Thống kê ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành

Một phần của tài liệu Giá trị các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học (Trang 22 - 39)

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ CỦA CÁC NGỮ LIỆU VUI

2.1. Thống kê ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành

Phân môn

Lớp Tập đọc Chính tả Luyện từ và câu

Tập làm

văn Tổng số

1 10 4 14

2 9 1 4 14

3 15 3 5 23

4 8 2 10

5 6 15 21

Tổng số 19 34 24 5 82

Như vậy có tất cả 82 ngữ liệu vui được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Số lƣợng các ngữ liệu vui đƣợc sử dụng trong từng khối lớp đƣợc tổng kết bằng biểu đồ sau:

17

17,10%

17,10%

28%

12,20%

25,60%

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5

Biểu đồ 4: So sánh số lượng các ngữ liệu vui được sử dụng trong các khối lớp Tùy theo mục tiêu, nội dung dạy học của từng phân môn cụ thể mà sự sắp xếp của hệ thống các ngữ liệu vui cũng có sự khác nhau. Điều này đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

29,30%

41,50%

6,10%

23,10%

Luyện từ và câu Chính tả Tập làm văn Tập đọc

Biểu đồ 5: So sánh số lượng các ngữ liệu vui được sử dụng trong các phân môn

Ở lớp 2, ngữ liệu vui đƣợc sử dụng nhiều trong phân môn Tập đọc. Hầu hết các tiết tập đọc ở tuần thứ 2 đều có một truyện vui. Những câu chuyện này

18

nhằm khai thác ở các em các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm, nghe và nói); trau dồi vốn tiếng Việt; phát triển một số thao tác tƣ duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh, lựa chọn, …);

mở rộng hiểu biết của học sinh về cuộc sống … Lên lớp 3, ngữ liệu vui đƣợc dạy nhiều trong phân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng nghe- kể, có khá nhiều truyện đƣợc lấy đề tài từ cuộc sống hàng ngày. Ở lớp 4, sách giáo khoa đã tuyển chọn đƣợc 10 ngữ liệu vui trong đó có 8 ngữ liệu đƣợc sử dụng trong bài chính tả âm vần. Lên lớp 5, hầu hết các ngữ liệu vui đƣợc sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu, chủ yếu bố trí trong các bài tập ôn tập về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang,... nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức đã học cũng nhƣ nâng cao kĩ năng sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày.

2.2. Giá trị của các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học 2.2.1. Giá trị nhận thức

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người, là tiền đề và mối quan hệ mật thiết với tình cảm và hành động. Hoạt động nhận thức là hoạt động mà trong kết quả của nó, con người có được các tri thức, hiểu biết về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình để tỏ thái độ và tiến hành các hoạt động khác một cách hiệu quả.

Ngữ liệu vui mang lại giá trị nhận thức cho người học, cung cấp đầy đủ ngữ liệu cho các phân môn trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, đảm bảo bám sát nội dung các bài học, các chủ điểm theo từng khối lớp. Ngữ liệu vui hàm chứa nhiều giá trị giáo dục, giáo dƣỡng và phát triển. Việc sử dụng ngữ liệu vui không chỉ góp phần cung cấp tri thức và kĩ năng môn Tiếng Việt, cung cấp cho các em vốn hiểu biết về văn hóa dân gian, mà còn góp phần tích lũy kiến thức văn học, văn hóa, cuộc sống góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện cho các em óc tƣ duy, sáng tạo và kĩ năng sống. Lứa tuổi học

19

sinh vốn hiếu động, thích vui nhộn, luôn luôn muốn tìm hiểu. Trong một số hoạt động nhận thức, việc học tập của học sinh đòi hỏi sự thoải mái, nhẹ nhàng, khám phá, sinh động và có thế xen lẫn với hoạt động vui chơi. Chính vì vậy sử dụng ngữ liệu vui rất phù hợp với đặc điểm hoạt động của lứa tuổi học sinh: thích sáng tạo và nghe các câu đố, các câu tục ngữ ca dao, các chuyện vui, các giai thoại, … Ngữ liệu vui có yếu tố gây cười, vì thế có tác dụng rất lớn trong việc bồi dƣỡng và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt, giúp học sinh đọc đúng, đọc thành thạo và hay, rèn cho các em kĩ năng nghe- kể, … Thông qua các câu chuyện vui, sách giáo khoa dẫn dắt học sinh đi vào các lĩnh vực của cuộc sống, qua đó tăng cường vốn từ, khả năng diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội. Điều này là minh chứng cho mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt ở tiểu học: hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường lứa tuổi.

Ví dụ 1: (TV lớp 5- tập 1 trang 51)

Đọc mẩu chuyện dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng.

Tiền tiêu

Nam: - Cậu biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy!

Bắc: - Sao cậu bảo ba cậu là bộ đội?

Nam: - Đúng rồi, thư trước ba mình báo tin: “Ba đang ở hải đảo.”

Nhƣng thƣ này ba mình nói là ba mình đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc.

Bắc: !!!

Ở ví dụ trên, tiếng cười trong câu chuyện được bật ra bởi sự hiểu lầm của bạn nhỏ với bức thư mà người cha gửi khi mà bạn Nam tưởng nhầm ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng do 2 nghĩa của từ đồng âm “tiền tiêu”.

- Nghĩa 1 : Nơi canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía đối diện.

20

- Nghĩa 2: Vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy, dùng làm đơn vị tiền tệ.

Ví dụ 2: (TV lớp 5- tập 1 trang 52) Đố vui

Trùng trục nhƣ con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu

(Là con gì?)

Hai cây cùng có một tên

Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương

Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.

(Là cây gì?)

Ở ví dụ trên, học sinh sẽ giải nghĩa của câu đố vui từ đó hiểu đƣợc ý nghĩa của các từ đồng âm

- Ở câu a, chín không phải là con số tự nhiên đứng sau số 8 mà là thức ăn được nấu nướng kĩ có thể ăn được. Có nghĩa là con chó đã được thui chín cả mắt, mũi, đuôi, đầu.

- Ở câu b, cây súng chỉ hai vật khác nhau. Cây trên chiến trường để bảo vệ quê hương là tên gọi chung của các loại vũ khí có nòng hình ống. Cây xòe mặt nước, hoa nở ngát thơm mặt hồ là loài cây mọc dưới nước, lá nổi trên mặt nước, hoa to, thường màu tím, củ có thể ăn được.

Ví dụ 3: (TV lớp 5- tập 2 trang 70 )

Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

Dân chơi đồ cổ

Xưa nay có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.

Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo:

21

- Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm. Quá đỗi ngƣỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.

Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói:

- Bát này đƣợc làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì?

Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ. Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhƣng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên:

- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng!

Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

Ở ví dụ trên, học sinh sẽ nắm đƣợc quy tắc chính tả viết hoa các từ phiên âm Hán Việt đó là viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết đồng thời cũng nắm được các giai thoại về 4 nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Khương Thái Công.

Ví dụ 4: (TV lớp 5- tập 2 trang 134)

Trong đoạn văn sau có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy sửa lại cho đúng Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.

Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi- chi-gân, nước Mĩ. Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hỏa.

Theo MỘT CỬA SỐ NHÌN RA THẾ GIỚI

Ở ví dụ trên, học sinh sẽ đƣợc học về cách sử dụng dấu phẩy trong câu đồng thời ngữ liệu vui này cũng cung cấp cho học sinh thông tin về Kỉ lục Ghi- nét thế giới “Người phụ nữ nặng nhất hành tinh” của chị Carol Yager, 31 tuổi.

22

Ví dụ 5: (TV lớp 4- tập 2 trang 151 )

Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:

a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng? Không giống với răng người và răng của nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi nhƣ vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, ...

Theo PHẠM VĂN BÌNH

b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mồm lợn rừng rất dài. Để tìm thức ăn, ... Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng

Theo PHẠM VĂN BÌNH

Ở ví dụ trên, học sinh sẽ đƣợc học về các thành phần câu chủ ngữ- vị ngữ, đồng thời học sinh cũng đƣợc cung cấp thêm thông tin về tập tính của một số loài vật:

- Tập tính gặm các vật cứng của loài chuột: chuột gặm cắn liên tục các vật cứng là để mài răng vì răng của chuột mọc dài không ngừng. Một tháng có thể mọc dài thêm 1 cm. Răng chuột rất chắc và sắc, thậm chí có thể cắn thủng những cái lon bằng nhôm. Nếu không mài răng, những chiếc răng mọc dài sẽ kích miệng nó lên và chuột không thể ăn đƣợc. Theo thống kê trên toàn thế giới, chuột có khoảng hơn 450 loài, động vật học gọi chúng là "loài gặm nhấm".

- Tập tính dùng mõm dũi đất lên của loài lợn: Lợn dùng mõm dũi đất lên là để tìm đồ ăn ở dưới mặt đất. Lợn mà hiện nay chúng ta đang nuôi đều là do lợn rừng đƣợc thuần hoá dần dần mà ra, không có ai cho ăn, chỉ có thể dựa vào chính mình đi kiếm đồ ăn. Mũi và mồm của lợn rừng dài, xương mũi rất cứng.

Chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó để có thể dũi đất, tìm thấy thức ăn ƣa thích ở dưới mặt đất.

23

Ví dụ 6: (TV lớp 2- tập 1 trang 53 ) Truyện vui

Mua kính

Có một cậu bé lười học nên không biết chữ. Thấy nhiều người khi đọc sách phải đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách. Một hôm, cậu vào một của hàng để mua kính. Cậu giở một cuốn sách ra đọc thử. Cậu thử đến năm bảy chiếc kính khác nhau mà vẫn không đọc đƣợc. Bác bán kính thấy thế liền hỏi: "Hay là cháu không biết đọc?" Cậu bé ngạc nhiên: "Nếu cháu mà biết đọc thì cháu còn phải mua kính làm gì?" Bác bán kính phì cười:

"Chẳng có thứ kính nào đeo vào mà biết đọc đƣợc đâu! Cháu muốn đọc sách thì phải học đi đã."

Theo QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƢ

Câu chuyện Mua kính đã khéo léo khuyên các em đừng lầm tưởng hễ cứ đeo kính là sẽ đọc đƣợc sách. Trong thực tế, kính chỉ là vật hỗ trợ giúp chúng ta khắc phục các tật của mắt nhƣ: cận thị, loạn thị, lão thị, ... chẳng có thứ kính thần kỳ nào mà cứ đeo vào là sẽ đọc đƣợc sách. Nhận ra đƣợc điều phi lí trong truyện, tự các em sẽ hiểu rằng, muốn đọc đƣợc sách thì không có biện pháp nào khác ngoài việc phải học.

Ví dụ 7: (TV lớp 2- tập 1 trang 109 ) Truyện vui

Há miệng chờ sung

Xƣa có một anh chàng mồ côi cha mẹ nhƣng chẳng chịu họ c hành, làm lụng gì cả . Hằng ngày, anh ta cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung , há miệng ra thật to, chờ cho sung rụng vào thì ăn . Nhƣng đợi mãi mà chẳng có quả sung nào rụng trúng miệng. Bao nhiêu quả rụng đều rơi chệch ra ngoài.

Chợt có người đi qua đường , chàng lười gọi lại , nhờ nhặt sung bỏ hộ

vào miệng. Không may, gặp phải một tay cũng lười lắm . Hắn ta lấy hai ngón

24

chân cặp quả sung , bỏ vào miệng cho chàng lười . Anh chàng bực lắm , gắt:

- Ôi chao! Người đâu mà lười thế!

Theo TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

Câu chuyện Há miệng chờ sung chế giễu anh chàng lười và đáng cười hơn, anh ta không biết mình là ai, đã lười lại còn dám chê người khác lười. Từ đây, các em sẽ thấy được tác hại của sự lười biếng, giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động, trân trọng các sản phẩm lao động và biết ơn những người lao động trong xã hội dù ở bất kì ngành nghề, lứa tuổi nào.

Trong truyện Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, cái cười nảy sinh khi các em nhận ra hiện tượng đáng buồn cười tưởng chừng có lí mà lại hoàn toàn vô lí: đã biết là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm vậy sao không chịu từ bỏ những thói hƣ tật xấu hàng ngày?; đã biết lấy tay che mắt lại vì xấu hổ khi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng trên xe nhưng lại không chủ động đứng dậy nhường ghế cho họ, ... Những hiện tượng nhƣ vậy không phải không thấy trong cuộc sống. Ẩn sau sự hóm hỉnh là sự phê phán nhẹ nhàng mà sâu cay, là lời khuyên nhủ với các em để biết chia sẻ, nhường nhịn, biết sống vì người khác- một yếu tố rất cần thiết đối với sự trưởng thành của mỗi con người đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

2.2.2. Giá trị thẩm mĩ

Theo các nhà ngôn ngữ học, hình thức giao tiếp đầu tiên trong xã hội loài người chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Chính vì vậy thẩm mĩ là cái đẹp, là sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ tạo nên những lời nói thẩm mĩ. Lời nói thẩm mĩ khác lời nói thường ở chỗ nó có thể đem lại những hiệu quả tác động mạnh mẽ, là những lời nói có hình ảnh, cảm xúc. Tính thẩm mĩ trong ngôn từ được thể hiện qua các phương diện:

- Ngôn ngữ nói:

25

+ Tính thẩm mĩ qua việc sử dụng ngữ liệu: cách sử dụng ngôn ngữ âm thanh qua cường độ, nhịp điệu của giọng nói kết hợp hài hòa với nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ...

+ Tính thẩm mĩ thể hiện qua hoàn cảnh sử dụng: thể hiện trong một đơn vị không gian, thời gian và mục đích giao tiếp nhất định.

+ Tính thẩm mĩ thể hiện qua việc sử dụng từ ngữ: thể hiện qua việc sử dụng các lớp từ ngữ đan xen mang phong cách hội thoại.

+ Tính thẩm mĩ qua việc sử dụng câu: là cách dùng các câu nói ngắn gọn, mang tính chất thể hiện sâu sắc, gây ấn tượng cho người nghe.

- Ngôn ngữ văn học

+ Tính thẩm mĩ trong cấu trúc ngôn ngữ

+ Tính thẩm mĩ trong các hình ảnh, hình tƣợng văn học + Tính thẩm mĩ thể hiện qua cá thể hóa tác giả

Trong đời sống văn học, tác phẩm văn học là nghệ thuật của ngôn từ.

Từ ngôn ngữ tự nhiên bước vào tác phẩm có một quá trình gọt giũa, nhào nặn của người nghệ sĩ và ngôn ngữ có qui luật riêng của nó. Sự lựa chọn hình thức thích hợp nhằm mục đích đạt hiệu quả thẩm mĩ là việc cốt yếu sử dụng ngôn từ trong văn học. Do vậy, các ngữ liệu vui đƣợc đƣa vào sử dụng trong sách giáo khoa cũng không nằm ngoài mục đích định hình và bồi dƣỡng cho học sinh những hiểu biết sơ giản ban đầu về cái đẹp của ngôn từ, từ đó uốn nắn, định hướng và bồi đắp cho các em thêm cảm xúc với những cái đẹp trong cuộc sống.

Ví dụ 1: (TV lớp 4- tập 2 trang 154 ) Nghe- viết:

Nói ngược

Bao giờ cho đến tháng ba Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

26

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười, Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm vào bò, Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Thóc giống cắn chuột trong bồ, Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.

Chim chích cắn cổ diều hâu, Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

VÈ DÂN GIAN

Với bài chính tả trên, học sinh đƣợc giới thiệu về biện pháp nghệ thuật nói ngược được sử dụng khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày cũng nhƣ trong các tác phẩm nghệ thuật và hiệu quả diễn đạt mà chúng mang lại.

Ví dụ 2: (TV lớp 5- tập 2 trang 143)

Có thể đặt dấu hai chấm vào những chỗ nào trong khổ thơ sau:

Trận đánh đã bắt đầu Quân ta ào lên trước Một tên giặc ngã nhào Chết rồi, không dậy đƣợc.

Chết là không nhúc nhích Sao nó cứ lồm cồm?

Tính ăn gian chẳng thích Chơi thật thà vui hơn.

Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó kêu rối rít Đồng ý là tao chết

Một phần của tài liệu Giá trị các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học (Trang 22 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)