Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả theo dõi và chăm sóc người bệnh sau can thiệp mạch chi dưới
3.4.4. Liên quan giữa phân loại tổn thương trước can thiệp với kết quả chăm sóc . 48 Chương 4 BÀN LUẬN
sóc
Các yếu tố liên quan
Kết quả chăm sóc
OR
(95% CI) p Tốt
(n, %)
Khá (n, %)
Phân loại Fontaine
Giai đoạn I-
IIa,b 63 (52,5) 13 (43,3)
1,4 (0,6 –
3,2) > 0,05 Giai đoạn
III-IV 57 (47,5) 17 (56,7)
Chỉ số ABI
³ 0,4 82 (68,3) 21 (70,0)
1,1 (0,5 –
2,9) < 0,05
< 0,4 38 (31,7) 9 (30,0)
Nhận xét: Chưa thấy mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với các yếu tố như tổn thương theo chi dưới phân loại Fontaine. Kết quả chăm sóc có mối liên quan với phân loại chỉ số ABI (p < 0,05).
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chăm sóc người bệnh bệnh dộng mạch chi dưới được can thiệp nội mạch
4.1.1. Tuổi và giới
Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với BĐMCDMT. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh lý này thường gặp ở nhóm người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên, với tỷ lệ mắc bệnh gia tăng rõ rệt khi độ tuổi tăng lên. Điều này có thể lý giải bởi quá trình thoái hóa tự nhiên của hệ mạch máu theo thời gian. Theo đó, thành động mạch có xu hướng trở nên dày và cứng hơn, khả năng co giãn giảm, và nguy cơ tích tụ các mảng xơ vữa tăng lên. Sự lão hóa mạch máu kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác như đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu đã dẫn đến tỷ lệ BĐMCDMT cao ở nhóm tuổi này
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi dưới 60 có 12 NB (8,0%). Nhóm tuổi 60 – 69 có 33 NB (22,0%), với 29 nam (29,3%) và 4 nữ (7,8%). Nhóm tuổi 70 – 79 là 51 NB (34,0%), trong đó 38 nam (38,4%) và 13 nữ (25,5%) và nhóm tuổi từ 80 trở lên có 54 NB (36,0%), với 23 nam (23,2%) và 31 nữ (60,1%). Tuổi trung bình là 74,6 ± 11,6 với 99 NB nam (66%) và 51 nữ (44%) cho thấy NB mắc bệnh lý bệnh ĐM chi dưới có tuổi trung bình khá cao và thường gặp ở nam (bảng 3.1, biểu đồ 3.1).
Bệnh động mạch chi dưới (PAD) là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở những người cao tuổi, và có sự khác biệt rõ rệt về giới tính trong tỷ lệ mắc bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ liên quan. Nghiên cứu của Lương Tuấn Anh (2019) cho thấy tuổi trung bình 75,6;
nhóm tuổi nhiều nhất là ≥80 (40%). Nam giới 67,1%; nữ giới 32,9% [2]. Nghiên cứu của Lê Thế Anh (2023) cho thấy Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69,3 ± 9,9. Tuổi trung bình nam giới là 69,3 ± 9,5; Tuổi trung bình nữ giới là 68,8 ±16,3 [1]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các tác giả trên.
Về giới tính, có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ mắc PAD giữa nam và nữ. Nghiên cứu cho thấy nam giới có xu hướng mắc PAD cao hơn nữ giới, điều này có thể liên quan đến lối sống và các yếu tố nguy cơ khác nhau giữa hai giới. Ngoài ra, các hormone sinh dục như estrogen ở nữ giới còn có khả năng bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, đặc biệt trước thời kỳ mãn kinh. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng
với các tác giả Lương Tuấn Anh (2019), Lê Thế Anh (2023) [1],[2]. Theo nghiên cứu của Liao và CS., nam giới có tỷ lệ mắc bệnh động mạch chi dưới cao hơn nữ giới, và điều này có thể phản ánh sự khác biệt trong hành vi sức khỏe và các yếu tố sinh lý [38]. Như vậy, tuổi và giới trong các nghiên cứu về bệnh động mạch chi dưới được điều trị bằng can thiệp nội mạch khá tương đồng và thể hiện nam giới tuổi cao thường có tỉ lệ mắc bệnh động mạch chi dưới cao hơn
Khi đánh giá chất lương chăm sóc, mặc dù tuổi trong các nghiên cứu là tương đồng, tuy nhiên một số nghiên cứu cũng cho thấy nhóm bệnh nhân cao tuổi thường sẽ có chất lượng chăm sóc sẽ không tốt như nhóm người bệnh trẻ tuổi hơn. Khi đánh giá theo giới thì nhóm nữ thường có kết quả chăm sóc tốt hơn. Do vậy, trong công tác chăm sóc người bệnh, đặc biệt là nhóm người bệnh sau can thiệp bệnh động mạch chi dưới cần chú trọng đến nhóm cao tuổi và các người bệnh là nam giới.
4.1.2. Yếu tố nguy cơ của người bệnh
Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) là một bệnh lý đa yếu tố, trong đó có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự hình thành và tiến triển của bệnh. Nghiên cứu này cũng đã xác định một số yếu tố nguy cơ điển hình có ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh và kết quả chăm sóc.
Nghiên cứu của chúng tôi về các yếu tố nguy cơ sức khỏe của NB cho thấy sự phân bố không đồng đều giữa nam và nữ trong các yếu tố như uống rượu bia, hút thuốc, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận, béo phì và can thiệp động mạch chi dưới. Cụ thể, tỷ lệ nam giới uống rượu bia (42,4%) và hút thuốc (52,5%) cao hơn nhiều so với nữ giới (3,9% và 2,0%, tương ứng). Nghiên cứu của Lương Tuấn Anh (2019) cũng cho thấy yếu tố nguy cơ chủ yếu là THA (64,7%), ĐTĐ (25,9%), RLCH lipid (25,9%), hút thuốc (24,7%) [2].
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng hút thuốc và uống rượu bia có vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm cả bệnh động mạch chi dưới (PAD) [42],[49]. Tình trạng tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi cũng được ghi nhận với tỷ lệ cao trong cả hai giới, với 88,9% nam và 90,2% nữ (bảng 3.2). Theo nghiên cứu của Emdin và CS., tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các biến cố mạch máu, bao gồm cả PAD [23]. Hơn nữa, đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ đáng chú ý, với 47,5% nam và 35,3% nữ mắc bệnh, cho thấy sự hiện diện của bệnh lý này
trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc PAD do ảnh hưởng đến chức năng mạch máu và gây ra tình trạng viêm [12]. Tỷ lệ suy tim và suy thận trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi khá thấp với 4,0% nam và 5,9% nữ suy tim, 4,0% nam và 2,0% nữ suy thận. Nghiên cứu của Lê Thị Mến (2021) cho thấy tăng huyết áp 88,0%, hút thuốc lá 57,1 %, đái tháo đường 39,7% [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 40,4% nam và 19,6% nữ đã từng trải qua can thiệp tái thông mạch chi dưới. Điều này cho thấy số lượng bệnh nhân phải can thiệp từ 2 lần trở lên khá cao.
Như vậy, các yếu tố nguy cơ của các bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới khá tương đồng trong các nghiên cứu. Các yếu tố nguy cơ như tuổi, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và bệnh lý đồng mắc ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của BĐMCDMT và khả năng phục hồi sau can thiệp. Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần được hướng dẫn thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ để cải thiện sức khỏe lâu dài và hạn chế tái phát
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng của người bệnh
Triệu chứng lâm sàng của bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) là một chỉ báo quan trọng giúp chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng thường xuất hiện ở các giai đoạn muộn khi động mạch đã bị hẹp hoặc tắc nghẽn đáng kể, gây thiếu máu cục bộ cho các mô chi dưới. Trong nghiên cứu này, các triệu chứng phổ biến bao gồm đau cách hồi, đau khi nghỉ, và biến chứng hoại tử mô. Những triệu chứng này phản ánh tình trạng thiếu máu chi dưới, mức độ tổn thương động mạch và khả năng tuần hoàn bù trừ của cơ thể
Bảng lâm sàng của bệnh động mạch chi dưới khá đa dạng trong đó có các triệu chứng nổi bật như đau, da lạnh và tím, hoại tử, …Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự thay đổi rõ rệt về lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới (PAD) trước và sau can thiệp.
Đau cách hồi là triệu chứng lâm sàng phổ biến và được coi là dấu hiệu điển hình của BĐMCDMT. Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh nhân đi bộ hoặc vận động, do lượng máu qua đoạn động mạch bị hẹp không đủ để cung cấp cho cơ bắp hoạt động. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu oxy của các mô giảm xuống, giúp bệnh nhân đỡ đau. Đau cách hồi thường
gặp nhất ở bắp chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở đùi hoặc mông, tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn động mạch. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi giảm mạnh từ 66,0%
trước can thiệp xuống còn 15,0% khi ra viện (p < 0,05) (bảng 3.4). Nghiên cứu Lê Thị Mến (2021) cũng cho kết quả tương tự hầu hết người bệnh cảm thấy đau vừa (trước can thiệp 66,3%), đau nhẹ (sau can thiệp 57,6%) và không cảm thấy đau sau can thiệp là 90,2% [6].
Trong nghiên cứu chủa chúng tôi, khoảng cách đi bộ cũng cải thiện đáng kể, với 83,3% bệnh nhân không thể đi bộ được 200m trước can thiệp, giảm xuống chỉ còn 18,7%
sau can thiệp (p < 0,05). Điều này cho thấy rằng can thiệp không chỉ giảm triệu chứng đau mà còn cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân, điều này rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của NB. Tình trạng loét và hoại tử cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có loét giảm nhẹ từ 50,0% trước can thiệp xuống 46,0% sau can thiệp, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể phản ánh rằng mặc dù can thiệp có thể cải thiện triệu chứng đau và khả năng đi lại, nhưng việc điều trị loét cần có thời gian dài hơn và có thể cần các biện pháp can thiệp bổ sung.
Phân loại tổn thương theo Fontaine cho thấy sự thay đổi trong giai đoạn bệnh, với tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn I tăng từ 0,7% trước can thiệp lên 10,7% sau can thiệp (p >
0,05), trong khi tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn IV giảm từ 46,7% xuống 34,0% (p < 0,05).
Điều này cho thấy rằng can thiệp có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân, chuyển họ từ giai đoạn nặng sang giai đoạn nhẹ hơn. Nhiệt độ da và màu sắc da cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân có nhiệt độ da bình thường tăng từ 41,3% lên 61,3% (p < 0,05), trong khi tỷ lệ bệnh nhân có màu sắc da bình thường tăng từ 58,0% lên 73,3% (p < 0,05). Những thay đổi này cho thấy rằng lưu thông máu đã được cải thiện sau can thiệp, điều này rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng chi dưới.
Đau khi nghỉ là triệu chứng nặng hơn của BĐMCDMT, xuất hiện khi tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng ngay cả khi bệnh nhân không vận động. Đau thường xảy ra vào ban đêm, khi tuần hoàn máu ngoại vi suy giảm do tư thế nằm. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhói ở ngón chân hoặc bàn chân, phải ngồi dậy hoặc hạ thấp chân xuống để giảm đau, nhờ vào tác dụng của trọng lực trong việc tăng lưu lượng máu xuống chi dưới.
Mức độ đau theo thang điểm VAS giảm đáng kể, với 24,0% bệnh nhân không còn đau sau can thiệp, trong khi tỷ lệ bệnh nhân đau nhiều giảm từ 53,3% xuống 25,3% (p < 0,05).
Điều này cho thấy rằng can thiệp không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Điều này cho thấy trong công tác chăm sóc người bệnh, đặc biệt nhóm người bệnh sau can thiệp bệnh động mạch chi dưới cần đặc biệt chú trọng đến các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, cải thiện các triệu chứng nhằm nâng cao công tác chăm sóc, phục hồi cho nhóm người bệnh sau can thiệp bệnh động mạch chi dưới mạn tính.
4.1.4. Các dấu hiệu sinh tồn
Dấu hiệu sinh tồn là các chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ ổn định của bệnh nhân. Trong nghiên cứu về bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT), việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn giúp xác định tình trạng tuần hoàn, phản ứng của cơ thể đối với tình trạng thiếu máu chi dưới và đánh giá hiệu quả của các can thiệp điều trị. Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ và độ bão hòa oxy máu, đóng vai trò thiết yếu trong việc đánh giá tiến triển của bệnh và tiên lượng hồi phục
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dấu hiệu sinh tồn của NB được kiểm soát khá tốt trước, trong và sau can thiệp (bảng 3.5). Cụ thể, về mạch, trung bình mạch tăng nhẹ từ 82,2 ± 16,6 nhịp/phút trước can thiệp lên 86,2 ± 15,4 nhịp/phút trước khi ra viện, với tỷ lệ bệnh nhân có mạch bình thường không thay đổi (vẫn là 61,3%) nhưng tỷ lệ bệnh nhân có mạch nhanh lại tăng từ 33,3% lên 36,7%. Sự thay đổi nhẹ này có thể liên quan đến tâm lý người bệnh. Nghiên cứu của Adib-Hajbaghery và CS. cũng chỉ ra rằng sự chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân trước khi can thiệp có thể ảnh hưởng đến các dấu hiệu sinh tồn, cho thấy rằng việc chuẩn bị tốt có thể làm giảm lo âu và cải thiện các chỉ số sinh tồn [11].
Về nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ trung bình không thay đổi nhiều, vẫn duy trì ở mức 36,6
± 0,25°C, nhưng tỷ lệ bệnh nhân sốt tăng từ 0,7% trước can thiệp lên 4,7% vào ngày đầu tiên sau can thiệp. Sự gia tăng này có thể phản ánh phản ứng viêm sau can thiệp, điều này đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây [15]. Huyết áp trung bình giảm không có ý nghĩa từ 131,4 ± 22,1 mmHg trước can thiệp xuống 127,3 ± 21,8 mmHg trước khi ra viện. Nhịp thở trung bình cũng cho thấy sự thay đổi nhẹ, từ 16,9 ± 1,2 nhịp/phút trước can thiệp xuống 16,4 ± 1,0 nhịp/phút trước khi ra viện. Các kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy kết qủa tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Mến [6].
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc theo dõi liên tục các dấu hiệu sinh tồn có thể giúp phát hiện sớm các biến chứng và cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân mắc PAD [42] và có thể phát hiện sớm các biến chứng nghiêm trọng [23],[49].
Theo dõi chỉ số sinh tồn là một trong các tiêu chí theo dõi rất quan trọng trong công tác điều dưỡng. Chăm sóc nhóm người bệnh sau can thiệp bệnh động mạch chi dưới cần chú trọng vào công tác theo dõi các dấu hiệu sinh tồn từ đó phát hiện sớm các tai biến biến chứng sau can thiệp cũng như theo dõi hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh.
4.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các chỉ số cận lâm sàng của người bệnh có thay đổi không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.6). Cụ thể, đường máu trung bình tăng từ 7,4 ± 3,5 mmol/L trước can thiệp lên 8,5 ± 2,8 mmol/L trước khi ra viện, mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có đường máu bình thường giảm từ 85,3% xuống 80,0%, trong khi tỷ lệ bất thường tăng từ 14,7% lên 20,0%.
Về chỉ số creatinin, trung bỡnh tăng từ 114,3 ± 122,0 àmol/L trước can thiệp lờn 118,6 ± 112,5 àmol/L ngay sau can thiệp, nhưng khụng cú sự khỏc biệt cú ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có creatinin bình thường giảm từ 73,3% xuống 64,0%. Chỉ số hồng cầu trung bình giảm nhẹ từ 5,7 ± 2,3 trước can thiệp xuống 5,2 ± 3,3 triệu tế bào/mm³ ngay sau can thiệp, với tỷ lệ bệnh nhân có hồng cầu bình thường giảm từ 81,3%
xuống 70,7%, có thể liên quan đến tình trạng mất máu trong quá trình can thiệp. Chỉ số tiểu cầu trung bình cũng giảm từ 312,6 ± 127,4 nghìn tế bào/mm³ xuống 289,2 ± 133,6 nghìn tế bào/mm³, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như tác giả Lê Thị mến [6].
Đánh giá các chỉ số cận lâm sàng rất quan trọng trong theo dõi điều trị bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới sau can thiệp, có thể chẩn đoán được các biến chứng nguy hiểm như mất máu cấp, tổn thương thận cấp, …
4.1.6. Chỉ số ABI
ABI là chỉ số rất quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi sau điều trị bệnh động mạch chi dưới. Đo chỉ số ABI là kỹ thuật khá đơn giản, có thể thực hiện được ở hầu hết các cơ sở y tế. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số ABI < 0,4 giảm từ 62,0%
trước can thiệp xuống 0% sau can thiệp, trong khi tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số ABI trong khoảng 0,4 – 0,9 tăng từ 35,3% lên 82,7%, ABI trung bình cũng tăng từ 0,3 ± 0,2 trước
can thiệp lên 0,7 ± 0,2 sau can thiệp (bảng 3.7). Điều này cho thấy kết quả can thiệp cải thiện đáng kể tình trạng tưới máu chi dưới. Nghiên cứu của Lương Tuấn Anh (2019) cho thấy chỉ số ABI trung bình 0,56, nhiều nhất là nhóm ABI 0,4-0,75 (38%) và cải thiện rõ rệt sau can thiệp tái thông mạch [2]. Nghiên cứu của Lê Thế Anh (2023) cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể chỉ số ABI sau can thiệp với tỉ lệ thành công về huyết động đạt 76% [1].
Nghiên cứu của Zhou và CS. cho thấy rằng can thiệp nội mạch, bao gồm việc sử dụng nong bóng và đặt stent, có tỷ lệ thành công cao trong việc cải thiện lâm sàng và chỉ số ABI [57]. Nghiên cứu của Yanagiuchi và CS cho thấy kết quả tương tự với các bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới cấp tính [56]. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu hiện tại, cho thấy rằng can thiệp tái thông mạch không chỉ cải thiện chỉ số ABI mà còn có thể giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch cho bệnh nhân mắc PAD.
4.1.7. Biến chứng của can thiệp
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tổng số 5,9% số NB có biến chứng can thiệp, tập trung chủ yếu vào các biến chứng liên quan vị trí mở đường vào động mạch, biến chứng tổn thương thận cấp (bảng 3.8). Kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Tuấn Anh, tỉ lệ tai biến–biến chứng can thiệp là 3,3% [2]. Nghiên cứu của Lê Thế Anh, biến chứng hay gặp là tụ máu vị trí chọc mạch (tỉ lệ 6,7%), bóc tách thành mạch (tỉ lệ 1,3%), huyết khối cấp sau can thiệp (tỉ lệ là 2,7%), suy thận cấp (4,0%) [1]. Nghiên cứu của Lê Thị Mến người bệnh có chảy máu và tụ máu tại vị trí chọc mạch là 01 người bệnh (0,5%) và 06 người bệnh (3,3%) [5].
4.1.8. Kết quả chăm sóc vị trí chọc ĐM đùi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chăm sóc tại vị trí mở đường vào ĐM khá hiệu quả (bảng 3.9, 3.10). Các đường vào ĐM trong can thiệp động mạch chi dưới có thể là động mạch đùi hai bên, động mạch cánh tay hai bên và động mạch quay hai bên.
Một số trường hợp các bác sĩ có thể mở đường vào tại các vị trí động mạch cẳng chân, động mạch đùi thấp trong kỹ thuật chọc ngược dòng. Kết quả chăm sóc tại chỗ vị trí chọc động mạch cho thấy sự thay đổi đáng kể, việc kiểm tra vị trí chọc động mạch 2 lần/ngày giảm từ 100% vào ngày đầu tiên xuống còn 44,0% trước khi ra viện. Điều này có thể giải thích do phần lớn bệnh nhân đã được bóc băng ép và không cần thiết phải theo dõi ngay sau can thiệp 24 giờ.