Xu hướng phát triển Bancassurance tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG DỊCH VỤ BANCASSURANCE VÀO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CN GIA ĐỊNH.doc (Trang 28 - 31)

Bên cạnh xu hướng “lấn sân” nhau giữa các công ty bảo hiểm với các ngân hàng trong thời gian qua, xu hướng tăng cường hợp tác cũng đang được khẳng định. Đó cũng là sự đa dạng trong phát triển của thị trường vốn Việt Nam hiện nay.

Vietcombank đã liên kết với Công ty Bảo hiểm AIA, Prudential với dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm qua máy ATM. Agribank cũng đã có một bản hợp tác toàn diện với Prudential, trong đó cũng có sản phẩm liên kết tương tự. Và mới đây nhất,

Techcombank cũng đã nhập cuộc thông qua bản thõa thuận hợp tác với Bảo Việt Nhân thọ.

Bancassurance chuẩn bị tăng tốc. Đó là nhận định chung của các nhà cung cấp những sản phẩm liên kết này. Bởi đã có một thời gian rất dài, các ngân hàng phải đảm trách một phần trách nhiệm của thị trường tài chính về cân đối các dòng vốn. Sự đảm trách này kéo dài dẫn đến tình trạng quả tải. Và nay, các công ty bảo hiểm đã phát triển với thế mạnh về nguồn vốn dài hạn, gánh nặng trên được chia sẻ thông qua liên kết, cụ thể nhất là Bancassurance.

Ngoài sự liên kết thu phí nói trên, Bancassurance sẽ tăng tốc thông qua những sản phẩm mới trong một tương lai gần. Đó là các sản phẩm như bảo hiểm tiết kiệm, bảo hiểm cho vay, liên kết thanh toán điện tử…

Trước hết, những sản phẩm đó hướng đến lợi ích của khách hàng, nhưng cũng không thể phủ nhận tiềm năng phát triển, hiệu quả cho đôi bên khi triển khai.

Một số chuyên gia ngành ngân hàng cũng dự báo đó sẽ là là những sản phẩm tương hỗ giữa ngân hàng và bảo hiểm, tạo nên sự hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu và cả yêu cầu tâm lý của khách hàng. Những sản phẩm này khi ra đời sẽ thực sự tạo sức hút mạnh trên thị trường, thay cho sự hạn chế của dịch vụ thu phí qua ATM.

Đúng ra, Bancassurance xuất hiện tại Việt Nam cách đây khoảng 10 năm, dưới hình thức ngân hàng khuyến mại các sản phẩm bảo hiểm cho người gửi tiền. Nhưng đến tận năm 2005, sự hiệu quả của Bancassurance mới thực sự được đặt mốc để bắt đầu chờ đợi.

Tại Việt Nam, Bancassurance còn khá mới mẻ nhưng nó lại hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Bởi vì kinhnghiệm của các nước trên thế giới cho thấy số lượng ngân hàng bán các sản phẩm bảo hiểm: ở Mỹ 20%, châu Âu từ 70% đến 90%, tại Pháp 100%.

Bảng 9: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở các nước phát triển qua các kênh phân phối

Đvt: %

Kênh phân phối Anh Đức Pháp Ý Tây Ban Nha Kênh truyền thống 86 72 34 30 21

Kênh gián tiếp 12 22 60 70 72 Kênh trực tiếp 02 05 06 0 07

( Nguồn: Swissre Economic Research & Consulting )

Mặt khác, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khá cao do nhu cầu chưa được khai thác hiệu quả, tiền nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn.

Quy mô thị trường ngành bảo hiểm 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Phi nhân thọ Nhân thọ Đầu tư 1263 192 1606 485 200 4368 833 6575 2624 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ đồng 986 3815 4768 7711 1609 5486 8130 1944 6445 8483 2824

Biểu đồ 6: Quy mô thị trường ngành Bảo hiểm Việt Nam qua các năm.

(Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006 – Bộ Tài chính)

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam mới bắt đầu được khai thác, doanh thu phí chỉ chiếm 0.55%/GDP (rất nhỏ so với 2 - 4%/GDP của các nước trong khu vực và 10 - 12%/GDP ở các nước phát triển) và khoảng 2% dân số có hợp đồng bảo hiểm (tỷ lệ này ở Trung Quốc là 22%, ở Nhật là 100%). Thêm vào đó, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm, hiếu học, đức tính hy sinh vì con cháu… do vậy, các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp ( kết hợp giữa tiết kiệm và bảo hiểm ) rất được ưa chuộng.

Nếu lạc quan, sự chờ đợi đó sẽ là sự nở rộ của hoạt động liên kết bảo hiểm với ngân hàng, là sự gia tăng mạnh mẽ doanh thu từ Bancassurance; với khách hàng là sự ra đời của những sản phẩm Bancassurance mang lại nhiều lợi ích cũng như những giá trị gia tăng khác…

Về vĩ mô, thị trường vốn chờ đợi một sự liên kết hiệu quả hơn, mang tính kích hoạt những đồng vốn đang “ngủ yên” trong dân cư.

Tập trung phát triển các sản phẩm thông qua Bancassurance sẽ là một trong những định hướng ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng để tạo sự khác biệt, tận dụng được lợi thế riêng có của mình. Những rào cản thông thường khi triển khai hình thức phân phối này như: e ngại trong việc chia sẻ thông tin cho công ty bảo hiểm, chưa có sự

cam kết mạnh mẽ từ cấp lãnh đạo cao nhất của ngân hàng, quy trình phối hợp, hệ thống công nghệ, thủ tục giấy tờ,… sẽ được dỡ bỏ.

Những thành công bước đầu trong triển khai Bancassurance hy vọng sẽ đặt những viên gạch đầu tiên tạo nền móng vững chắc cho sự hợp tác lâu dài giữa ngân hàng – bảo hiểm và tạo động lực cho sự phát triển các sản phẩm liên kết sau này.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG DỊCH VỤ BANCASSURANCE VÀO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CN GIA ĐỊNH.doc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w