Tỷ lệ thu nhập trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại nhno& ptnt chi nhánh huyện cầu kè. (Trang 45 - 50)

- Nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày:

21. Tỷ lệ thu nhập trong hoạt động cho vay

(21=20:4) % 13,86 7,9 9,49

22. Thu nhập cho vay /tổng thu nhập (22=20:19) % 99,39 99,22 99,28

Qua 03 năm ta thấy, hiệu quả đầu tư của vốn huy động trong tổng dư nợ ngày càng tăng. Năm 2009 bình quân 2,90 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2010 vốn huy động tăng so với năm 2009, thể hiện ở 2,75 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động bỏ ra. Sang năm 2011 chỉ số này đạt kết quả tốt nhất, trong 2,56 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Nhìn chung hiệu quả đầu tư của nguồn vốn huy động ngày càng tăng, điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả tương đối tốt, chi nhánh tận dụng triệt nguồn vốn huy động để cho vay. Tuy nhiên chi nhánh cũng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển để cho vay, mà vốn điều chuyển có chi phí cao hơn vốn huy động nên lợi nhuận cũng sẽ giảm. Do đó chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế để có thể cân đối được nguồn vốn cho vay của mình.

2.5.2. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn (%):

Đây là chỉ tiêu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thông qua tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động của Ngân hàng (thường thì tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn đạt 70% trở lên được xem là tốt), do đó các Ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của mình để tăng nguồn vốn hoạt động.

Nhìn chung qua 03 năm, nguồn vốn huy động có sự gia tăng theo chiều hướng tốt. Cụ thể, năm 2009 chi nhánh đã huy động được 32,60%. Đến năm 2010 nguồn vốn huy động tăng lên nhẹ sau khủng hoảng, lạm phát của nền kinh tế năm trước với tỷ lệ là 33,92%. Vốn huy động vẫn được duy trì tốt trong năm 2011 là 39% cho thấy công tác huy động vốn địa phương của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Điều này cho ta thấy Ngân hàng đã từng bước chủ động được nguồn vốn kinh doanh của mình nhiều hơn, tuy nhiên trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh ngày càng tăng thì Ngân hàng cần chú trọng và phát huy hơn nữa trong công tác huy động để có thể chủ động hơn được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

2.5.3. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn, trung dài hạn/ Doanh số cho vay (%):

Qua 03 năm ta nhận thấy hệ số này có biến động , cụ thể cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn, trung dài hạn so với doanh số cho vay năm 2009 (90,49% và 9,51%), năm 2010 (81,5% và 18,5%), năm 2011 (88,69% và 11,31%) điều này là phù hợp bởi vì trong những năm qua lãi suất huy động vốn thay đổi liên tục nên nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn .

Nhìn chung tỷ lệ thu hồi nợ trong những năm gần đây khá cao. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ thu hồi nợ là 87,77%, năm 2010 là 88,06%, năm 2011 là 95,93% tỷ lệ thu hồi nợ của Ngân hàng qua 03 năm có sự tăng lên, cho thấy hiệu quả thu hồi nợ qua các năm có sự tiến triển tốt. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư cho vay của Ngân hàng khá tốt, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng cho vay Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng cho vay, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ cho vay trong công tác thẩm định, trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.

2.5.5. Nợ xấu / Tổng dư nợ (%):

Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại Ngân hàng trong các năm qua liên tục tăng giảm, cụ thể năm 2009 tỷ lệ này là 0,12%, năm 2010 là 0,27%, đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,11%. Bất cứ một công việc kinh doanh nào cũng không lường trước được rủi ro vì nền kinh tế luôn biến động nhưng biết hạn chế được rủi ro đó là đã kinh doanh thành công. Ngân hàng cũng vậy, qua kết quả nợ xấu các năm: tỷ lệ nợ xấu đều nhỏ hơn 1%, đây là đều rất tốt, Ngân hàng cần phát huy hơn nữa.

Tóm lại, dựa vào tỷ lệ nợ xấu qua các năm của NHNo&PTNT Cầu Kè ta thấy rõ vấn đề mở rộng đầu tư cho vay đang ngày càng phát triển và hoạt động rất hiệu quả.

2.5.6.Vòng quay vốn cho vay (Vòng):

Trong những năm vừa qua, vòng quay vốn cho vay của NHNo&PTNT Cầu Kè khá ổn định qua các năm. Năm 2009 vòng quay vốn cho vay là 1,16 vòng, năm 2010 là 1,58 vòng, sang năm 2011 vòng quay vốn cho vay là 1,64 vòng. Vòng quay vốn cho vay đều tăng qua các năm, chứng tỏ vốn của Ngân hàng được quay vòng nhanh để tái đầu tư tránh rủi ro. Nhưng nhìn chung vòng quay vốn cho vay tăng còn thấp, Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để đạt được vòng quay vốn ngày càng cao.

2.5.7.Tỷ lệ thu nhập trong hoạt động cho vay (%):

Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tỷ lệ thu nhập trong hoạt động cho vay có nhiều biến động. Năm 2009 là 13,86% năm 2010 là 7,9% sang năm 2011 là 9,49% chứng tỏ ngân hàng đầu tư doanh số nhiều nhưng chưa mang lại hiệu quả. Trong những năm tiếp theo cần phải quan tâm để nâng tỷ lệ này lên càng cao càng tốt.

hàng chủ yếu hơn 99% là thu nhập từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh dịch vụ để mở rộng thu nhập và phân tán rủi ro.

2.6. Đánh giá hoạt động cho vay của chi nhánh (bằng mô hình SWOT): 2.6.1. Điểm mạnh của chi nhánh trong hoạt động cho vay: 2.6.1. Điểm mạnh của chi nhánh trong hoạt động cho vay:

- Ngân hàng No&PTNT huyện Cầu Kè là Ngân hàng hoạt động đầu tiên trên địa bàn đã gắn bó cùng khách hàng nhiều năm là hình ảnh quen thuộc trong mắt mọi người, có Phòng giao dịch phục vụ tận xã.

- Vì là Ngân hàng hoạt động sớm nhất trên địa bàn nên chiếm đa số các thị phần về cho vay, huy động vốn, và cung ứng các sản phẩm dịch vụ v.v…

- Là Ngân hàng Nông nghiệp nên rất có lợi thế trong cho vay nông nghiệp. - Là chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam nên có nguồn lực tài chính mạnh.

- Việc điều chuyển vốn từ Hội sở về chi nhánh và từ chi nhánh về Hội sở rất nhanh chóng, kịp thời.

- Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng hóa.

- Có cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý , gọn nhẹ, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chuyên tâm công tác, có nhiều kinh nghiệm và không ngừng học hỏi.

- Ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng như Công nghệ thông tin nên việc xử lý thông tin dữ liệu rất nhanh chóng góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho Ngân hàng và cho khách hàng.

2.6.2. Điểm yếu của chi nhánh trong hoạt động cho vay:

- Mặc dù có nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc nhưng nguồn nhân lực đó hiện nay đã lớn tuổi nên việc tiếp thu những tiến bộ của công nghệ bị hạn chế.

- Công nghệ mới được triển khai nhưng việc triển khai bị chậm trễ hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

- Năng lực quản lý, điều hành trong lĩnh vực Quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế..

2.6.3 Những thuận lợi của chi nhánh trong hoạt động cho vay:

- Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của BCHT.Ư Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông” - NV) vào cuộc sống đã giúp cho NHNo&PTNT nói chung có thêm bước vững chắc trong việc đầu tư cho nông dân vay vốn sản xuất (Đây cũng là lĩnh vực đầu tư nhiều nhất của NHNo&PTNT huyện Cầu Kè).

- Được sự hỗ trợ tốt của các cấp các ngành trong cùng địa phương từ khâu thẩm định tư cách pháp nhân của người vay cho đến khi thu hồi được nợ.

- Chính sách bình ổn giá lương thực của nhà nước giúp cho người nông dân làm ăn thu được lợi nhuận cao từ đó Ngân hàng cũng được nợ gốc, lãi một cách dễ dàng.

2.6.4. Những khó khăn của chi nhánh trong hoạt động cho vay:

- Ngày càng xuất hiện những Ngân hàng mới trên địa bàn nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, điều này sẽ gây áp lực rất lớn.

- Xu hướng của thị trường là những sản phẩm mới, tốt và rẻ.

- Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới và các NHTM Việt Nam cũng chịu sự tác động không nhỏ; trong đó NHNo&PTNT Việt Nam cũng cùng chịu sự tác động đó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CẦU KÈ HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CẦU KÈ

Một số giải pháp đối với NHNo&PTNT huyện Cầu Kè: - Đơn giản hoá các thủ tục cho vay:

NHNo&PTNT Cầu Kè nên đơn giản hoá các thủ tục xin vay vốn, đẩy nhanh quá trình điều tra xét duyệt cho đối với các dự án có hiệu quả, quá trình xét duyệt còn chậm nhất là những khách hàng mới, vì còn thiếu thông tin về khách hàng nên còn phải thăm dò. Nhìn chung, khách hàng đi vay vốn bao giờ cũng ngại thủ tục xét duyệt cho vay quá nhiều.

Việc đơn giản hoá như vậy sẽ làm khách hàng không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng. Việc các thủ tục xét duyệt đơn giản cũng sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng điều tra có trọng điểm, không mất thời gian tìm hiểu quá lâu. Đơn giản không có nghĩa là qua loa, hời hợt đó là nguyên tắc của ngân hàng trước khi điều tra cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại nhno& ptnt chi nhánh huyện cầu kè. (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w