Chăm sóc người bệnh sau can thiệp động mạch chi dưới

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh sau can thiệp bệnh Động mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện trung Ương quân Đội 108 năm 2024 và một số yếu tố liên quan (Trang 23 - 28)

1.4.1. Khái niệm chăm sóc điều dưỡng

Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyên môn của người điều dưỡng đối với người bệnh từ khi vào viện đến lúc ra viện. Nội dung chính bao gồm: chăm sóc về thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch theo dõi, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho Hình 1.9. Minh họa phẫu thuật làm cầu nối động mạch ngoại vi

người bệnh. Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnh ra viện hoặc tử vong. Công tác chăm sóc dưỡng trong bệnh viện đảm bảo lấy người bệnh làm trung tâm, các hoạt động chăm sóc, dịch vụ chăm sóc, điều trị dựa trên các đánh giá nhu cầu của người bệnh và hướng tới người bệnh để phục vụ [8].

1.4.2. Học thuyết điều dưỡng được áp dụng trong nghiên cứu

Học thuyết điều dưỡng là kết quả những khái niệm được xác định, được công nhận một cách có hệ thống qua các nghiên cứu khoa học điều dưỡng, có liên quan đến những hiện tượng, sự kiện chăm sóc thực hành điều dưỡng nhằm hướng dẫn việc chăm sóc điều dưỡng đạt được hiệu quả tốt [8],[9].

- Học thuyết Nightingale: việc làm của Florence Nightingale được xem như mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành điều dưỡng. Theo Meleis (1998) ghi nhận rằng học thuyết Nightingale dùng môi trường như một phương tiện để điều dưỡng chăm sóc người bệnh, học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh viện của điều dưỡng, đó là kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vấn đề vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường [52].

ĐD cần biết tất cả môi trường ảnh hưởng đến bệnh, tật để tận dụng, môi trường xung quanh để tác động vào việc chăm sóc.

Môi trường: sự thông khí trong lành, ánh sáng, sức nóng, sự sạch sẽ, yên tĩnh, vệ sinh cá nhân để lồng ghép vào chăm sóc và điều trị.

Học thuyết này vẫn còn giá trị trong thực hành: đó là kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn, vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường.

- Học thuyết Henderson: Virginia Henderson xác định rằng điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết trong cái chết êm ả miễn là họ có đủ nghị lực, kiến thức, ý chí để hợp tác thực hiện. Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt, học thuyết Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản [28]: hô hấp bình thường, ăn uống đầy đủ, chăm sóc bài tiết, ngủ và nghỉ ngơi, vận động và tư thế đúng, mặc quần áo thích hợp, duy trì nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cơ thể, tránh nguy hiểm, an toàn, được giao tiếp tốt, tôn trọng tự do tín ngưỡng, được tự chăm sóc làm việc, vui chơi và giải trí, học tập có kiến thức cần thiết

- Học thuyết Orem: Dorothea Orem (1971) xác định việc chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc người bệnh tự chăm sóc. Orem khẳng định việc tự chăm sóc người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng cao. Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc. Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến khi người bệnh tự làm lấy tất cả. Orem phân thành 3 mức độ có thể tự chăm sóc [50].

- Phụ thuộc hoàn toàn: người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và

kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người chăm sóc trực tiếp cho họ.

- Phụ thuộc một phần: chăm sóc hỗ trợ khi người bệnh bị hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ.

- Không cần phụ thuộc: người bệnh tự mình hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm.

1.4.3. Quy trình điều dưỡng

Quy trình điều dưỡng là hệ thống các hoạt động và phương pháp tổ chức, tuân theo một kế hoạch đã định trước để đạt được kết quả và đáp ứng nhu cầu thiết riêng biệt cho mỗi người bệnh [8],[9].

Quy trình điều dưỡng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của điều dưỡng, giúp cho việc chăm sóc người bệnh được toàn diện, liên tục và không bỏ sót.

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG 5 BƯỚC

Nhận định

Chẩn đoán ĐD

Lập kế hoạch chăm

sóc

Thực hiện kế hoạch

Đánh giá

1.4.4. Chăm sóc người bệnh sau can thiệp mạch chi dưới

Bệnh ĐMCD là một bệnh nặng diễn biến khó lường trước vì vậy cần được theo dõi, chăm sóc chặt chẽ, phát hiện xử trí biến chứng kịp thời, đồng thời điều trị phục hồi chức năng hợp lý để đưa lại sức khỏe, cuộc sống bình thường cho người bệnh và hạn chế tối đa tử vong và tàn phế sau khi bị bệnh.

- Nhận định tình trạng người bệnh:

+ Toàn trạng: BN có tỉnh không, có tình trạng phản vệ không?

+ Theo dõi dấu chứng sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2 + Màu sắc da, đầu chi, độ ấm và cảm giác của chi can thiệp?

+ Quan sát vị trí can thiệp có chảy máu, tụ máu không, tắc mạch chi cấp sau can thiệp không?

+ Bắt mạch mu chân hai bên

+ Theo dõi lượng nước tiểu người bệnh: bí tiểu, đái khó + Người bệnh bớt lo lắng về tình hình bệnh

+ Các xét nghiệm: theo y lệnh

+ Chế độ dinh dưỡng:uống nhiều nước đào thải thuốc cản quang tránh tình trạng suy thận + Chế độ vệ sinh: vệ sinh cá nhân cho người bệnh thay quần áo, bất động chân sau 6-8h - Chẩn đoán điều dưỡng:

+ Người bệnh đau chân liên quan đến giảm lượng máu đến nuôi dưỡng các chi

* Kết quả mong đợi: người bệnh hết đau chân làm tăng lượng máu đến nuôi các chi + Người bệnh lo lắng, mệt mỏi liên quan đến đau khó chịu sau can thiệp

* Kết quả mong đợi: người bệnh yên tâm sau khi được động viên và giải thích rõ.

+ Chảy máu, tụ máu, thiếu máu chi liên quan đến kỹ thuật băng ép hoặc không tuân thủ bất động.

* Kết quả mong đợi: hết chảy máu và đỡ tụ máu . + Người bệnh sốt liên quan đến thuốc cản quang

* Kết quả mong đợi: người bệnh hết sốt - Lập kế hoạch chăm sóc:

+ Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn

+ Theo dõi, phòng ngừa biến chứng.

+ Giảm đau, giảm lo lắng, mệt mỏi cho người bệnh.

+ Thực hiện các y lệnh điều trị.

+ Chế độ vệ sinh hướng dẫn vận động nghỉ ngơi phù hợp + Tư vấn giáo dục sức khỏe

- Thực hiện kế hoạch chăm sóc

+ Theo dõi sát DHST mỗi 30 phút hoặc 1 giờ/ lần Kiểm tra nơi chọc mạch kịp thời phát hiện biến chứng + Chế độ nghỉ ngơi và vận động

+ Khi người bệnh còn lưu sheat động mạch đùi: cố định chân 1-2 h đầu không cử động chân bên can thiệp

+ Khi người bệnh đã rút sheat động mạch đùi: cố định chân sau 6-8 giờ + Thay băng vị trí chọc mạch

- Giảm đau, giảm lo lắng cho người bệnh

+ Giữ bệnh phòng yên tĩnh, hạn chế người nhà vào thăm + Tạo không khí thân mật, ân cần, đầm ấm với người bệnh.

+ Trước khi làm thủ thuật hay xét nghiệm gì cần phải giải thích rõ cho người bệnh - Thực hiện y lệnh thuốc, xét nghiệm

+ Thực hiện y lệnh thuốc theo giờ +Tư vấn giáo dục sức khỏe

- Đánh giá kết quả chăm sóc + Người bệnh đỡ đau chân

+ Người bệnh và gia đình bớt lo lắng, yên tâm, tin tưởng điều trị + Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh

1.4.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp động mạch chi dưới

Có rất nhiều các yếu tố liên quan đến kết quả công tác chăm sóc người bệnh sau can thiệp bệnh ĐM chi dưới như các yếu tố tuổi, giới tính, điều kiện hoàn cảnh của người bệnh, tình trạng tổn thương trước khi can thiệp, … Trong quá trình chăm sóc người bệnh, điều dưỡng cần nắm được các yếu tố có liện quan đến ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị người bệnh

Nghiên cứu của Lê Thị Mến (2021) cho thấy kết quả chăm sóc phụ thuộc nhiều yếu tố như: tuổi > 80 tuổi; chỉ số BMI >23, Tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào có kết quả chăm sóc tốt cao hơn với tỷ lệ không hút thuốc lá. BMI và hút thuốc là hai yếu tố độc lập với kết quả chăm sóc tốt của người bệnh [6].

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh sau can thiệp bệnh Động mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện trung Ương quân Đội 108 năm 2024 và một số yếu tố liên quan (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)