Chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại vietcombank chi nhánh sóng thần (Trang 34 - 37)

Chương 2: Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Sóng Thần

2.3 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp đối với Vietcombank Sóng Thần

2.3.2 Chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Bảng 2. 8: Cơ cấu nợ nợ theo nhóm

ĐVT: TRIỆU ĐỒNG

Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng

Nợ đủ tiêu chuẩn 1.092.077,5 77,53% 1.282.734,4 82,48%

Nợ cần chú ý 250.232 17,77% 209.272 13,44%

Nợ dưới tiêu chuẩn 35.324 2,51% 25.645 1,65%

Nợ nghi ngờ 25.746 1,83% 33.421 2,15%

Nợ có khả năng mất vốn 514.2 0,37% 442.3 0,28

Nguồn: Vietcombank Sóng Thần Tỷ lệ nợ quá hạn là 22,48%(2011) và 17,52%(2012), tỷ lệ này là tương đối cao đối với ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro khá tốt. Tuy nhiên tỷ lệ nợ này tập trung chủ yếu ở nợ cần chú ý vì thế cũng không đáng lo là mấy. Một phần là do khách hàng của ngân hàng là những công ty có uy tín lâu năm, có lượng giao dịch lớn và thường xuyên đối với ngân hàng, chính vì thế có thể họ chỉ chậm thanh toán các khoản nợ của mình là do một vài nguyên nhân khách quan như: đối tác của họ chưa trả kịp tiền, trục trặc một số giấy tờ pháp lý đối với đối tác của mình,…

Nợ cần chú ý 2012 giảm đáng kể so với 2011, giảm tới gần 4%, đó là nhờ vào chính sách thận trọng hơn trong việc cho vay, tuy nhiên thì nợ nghi ngờ 2012 tăng lên so với 2011, tuy nhiên theo lãnh đạo phòng thì các khoản nợ đó là do ngân hàng thận trọng hơn trong việc phân loại nợ, chính vì thế mà các khoản nợ dưới tiêu chuẩn sau khi được thẩm định đánh giá lại mà cảm thấy không có khả quan thì sẽ đẩy xuống nhóm nợ nghi ngờ chính vì thế làm cho khoản nợ nghi ngờ đối với doanh nghiệp tăng lên.

Tỷ lệ nợ xấu lần luợt là 4,41%(2011) và 3,08%(2012), năm 2012 giảm so với 2011 là do nợ có khả năng mất vốn của 2012 giảm xuống, tuy nhiên do đã nói đến ở trên thì nợ nghi ngờ lại tăng lên.

Khả năng quản trị yếu kém của ban lãnh đạo làm cho doanh nghiệp bị phá sản, mất khả năng trả nợ. Năng lực tài chính quá yếu kém do lỗ liên tục đây là hệ quả của khả năng quản trị kém, sự dụng vốn vay sai mục đích, thị trường đầu vào bị biến động đột ngột làm cho chi phí sản xuất lên cao giá thành sản phẩm tăng lên nên không tiêu thụ được do đó doanh nghiệp không có tiền,ngoài ra đối với tài sản đảm bảo có giá trị từ 5 tỷ trở lên thì cán bộ của phòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng không trực tiếp thẩm định mà phía doanh nghiệp vay vốn sẽ phải thuê ở ngoài điều làm làm cho giá trị của tài sản đảm bảo có thể sẽ được đẩy lên cao hơn gây bất lợi đối với ngân hàng.

Về đạo đức nghề nghiệp thì trước đến giờ cán bộ khách hàng của phòng doanh nghiệp luôn làm việc một cách khác quan vì thế rủi ro trong công việc cũng được giảm xuống

Trong 2 năm vừa qua nợ xấu là vấn đề nan giải của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhìn vào thì thấy tỷ lệ này của cho vay doanh nghiệp của chi nhánh là cao nhưng nhìn vào con số thực tế thì nó chỉ là con số nhỏ trong tổng số nợ xấu của cả hệ thống Vietcombank. Trong thời kỳ khó khăn như thế, nếu không cho vay thì khách hàng sẽ cho rằng mình không quan tâm đến họ, nhưng nếu cho vay ra thì đồng vốn của người gửi tiền và của ngân hàng sẽ phải gặp rủi ro rất lớn. Tuy nhiên với năng lực của mình thì đối với chi nhánh đó là sự nỗ lức không ngừng của toàn bộ cán bộ, duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp đối với doanh nghiệp trong 2 năm qua không phải là vấn đề đơn giản đối với một phòng ban như thế này, trong khi phải quản lý hàng ngàn tỷ cho vay ra, với số lượng khách hàng khá lớn, thì con số nợ xấu như trên là con số khá thấp. Trong kinh doanh không ai có thể tránh được rủi ro, đối với 1 ngân hàng cũng vậy, với khối lượng công việc lớn như vậy, thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên thì phòng khách hàng doanh nghiệp đã giảm được rủi ro xuống mức thấp nhất có thể đó là một thành công lớn.

Hệ số thu nợ:

Bảng 2. 9: Hệ số thu nợ

ĐVT: TRIỆU ĐỒNG

Nguồn: Vietcombank Sóng Thần Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng chứng tỏ ngân hàng đã quản lý tốt hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình. Để thấy rõ tình hình thu nợ và cho vay doanh nghiệp, ta xem biểu đồ sau :

Nguồn: Vietcombank Sóng Thần Biểu đồ 2. 5: Tăng trưởng hệ số thu nợ

Ta thấy hệ số thu nợ TDDN của ngân hàng tăng qua 2 năm, vì số liệu chỉ có 2 năm vì thế chưa thể khẳng định được rõ ràng đây là điều tốt hay xấu, tuy nhiên so với năm 2011 thì 2012 ngân hàng đã làm tốt trong công tác thu nợ nợ của mình, với hệ số thu nợ trong 2 năm 2011, 2012 đều trên 90% là một điều rất tốt đối với ngân hàng, bởi lẽ đây là 2 năm khó khăn của nền kinh tế, duy trì được tỷ lệ như trên là rất đáng khích lệ.

Vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp năm 2012 là 277,66% đây là tỷ lệ cao, chứng tỏ dòng vốn luôn được lưu chuyển đều đặn, tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng

Chỉ tiêu 2011 2012

Doanh số cho vay 3.898.800 4.114.800

Doanh số thu nợ 3.723.421 3.961.609

Hệ số thu nợ 95,5% 96,3%

thu nợ tốt của ngân hàng, nhờ vào khả năng thu nợ tốt mà ngân hàng có được nguồn vốn đều đặn, luôn đảm bảo được nguồn vốn để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi cần vốn.

Tóm lại:khách hàng doanh nghiệp là đối tượng khách hàng luôn được các ngân hàng quan tâm và là nguồn thu chính của ngân hàng, đối với Vietcombank chi nhánh Sóng Thần cũng không là ngoại lệ, lợi nhuận của phòng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm 90% tổng lợi nhuận của toàn chi nhánh. Do giá trị các khoản vay lớn và mang tính ổn định thường xuyên. Chính vì thế hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại chi nhánh trong 2 năm hoạt động có những bước phát triển cao và bền vững, thể hiện nỗ lực của chi nhánh trong những năm qua, đặc biệt là tại khu vực hoạt động động của mình, không chỉ có được nguồn khách hàng ở xung quanh mà đã thường xuyên mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp ở nhiều khu vực khác=> chi nhánh có rất nhiều triển vọng để phát triển cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại vietcombank chi nhánh sóng thần (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w