền % Số tiền %
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.DNNH 230.650 100 227.681 100 232.961 100 (2.969) (1,3) 5.280 2,31.Cây lúa 127.549 55,3 138.300 60,7 172.950 74,2 10.751 8,4 34.650 25,1 1.Cây lúa 127.549 55,3 138.300 60,7 172.950 74,2 10.751 8,4 34.650 25,1 2.Vườn 26.755 11,6 34.982 15,4 32.136 13,8 8.227 30,7 (2.846) (8,1) 3.Chăn nuôi 29.293 12,7 34.993 15,4 8.068 3,5 5.700 19,5 (26.925) (76,9) 4.Khác 47.053 20,4 19.406 8,5 19.807 38,5 (27.647) (58,8) 401 2,1 II.DNTH 28.912 100 94.127 100 111.983 100 65.215 225,6 17.856 19,0 1.Máy No 18.937 65,5 69.570 73,9 91.364 81,6 50.633 267,4 21.794 31,3 2.Vườn 4.221 14,6 8.355 8,9 7.047 6,3 4.134 97,9 (1.308) (15,7) 3.Khác 5.754 19.9 16.202 17,2 13.572 12,1 10.448 181,6 (2.630) (16,2) Σ DN 259.562 321.808 344.944 62.246 24,0 93.136 7,2
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như mái cày, xới, máy gặt đập liên hợp…. Phục vụ cho quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nghiệp góp phần chống thất thoát sau thu hoạch làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có năng suất, sản lượng và chất lượng ngày càng cao nhất là lúa gạo góp phần ổn định tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Mặc dù dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trên tổng dư nợ nhưng trong những năm xu hướng tăng không đáng kể đều này phản ánh sản xuất ngày càng được ổn định, nhu cầu vay vốn để đầu tư cho sản xuất ngắn hạn gần như được bảo hòa. Bên cạnh đó chính sách tài chính cho vay ngày càng thắt chặt, không huy động được vốn thì khó mà tăng trưởng được dư nợ.
Biểu đồ 5: BIỂU DIỄN DƯ NỢ TẠI NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM