2.1. Các căn cứ để điều chỉnh chiến lược
2.1.1. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước
(1) Cập nhật chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020
Chiến lược phát triển KT-XH nước ta giai đoạn 2011-2020 đã được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI với mục tiêu là “Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…; tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020 dự kiến là 7-8%/năm;
GDP năm 2020 theo giá so sánh tăng gấp hơn 2,2 lần năm 2010, GDP/bình quân đầu người đạt khoảng 3.000USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ khoảng 85% trong GDP. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ. Dân số năm 2020 là 97,5 triệu người, trong đó thành thị khoảng 45%; khoảng 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Các đột phá chiến lược gồm:
+ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
+ Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Các chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu đến năm 2020 + Dân số năm 2020 khoảng 98 triệu người
+ Chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): giai đoạn 10 năm 2011 - 2020, tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,5%.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người năm 2015: 39,5 triệu đồng, năm 2020: 73,5 triệu đồng
+ Cơ cấu kinh tế theo các chuyên ngành: Nông nghiệp 13,5%, Công nghiệp- Xây dựng 43,8%, Dịch vụ 42,7%.
Báo cáo tổng hợp
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 dự kiến tăng khoảng 12 - 13% so với năm 2011; nhập siêu 11,5 - 12% tổng kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu gấp 3 lần năm 2010, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 12% năm, giai đoạn 2016-2020: 11% năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2020 đạt 2.000 USD/người (năm 2010 đạt 830 USD).
+ Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: Năm 2012 bằng khoảng 33,5 - 34% GDP. Bình quân 2012-2015 năm khoảng 33,5 - 35% GDP.
+ Giảm tỷ lệ đói nghèo hàng năm 2-2,5 %
(2) Một số nội dung liên quan đến phát triển GTVT trong Nghị quyết 13 của Trung ương
+ Về đường bộ, ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020. Duy tu và nâng cấp để đảm bảo giao thông các tuyến quốc lộ. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.
Ưu tiên đầu tư trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc.
+ Về đường sắt, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. Nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp. Phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435 m nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu.
+ Về đường thuỷ nội địa, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính;
tăng chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở đồng bằng Sông Cửu Long kết nối với thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.
+ Về cảng biển quốc gia, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hai cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến
Báo cáo tổng hợp
khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà).
+ Về cảng hàng không, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại sân bay quốc tế: Nội Bài, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Xây dựng cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc. Huy động nguồn vốn ODA và khuyến khích hợp tác công tư để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.
(3) Một số nội dung liên quan đến phát triển GTVT trong Nghị quyết 16 của Chính phủ
+ Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi.
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2030, Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2050.
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Tập trung nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A lên 4 làn xe, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến Hà Nội - Cần Thơ vào năm 2016. Ưu tiên đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam; tuyến nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Huy động vốn để đầu tư nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.
+ Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao, để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp; nghiên cứu đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội, ngoại ô tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa).
+ Nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính; nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Báo cáo tổng hợp
+ Tập trung đầu tư nâng cấp 5 cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Huy động các nguồn vốn để sớm đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.