Kiến nghị đối với DNVVN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương thành công (Trang 81 - 86)

Qua phân tích ta đã thấy rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNVVN có phần do chính các doanh nghiệp này gây lên. Để ngân hàng có thể tăng cường mở rộng cho vay DNVVN thì chính doanh nghiệp cũng phải có những cố gắng và thay đổi cơ bản.

Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn rất quan trọng đối với các DNVVN, do nguồn vốn này ổn định và có lãnh suất tương đối thấp, nhiều ưu đãi đối với các DNVVN, do đó bản than các DNVVN cần phải hoàn thiện nâng cao năng lực kinh doanh, lập các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nâng cao uy tín trước ngân hàng. Sau đây luận văn xin đưa ra một số kiến nghị với các DNVVN như sau:

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì khả năng quản lý tốt của chủ doanh nghiệp luôn là lợi thế lớn của mỗi doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nâng cao uy tín người chủ doanh nghiệp với ngân hàng đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần liên tục bổ sung và trang bị cho mình những kiến thức kinh doanh cần thiết. Kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương các chủ doanh nghiệp cần tích cực tham gia các khoa đào tạo, các hiệp hội, câu lạc bộ đề có thể bổ sung những kiến thức cơ bản và nâng cao về quản lý kinh tế, kính nghiệm về thị trường, sản xuất kinh doanh…

Trong công tác quản lý doanh nghiệp một khâu không thể thiếu đýợc vŕ hiện nay rất yếu của DNVVN là công tác kế toán. Muốn giúp cho doanh nghiệp phát triển, chủ doanh nghiệp phải nắm bắt đýợc đầy đủ chính xác doanh nghiệp của mình và tạo sự tin cậy của ngân hàng đòi hỏi DNVVN cần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của mình. Công tác kế toán phải được chuyển môn hoá, phải do người có trình độ nghiệp vụ đảm nhận và phải đảm báo tính chính xác, trung thực… Ngoài ra để đảm bảo tính chính xác cũng như độ tin cậy của báo cáo tài chính, DNVVN có thể áp dụng thường xuyên công tác kiểm toán báo cáo tài chính.

Để tạo thuận lợi cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất kính doanh của doanh nghiệp chủ động, ổn định, có hiệu quả, không bị bất ngờ trước thay đổi của thị trường và cũng là một điều kiện không thể thiếu được nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong điều kiện kinh doanh hiện này doanh nghiệp cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, định hướng kinh doanh của minh cho phù hợp với khả năng và thực tế thị trường.

Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài thì yếu tố không thể thiếu được và cũng là nhân tố làm tăng thêm khả năng ủng hộ từ bên ngoài đối với DNVVN đó là tự minh nâng cao nội lực bản than. Điểm yếu của các doanh nghiệp này là nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé và thường lại không đủ theo như đăng ký kinh doanh. Do đó DNVVN cần có giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng tài chính của mình bằng cách phát hành cổ phiếu, mời gọi các đối tác đầu tư, thu hút các nguồn vốn ưu đãi, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài…

Dù ngân hàng có sự cởi mở thế nào thì trước khi muốn có quan hệ tín dụng tối thiểu DNVVN cũng phải có ít nhất một phần tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này thì việc thế chấp chính là cơ sở sản xuất kinh doanh của mình là phương án hữu hiệu và thuận lợi nhất với DNVVN. Để công việc này thuận tiện, DNVVN nên chủ động sớm hoàn thiện các giấy tờ về quyền sở dụng cũng như sở hữu tài sản.

*)Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, mở rộng mối quan hệ:

Để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, vấn đề hết sức quan trọng là DNVVN phải không ngừng nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường của mình, nhất là trong xu thế phát triển hộ nhập như hiện nay.

Bên cạnh đó, để tạo được vị trí ổn định cũng như đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh, DNVVN cần có chiến lược tiếp cận và biến mình trở thành vệ tính không thể thiếu được của một số doanh nghiệp có quy mô lớn. Nếu làm được việc này thì không những tạo sự ổn định cho doanh nghiệp mà còn là cơ sở khá tốt để ngân hàng xem xét quyết định cho vay đầu tư vào các phương án sản xuất kinh doanh.

*)Tận dụng tối da sự hỗ trợ của Chính phủ, địa phương và các cơ quan chức năng:

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có định hướng khá rõ ràng nhằm khuyến khích phát triển DNVVN, Chính phủ đã có nhiều văn bản quan trọng đề ra rất nhiều các chính sách và giải pháp hỗ trợ, ưu đãi để DNVVN phát triển. Đây là cơ hội thuận lợi để các DNVVN nắm bắt và tận dụng các ưu đãi đó chó sự nghiệp phát triển của mình. DNVVN cần chủ động tiếp cận các chính sách ưu đãi cũng như tận dụng tối ta sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương. Đặc biệt cần tham gia và quan tâm đến các hiệp hội, các quỹ của Chính phủ thành lập ra để hỗ trợ DNVVN.

*)Chủ động tiếp cận và tìm hiểu về ngân hàng:

Một trong những khó khăn của DNVNN là luôn có ý quan ngại khi tiếp cận với ngân hàng, lo lắng về các thủ tục cũng như những yêu cầu mà ngân hàng đặt ra… Tất cả những hạn chế này đều do sự hiểu biết về ngân hàng của DNVVN còn hạn chế, nhất là hiểu biết về trình độ tự thực hiện các quy trình nghiệp vụ và những thủ tục cần thiết khi vay vốn ngân hàng. Để khắc phục hạn chế này, giúp doanh nghiệp nắm bắt được các trình tự thủ tục vay vốn, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho ngân hàng, kịp thời xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, qua đó rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, DNVVN cần chủ động thự hiện:

Tìm hiểu về các ngân hàng, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều công khai các sản phẩm dịch vụ cũng như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc khi doanh nghiệp đến với ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu này, ngoài việc nắm bắt được các sản phẩm dịch vụ cũng như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc của ngân hàng,

DNVVN còn có thêm thông tin để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả và chính xác xem ngân hàng nào có thể phụ vụ và đem lại tiện ích cho doanh nghiệp nhất.

Một điểm rất quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết và cũng đủ tin tưởng để làm đó là đối với ngân hàng nên xác định đây phải là đối tác tin cậy nhất của minh và không nên dấu diếm điều gì với ngân hàng kể cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.Thực tế nhiều bài học xương máu đã được chứng mình, nếu doanh nghiệp còn ngần ngại và dấu diếm ngân hàng sẽ dẫn đến độ tin tưởng của ngân hàng với doanh nghiệp bị hạn chế, ngân hàng sẽ không nắm bắt kịp thời tình hình về doanh nghiệp để có thể đưa ra những tư vấn rất thiết thực vầ hiệu quả, và đặc biệt khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh ngân hàng không biết và không dám cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ấy, nhiều khi dã vô tình đẩy doanh nghiệp vào bước đường cùng. Tất nhiên trường hợp này sẽ hoàn toàn không đúng với một số doanh nghiệp mà ngay tư khi đến đặt vấn đề vay vốn ngân hàng đã che dấu nhiều điều không tốt của mình chỉ với một mục tiệu là làm sao vay được tiền của ngân hàng.

KẾT LUẬN

DNVVN có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Vì thế việc phát triển tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này là chiến lược cho các ngân hàng thương mại nói chung và của Vietcombank nói riêng. Thấy được điều đó Vietcombank đã có nhiều chú ý đến các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong thực tế mối quan hệ của Vietcombank với các DNVVN còn nhiều bất cập, nhiều khi chưa tìm được tiếng nói chung. Vì thế việc tìm ra các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các DNVVN tại Vietcombank là một vấn đề vô cùng cần thiết.

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng cho vay của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công đối với loại hình DNVVN cho thấy đáng kể,dư nợ cho vay của ngân hàng đối với DNVVN đã tăng lên rất nhiều tuy nhiêu vẫn chiếm tỷ trọng chưa lớn trong tổng dự nợ cho vay của toàn chi nhánh. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện , rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Đăng Khâm và ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong phòng tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thành Công đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà – NXB Thống Kê 2006.

2. Các trang tin điện tử của bộ kế hoạch đầu tư ,bộ tài chính ngân hàng 3. Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose 2004.

4. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin – NXB Khoa học kỹ thuật 1994.

5. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, TS.Lê Xuân Bá, TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng-NXB Chính trị quốc giá 2006.

6. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Đình Hương – NHB Chính trị Quốc gia 2002.

7. Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 21-27

8. Luật doanh nghiệp 2005, luật các tổ chức tín dụng 2004, luật ngân hàng Nhà nước 1998 và các văn bản luật của Ngân hàng Nhà nước và những hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

9. Sổ tay tín dụng và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009,2010,2011 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công.

10. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp DNVVN. 11. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương thành công (Trang 81 - 86)