Giới thiệu chung về Vietcombank

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại vietcombank chi nhánh sóng thần (Trang 21 - 25)

Chương 2: Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Sóng Thần

2.1 Giới thiệu chung về Vietcombank

2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.

Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-ttg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.

Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp ngày 23/5 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (vietcombank) chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một ngân hàng thương mại cổ phần. Với vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 đồng.

Ngày 31/12/2008, Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết 112.285.426 cổ phiếu chiếm.

Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.

2.1.2 Thành tựu, vị thế của Vietcombank.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Năm 2004 Vietcombank được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp, Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn, 07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam năm 2008. Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn bởi Asiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào danh sách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này, 7/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương mại năm 2009 do độc giả tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này, 9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan trọng trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và

giao dịch điện tử. (The Asian Banker Talent and Leadership Development Award Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012). Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận được giải thưởng này (2008 - 2012).

2.1.3 Tình hình kinh doanh của Vietcombank.

Bảng 2. 1 Cơ cấu nợ theo nhóm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 89,27% 84,47% 85,89%

Nợ cần chú ý 10,13% 14,93% 12,88%

Nợ dưới tiêu chuẩn 0,59% 0,61% 1,23%

Nợ nghi ngờ 0,17% 0,32% 0,51%

Nợ có khả năng

mất vốn 2,13% 1,14% 0,55%

Nguồn: Vietcombank

Nguồn: Vietcombank Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu nợ theo nhóm

Rủi ro tín dụng của Vietcombank được quản lý theo hướng tập trung, qua 3 năm 2010, 2011,2012, chúng ta thấy được tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của họ luôn sấp xỉ 90%,tỷ lệ

nợ xấu(nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) qua 3 năm chưa có năm nào vượt 3%. Điều này cho thấy rằng chính sách tín dụng của họ quản lý khá tốt, khá chặt chẽ. Trong khi đó nợ xấu là vấn đề nan giải khi mà rất nhiều ngân hàng vướng phải để rồi phải cơ cấu lại ngân hàng của mình(Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Tín Nghĩa, Đệ Nhất năm 2011,...), thì họ đã quản lý tốt được dòng vốn của mình, đưa đến nơi cần đến, phát huy tốt vai trò là trung gian tài chính. Trong kinh doanh thì không ai có thể tránh được rủi ro mà chỉ có thể hạn chế được rủi ro xuống mức thấp nhất, không vì lợi nhuận mà làm mất đi đồng vốn của mình, của người gửi tiền. Nhờ đó tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là thấp qua 3 năm 2010,2011,2012(2,89; 2,07; 2,29).

Về nợ theo kỳ hạn:

Nguồn: Vietcombank

Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu nợ theo thời hạn

Dư nợ về ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm hơn một nửa tổng dư nợ, nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản đáp ứng bù đắp vốn lưu động cho doanh nghiệp là chính.

Là ngân hàng có được nguồn vốn lớn và rẻ chính vì thế mà các dự án lớn luôn được các nhà đầu tư tìm đến với họ, chính vì thế mà nợ dài hạn cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này thể hiện được uy tín và vị trí của ngân hàng trên thị trường. Năm 2010;2011;2012 là 3 năm khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thị trường tài chính bất ổn,

… tuy nhiên với vị thế là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính Vietcombank đã phát huy tốt vai trò của mình thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2. 2: Cơ cấu nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT:1.000 VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Hợp tác xã và Công ty tư nhân 6.510.681.000 4.411.825.000 5.356.926.000 Công ty TNHH 32.851.968.000 38.452.780.000 48.660.496.000 Doanh nghiệp nhà nước 61.249.054.000 55.775.069.000 58.557.802.000 Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài 9.744.238.000 12.892.737.000 13.290.205.000 Khác 47.748.872.000 77.012.332.000 86.513.537.000 Cá nhân, khác 18.709.093.000 20.872.890.000 28.783.709.000 Nguồn: Vietcombank Tuy khó khăn nhưng vẫn phát huy tốt vai trò là nơi lưu thông, dẫn nguồn vốn tới nay cần thiết để phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế.

Chính vì thế trong 3 năm 2010; 2011; 2012 lợi nhuận của Vietcombank luôn duy trì ở mức cao 4.214,544 tỷ(2010);4.196,811 tỷ(2011); 4.403,706 tỷ(2012); do phải trích lập dự phòng cao cho nên 2011, 2012 lợi nhuận giảm hơn so với 2010.Luôn dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên thì năm 2012 xếp thứ 2 sau Vietinbank. Về tổng tài sản đạt 414.475,073 tỷ(tính đến 31-12-2012).

Trong 3 năm qua là năm đầy biến động của thị trường tài chính tiền tệ, tuy nhiên với sự đồng tâm hiệp lực của các đơn vị trong hệ thống, sự sát sao và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệt tình của các cổ đông, Vietcombank đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, tiếp tục khẳng định vị thế là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại vietcombank chi nhánh sóng thần (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w