3.2.1. về phía trường mầm non
BP. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho từng lớp, tăng cường đồ dùng, đồ chơi, mở rộng diện tích đối với các lớp học đông trẻ, mở lớp dạy đàn,hát cho trẻ có năng khiếu.
BQ. Nhà trường cần có kế hoạch thực hiện những chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc cũng như các hoạt động khác.
BR. Nhà trường nên thường xuyên tố chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho giáo viên và trẻ theo chủ đề hoặc vào các ngày lễ trong năm đế kết hợp
giáo dục những đức tính, hành vi, thói quen đạo đức cho trẻ.
BS. Ban giám hiệu, tố chuyên môn thường xuyên dự giờ các hoạt động âm nhạc ngoài việc đánh giá ưu điểm, hạn chế chung của hoạt động thì tổ chuyên môn nên đánh giá cả việc giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức và thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc. Qua đó giáo viên rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp về giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc.
3.2.2. về phía giáo viên
BT. Giáo viên cần xác định được ở lứa tuổi mẫu giáo bé, trẻ cần hiếu về đạo đức là những gì? Đe từ đó giáo viên hướng dẫn trẻ hiểu các nội dung đó trên cơ sở những gì trẻ đã biết. Từ đó, giáo viên cho trẻ thực hành, rèn luyện các kĩ năng đã được học. Uốn nắn, sửa chữa, nhắc nhở trẻ giáo dục những hành vi đạo đức nào.
BU. Tùy vào từng chủ đề mà giáo viên nên lựa chon các tác phẩm âm nhạc sao cho phù họp với trẻ và phù hợp với nội dung xây dựng trước khi tiến hành hoạt động dạy học. Từ đó mà giáo viên có kế hoạch dạy cụ thể, chính xác và giải thuyết các tình huống xảy ra tốt hơn.
BV. Trong quá trình khai thác nội dung cho trẻ, giáo viên cần chú ý đặt ra hệ thống câu hởi nhằm gợi mở, phát huy được hết khả năng của trẻ. Ngoài ra cần quan tâm đến những trẻ học yếu, nâng cao mở rộng cho những trẻ học khá.
Giáo viên cần phân tích rõ nội dung lời ca của bài hát và liên hệ với thực tế xung quanh trẻ. Từ đó, hướng trẻ có nhũng hành vi có văn hóa, thói quen lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày.
BW. Giáo viên cần giao tiếp với trẻ một cách nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi, khơi gợi những cảm xúc của trẻ.
BX. Do trẻ mầm non học theo lối bắt chước không chỉ trong học tập mà còn trong sinh hoạt hằng ngày, bởi vậy mà trong cuộc sống sinh hoạt của giáo viên, giáo viên nên chú ý trong các mối quan hệ đúng đắn, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức lối sống, ứng xử trong tập thể. Tập thể giáo viên phải là một tấm gương đạo đức cho trẻ noi theo.
3.2.3. về phía gia đình trẻ
BY. Cùng với mục tiêu gia đình luôn bên bé thì vai trò của phụ huynh trong việc giáo dục là không hề nhỏ. Giáo viên và nhà trường cần trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức trong thời kì đất nước đang trong giai đoạn phát trien và hội nhập.
BZ. Ngoài việc quan tâm đến đời sống sinh hoạt của con cái thì phụ huynh nên có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động âm nhạc
CA. Có rất nhiều chương trình truyền hình, sân chơi giải trí âm nhạc giành cho độ tuổi thếu nhi ngày nay. Bởi vậy gia đình nên cho trẻ xem, nghe các bài hát, các bài biểu diễn văn nghệ làm khơi gợi lòng yêu thích âm nhạc đến trẻ.
CB. Gia đình nên lựa chọn tác phẩm có nội dung đảm bảo tính trong sáng, đảm bảo tính nghệ thuật và có khả năng kích thích, phát triển đạo đức cho trẻ. Bởi trẻ học qua cái nhìn trực quan nên gia đình nên kết hợp giải thích, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức một cách nhẹ nhàng.
CC. Gia đình luôn tận dụng những tình huống sẵn có khi trẻ tham gia vào các hoạt động diễn xuất âm nhạc như lễ hội, liên hoan, văn nghệ làng, xóm,...
CD. Phụ huynh luôn phải nắm bắt kịp thời những thông tin, tình hình học tập của trẻ trên lớp thông qua số liên lạc và gặp trực tiếp giáo viên giảng dạy.
Từ đó, cần có sự trao đối với nhà trường về sự phát triển của trẻ, tình hình giáo dục
đạo đức đê trẻ đạt hiệu quả giáo dục cao.
CE. PHẦN 3: KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ