II. Các loại lệnh được sử dụng trong giao dịch chứng khoán ở ViệtNam hiện nay
1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM TRONG DỰ THẢO LUẬT CK SỬA ĐỔI: Luật Chứng khoán được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
NHẬN ĐỊNH SỰ TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
THỜI GIAN TỚI
11 tháng đầu năm trở nên buồn tẻ với đa số nhà đầu tư, chỉ số VN-Index đi được gần hết quãng đường của năm trong kênh xu hướng xuống. Phiên mở cửa năm 2010, chỉ số VN-Index ở mốc 540 điểm, kết thúc phiên 30/11, VN-Index còn 446 điểm, mất 94 điểm.
Ngày 06/05, chỉ số lên cao nhất với 549 điểm và giảm điểm thấp nhất tại ngày 25/08 khi đóng cửa chỉ số còn 423 điểm. Các sóng tăng trưởng trong năm cũng yếu ớt và thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ 1 tuần đến 1 tháng với cường độ thấp còn các sóng điều chỉnh lại diễn ra với cường độ mạnh và thời gian dài hơn.
Nhà đầu tư đã nếm trải nhiều cảm xúc trong 11 tháng đầu năm Ớ Thanh khoản giảm đáng kể
Mặc dù lượng cổ phiếu niêm yết (bao gồm những cổ phiếu mới niêm yết và cổ phiếu phát hành thêm) 6 tháng đầu năm đã bằng lượng bổ sung thêm của cả năm 2009, nhưng thanh khoản của thị trường lại không được cải thiện so với năm 2009.
Thanh khoản có xu hướng giảm từ tháng 7 trở lại đây, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư đang mất dần, một lượng tiền đã chuyển qua các kênh đầu tư khác có tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn như ngoại hối, vàngẦ hoặc để tiền trong tài khoản chờ đợi một xu hướng thị trường tăng một cách rõ ràng hơn mới gia nhập.
Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên của cả hai sàn trong 11 tháng đạt khoảng 30.3 triệu cổ phiếu và giá trị bình quân khoảng 1,018 tỷ đồng. Trong khi đó con số này trong năm 2009 là 42 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch đạt 1,400 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch đạt thấp kỷ lục vào ngày 01/11 với chỉ 18.02 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, và đạt điểm đỉnh vào ngày 07/05 với khối lượng là 105.28 triệu cổ phiếu.
Ớ Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng
Một điểm tắch cực trong 11 tháng là sự gia tăng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, tắnh đến ngày 30/11/2010, Trung tâm đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 14,731NĐTNN, trong đó có 1,416 nhà đầu tư tổ chức và 13,315 nhà đầu tư cá nhân. Liên quan đến hoạt động và giao dịch của NĐTNN, một sự ngạc nhiên thú vị là khi các báo cáo của các tổ chức nước ngoài tỏ ra khá bi quan về vấn đề lạm phát, thâm hụt thương mại, lo ngại về chắnh sách tiền tệ của Việt Nam thì đó cũng là lúc khối ngoại có 7 tháng mua ròng tắnh tới hết tháng 11.
Trong 11 tháng đầu năm, các NĐTNN đã mua 11,572 tỷ đồng.
Giao dịch của khối ngoại chiếm trung bình khoảng 6-8% giá trị giao dịch toàn thị trường, họ đã không còn là kim chỉ nam định hướng cho thị trường như trong năm 2009 nữa. Khoảng thời gian gần đây động thái đỡ giá cổ phiếu Bluechip được diễn ra một cách khá lộ liễu. Với động thái mua ròng liên tục trong 7 tháng liền chứng tỏ một sự kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần.
Ớ Vĩ mô còn nhiều bất ổn
Năm 2010 sắp qua đi, một năm chứng khoán gắn liền với chắnh sách tiền tệ, sự tăng trưởng tắn dụng khó khăn của những tháng đầu năm đã hạn chế dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán. Tưởng chừng con số tăng trưởng lạm phát 7% so với năm 2009 dễ dàng đạt được khi 7 tháng đầu năm CPI mới tăng 4.84% và tăng trưởng tắn dụng mới có 12.97%. Nhưng những tháng cuối năm lạm phát tăng chóng mặt, tháng 11 tăng gần 2%, tăng trưởng tắn dụng tháng 9 lên đến 4.25%.
Hiện tại lãi suất cho vay tiêu dùng và sản suất đang ở mức khá cao, giao động ở 15 Ờ 20%. Nhiều ngân hàng lại có Ộsân chơi sauỢ khi Nhà nước phát hành ra một lượng trái phiếu chắnh phủ khổng lồ với lãi suất đủ hấp dẫn. Họ mua trái phiếu chắnh phủ trên và mang thế chấp trên thị trường mở lấy vốn lãi suất thấp hơn để cho vay hưởng chênh lệch lãi suất. Và đây là mảng nhiều ngân hàng đang hướng tới trong giai đoạn khó khăn này. Với lãi suất đầu ra cao, cộng với sự không mặn mà của các ngân hàng thương mại, nó tạo lực cản cho dòng tiền vào thị trường chứng khoán, tạo nên một thị trường ảm đạm trong những tháng đầu năm.
Trong ngắn hạn, việc lãi suất huy động cao cũng tạo ra yếu tố tắch cực, giúp thu hút một lượng ngoại tệ rất lớn chảy vào trong nước nhờ chênh lệch lãi suất VND tại Việt Nam và lãi suất của các đồng ngoại tệ tại các nước. Lãi suất của Việt Nam cao gấp 10 lần so với lãi suất USD ở Mỹ, tương tự với đồng Yên nhật. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài mang ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư gián tiếp qua các kênh chứng khoán (một nguyên nhân lý giải cho động thái mua ròng nhà đầu tư nước ngoài những tháng gần đây), tiền gửi ngân hàng Việt NamẦ Nhưng nó cũng tiềm ẩn
một rủi ro vì đây là khoản đầu tư ngắn hạn, có tắnh thanh khoản cao nên khi có biến họ có thể dễ dàng rút tiền ra khỏi hệ thống và làm xáo trộn thị trường ngoại hối của Việt Nam.
Nỗi ám ảnh mang tênẦ 13
Thông tư 13 được đưa ra vào tháng 5/2010 với thời hạn áp dụng dự kiến vào ngày 01/10/2010. Vào thời điểm đó nhà đầu tư dường như không để ý tới nội dung của thông tư này. Nhưng càng đến gần ngày áp dụng, nó lại là nguyên nhân chắnh gây nên một đợt sóng giảm dài và mạnh trên thị trường từ giữa tháng 7 đến gần cuối tháng 8. Không loại trừ tác động của những Ộnhà tạo lập thị trườngỢ muốn té nước theo mưa, cố tình tạo một tâm lý bi quan cho nhà đầu tư để đẩy thị trường xuống sâu hơn.
Sau khi thông tư 19 đưa ra, bổ sung cho những bất cập của thông tư 13 đã giải tỏa tâm lý đang bị đè nặng bởi cái bóng của thông tư 13. Và những con số tắch cực được công bố như GDP quý 3 tăng 7.16%, chắn tháng đầu năm tăng 6.52%, nhưng cũng không cải thiện được xu hướng giảm với giá trị giao dịch èo uột của thị trường.
Với lỗ lực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của chắnh phủ, ngân hàng nhỏ tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng. Cộng thêm lượng cổ phiếu chia tách, phát hành thêm của các doanh nghiệp đang niêm yết đã tạo nên một lượng cung ồ ạt trên thị trường. Trong khi đó, dòng tiền mới không được bổ sung vào thị trường, lượng tiền ắt ỏi hiện tại đang có xu hướng rời bỏ thị trường do không có khả năng kiếm lời đã tạo nên một bức tranh ảm đạm cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010.
Điều gì sẽ tác động đến thị trường?
Một số nhận định về xu hướng thị trường từ giờ tới cuối năm 2010. Trong đó những yếu tố tắch cực và tiêu cực sẽ tác động tới thị trường:
Những yếu tố tắch cực sẽ tác động tới thị trường trong thời gian tới:
- Nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chắnh toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ. Những lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới sẽ là cú hắch cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
- Với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, Chắnh phủ thực hiện nhiều giải pháp để kắch thắch nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, việc mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm trong thời gian tới, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng tắn dụng bằng VND là những tắn hiệu tắch cực cho thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
- Thị trường Việt Nam đang được nhắc đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp (PHDI) liên tục đạt những kỷ lục mới. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp (PHII) đã đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD trong 6
tháng đầu năm (thay vì thâm hụt 492 triệu USD cùng kỳ năm 2009) và nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục có những phiên mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Yếu tố tắch cực có từ kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Đa số các doanh nghiệp niêm yết sẽ có kết quả kinh doanh khả quan và đạt kế hoạch trong năm 2010; đặc biệt là một số ngành như tài chắnh, vật liệu xây dựng, vận tải biểnẦ
Những yếu tố tiêu cực sẽ tác động tới thị trường trong thời gian tới:
- Thứ nhất, tình hình nợ công và suy thoái kinh tế tại châu Âu, Mỹ và Nhật, tăng trưởng kinh tế đang trên đà chậm lại tại Trung Quốc, có thể gây nên nhiều bất ổn trên thị trường chứng khoán thế giới, tạo tâm lý tiêu cực lên thị trường chứng khoán trong nước.
- Thứ hai, lượng cung hàng hóa tăng cao trong nửa sau của năm trên thị trường, cộng với nhu cầu nâng vốn của nhiều ngân hàng (3.000 tỷ đồng), trong khi lượng tiền vào thị trường vẫn chưa có sự cải thiện rõ rệt.
- Thứ ba, một số quan ngại về các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam như tình trạng thâm hụt mậu dịch vẫn cao gây sức ép lên tỷ giá, điều này vẫn là quan ngại của nhà đầu tư nước ngoài.
- Ngoài ra cũng cần kể đến một số vấn đề như vấn đề về tỷ giá do tác động cầu USD trong nước vào thời điểm cuối năm lên cao. Lượng cổ phiếu phát hành thêm sẽ tăng mạnh vào thời điểm cuối năm. Nhà nước cần một lượng tiền lớn để cứu vãn Vinashin. Những kênh đầu tư thay thế như vàng, USD đang hấp dẫn nhà đầu tưẦ
Thị trường có khả năng phục hồi vào tháng 1/2011
Ớ Báo Mỹ khuyên nhà đầu tư mua chứng khoán Việt : Việt Nam là thị trường đang nổi lên với tốc độ phát triển nhanh và TTCK của VN là một trong những thị trường rẻ nhất thế giới, vì vậy các NĐT vẫn nên mua CK Việt Nam.
Thông tin trên được đăng trên báo Investment U của Mỹ số ra mới đây.
Báo trên khuyên các nhà đầu tư nên mua chứng khoán tổng hợp Việt Nam (MarketVectors Vietnam - VNM), loại chứng khoán bắt đầu được giao dịch tại thị trường chứng khoán New York vào tháng 8/2009, với 68% được đầu tư tiếp vào các công ty Việt Nam, số còn lại vào các công ty trên toàn thế giới có hoạt động kinh doanh lớn tại Việt Nam.
Báo dẫn lời ông Bill Stoops, quan chức phụ trách đầu tư của công ty Dragon Capital, khẳng định: "Thị trường Việt Nam đã hạ nhiệt nhưng lợi nhuận vẫn đang tăng" vì nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ phát triển với tốc độ nhanh thứ ba tại châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và các công ty chứng khoán hy vọng đạt tỷ lệ tăng lợi nhuận trung bình là 27% mỗi cổ phiếu.
Báo Investment U thành lập vào năm 1999, có trụ sở tại bang Maryland, chuyên cung cấp các bài viết về tài chắnh và đầu tư nhằm đưa ra lời khuyên vô tư cho các nhà đầu tư đổ tiền vào các thị trường chứng khoán.
Ớ Theo báo cáo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2011, đạt mức 7,6%. Ngoài ra, năm 2011 sẽ là năm của những cải cách có lợi cho thị trường. Chẳng hạn, Chắnh phủ đang xem xét điều chỉnh một số quy định trên thị trường chứng khoán như rút ngắn thời gian hoàn tất giao dịch T+2 thay cho T+3, nâng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, có thể lên 69% (đối với các lĩnh vực không thuộc diện chiến lược).
Thêm vào đó, yếu tố chắnh trị ổn định và thị trường chứng khoán khó giảm sâu so với hiện tại