Bài 46: Em chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn
3.3. Ngữ liệu vui trong phân môn Luyện từ và câu
Sổ liên lạc
Bố ơi có thật là kính của bố làm tất cả mọi thứ tăng lên không ạ - Thật chứ, con trai cƣng ạ
- Vậy bố hãy đeo kính vào, thƣa bố, và ký sổ liên lạc cho con
Bài 2: Khi chép lại mẩu chuyện vui dưới đây, một bạn đã dùng sai một số dấu câu. Em hãy giúp bạn chữa lại những lỗi đó.
May quá
Có một anh chàng mới mất một con lừa, vội vã đi tìm, tìm mãi chẳng thấy đâu. Bỗng anh khoái chí kêu ầm lên:
- Trời ơi sao may thế là may?
Bà con hàng xóm thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao anh lại vui thế .
- Ồ, sao lại không vui. Các bác thấy không, lúc mất con lừa may cho tôi là tôi không ngồi trên lƣng nó, nếu không thì tôi vừa mất lừa vừa mất cả mình luôn?
Bài 3: Xếp các từ in đậm trong mẩu chuyện sau vào bảng phân loại ở bên dưới:
Bóng râm
Một phụ nữ đi lại trên phố, chắc là đang chờ ai đó. Theo sau bà ta, không rời một bước là một cậu bé.
- Cháu cần gì?- Bà ta ngoảnh lại hỏi cậu bé – Cháu định hỏi bác điều gì chăng?
- Không ạ, thưa bà, chẳng qua cháu thích đi dưới bóng râm thôi ạ!
53
Danh từ Động từ Đại từ
Bài 4: Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn sau:
Nguyên nhân
Một hôm Béc- na- sô gặp một giáo sĩ nổi tiếng hài hước và rất béo.
Vị giáo sĩ nhìn thấy Béc- na- sô gầy gò quá liền đùa vui:
- Tôi mong ông đừng có gầy quá, nhìn ông người ta lại nghĩ là nước Anh đang còn đói.
Béc- na- sô liền trả lời:
- Còn tôi cũng mong rằng ông đừng béo quá nhƣ thế này, không thì người ta lại tưởng chính ông là nguyên nhân gây ra các nạn đói ấy!
Bài 5: Tìm và phân tích cấu tạo của các câu ghép trong mẩu chuyện vui sau:
Ăn gì trước Hai anh em nói chuyện với nhau:
Anh hỏi em: Nếu em có một cái ôtô bằng sô cô la thì em sẽ ăn bộ phận nào trước?
Em: Em sẽ chén ngay mấy cái bánh xe trước.
Anh: Tại sao vậy?
Em: Em phải ăn mấy cái bánh xe trước để nó không chạy được nữa.
Nếu mình ăn các bộ phận khác thì xe chạy mất làm sao?
Bài 6: Hãy chữa lại những dấu câu bị sau trong mẩu chuyện vui dưới đây.
Hãy giải thích vì sao em lại chữa như vậy.
Bécnasô
Có một số thanh niên hỏi Bécnasô coi “bỏ thuốc” dễ hay khó. Nhà văn đáp:
- Dễ ợt?
- Ngài bảo dễ, sao ngài không bỏ đƣợc thuốc ạ.
54
- Việc khó là việc không làm nổi hoặc chỉ làm đƣợc một lần. Đằng này tôi đã bỏ hút thuốc hàng chục lần?
Bài 7: Tìm quan hệ từ trong mẩu chuyện dưới đây:
Quan tòa cũng bó tay Quan tòa nói với bị cáo:
- Tại sao anh không mang nộp ngay chiếc bóp mà anh cho là đã nhặt đƣợc?
- Tôi có mang nộp đấy chứ, nhƣng lúc đó trong đồn cảnh sát chẳng có người nào.
- Vậy sao hôm sau anh không quay lại?
- Vì hôm sau trong bóp lại chẳng còn đồng nào.
Bài 8: Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Đề văn của cô giáo
Cô giáo thu bài tập làm văn với đề tài: “Tả con lợn nhà em”. An đứng lên xin cô cho khất đến cuối tuần, cô hỏi:
- Sao em chƣa làm bài văn xong?
- Dạ… vì bố em đi công tác chƣa về ạ!
- À! Chắc là nhờ bố làm hộ chứ gì?
- Không đâu ạ! Chẳng qua em muốn tả cho thật chính xác nên em mới nhảy vào chuồng lợn đo đƣợc chiều dài của nó. Còn… cân nặng bao nhiêu thì phải chờ bố em về rồi bắt trói khiêng lên mới biết đƣợc ạ.
Tìm trong mẩu chuyện trên:
- Một câu hỏi - Một câu kể - Một câu cảm.
Bài 9: Dấu ngoặc kép trong mẩu chuyện sau có tác dụng gì?
55
Phí hoài
Sau tuần học đầu tiên ở trường, cô bé 6 tuổi bày tỏ với mẹ: “Con nghĩ mình đang phí hoài thời gian ở cái nơi đó!”.
- Sao thế con yêu? – mẹ bé hỏi.
- Họ biết con không thể đọc, không thể viết, vậy mà họ lại còn không cho con nói chuyện với các bạn trong lớp nữa.
Bài 10: Trong truyện vui sau có một số từ ngữ nói về nghề nghiệp. Em hãy ghi lại những từ ngữ đó.
Biết vẽ thế nào?
Để hiểu học trò hơn, cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ƣớc mai sau của mình. Khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng một em gái để tờ giấy trắng nguyên, cô hỏi:
- Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?
Em bé băn khoăn đáp:
- Lớn lên em sẽ lấy chồng, nhƣng chẳng biết nó hình gì?
Bài 11: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau?
Điểm 10 Một ông khách đến thăm nhà hỏi Tèo:
- Năm học này cháu đƣợc mấy điểm 10
Tèo trả lời:
- Cháu đƣợc ít hơn cùng kỳ năm ngoái một điểm 10
- Vậy năm ngoái cháu đƣợc mấy điểm 10
- Dạ, một ạ
Bài 12: Hãy chữa lại những dấu câu bị sau trong mẩu chuyện vui dưới đây.
Hãy giải thích vì sao em lại chữa như vậy.
56
Câu chuyện trong một phòng khám bệnh
- Thƣa bác sĩ, tôi đã phải há miệng đến 15 phút rồi. Khám gì mà kì vậy.
- Bà nói nhiều quá? Tôi muốn yên tĩnh để kê đơn thuốc cho bà. Mong bà thông cảm ?
Bài 13: Đọc truyện cười dân gian sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới Nhƣng nó phải bằng hai mày!
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một hôm, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải… nhƣng nó lại phải… bằng hai mày!
Tìm trong bài văn trên:
a) Danh từ riêng và 5 danh từ chung.
b) Đại từ xƣng hô.
c) Câu Ai làm gì? Có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
Bài 14: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu Ại- là gì? Trong mẩu chuyện sau?
Chủ ngữ ở đâu?
Cô giáo viết lên bảng câu: “Nguyễn Huệ là người làm thay đổi bộ mặt lịch sử Việt Nam ở giai đoạn Trịnh – Nguyễn suy vong.”
Rồi cô hỏi:
- Em nào cho cô biết ai là người làm thay đổi bộ mặt lịch sử Việt Nam ở giai đoạn Trịnh – Nguyễn suy vong?
Hùng nhanh nhảu:
57
- Thƣa cô, nhà viết sử ạ!
Bài 15: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong truyện sau:
Sƣ tử và Cáo
Vì đau chân, Sư tử không đi săn được, bèn nghĩ cách, sống bằng mưu mẹo. Nó vào trong hang, nằm lăn ra và giải vờ ốm. Các con thú kéo đến thăm Sƣ tử đều bị Sƣ tử thịt. Cáo hiểu rõ sự tình, đứng bên của hang mà lên tiếng Sức khỏe ngài ra sao, kính thƣa ngài Sƣ tử?
Sƣ tử trả lời Tồi lắm Mà sao cô không vào hang thế nhỉ?
Cáo bèn đáp Tôi không vào bởi vì theo các dấu vết chấn, tôi thấy rõ là vào rất nhiều mà ra thì không.
Bài 16: Tìm từ được lặp lại để liên kết câu trong mẩu chuyện vui dưới đây:
Cấm viết bậy
Ngôi nhà vừa mới xây, tường vôi trắng muốt. Chủ nhà sợ có ai đó sẽ viết bậy lên, bèn viết: “Cấm viết bậy!”. có người đi qua liền viết thêm, ngay bên cạnh: “Tường đang đẹp cớ sao lại bôi bẩn ra thế ?”. Mấy hôm sau, lại xuất hiện thêm một câu nữa: “Chữ ai mà xấu lại vừa sai chính tả thế này? ”
Chủ nhà thấy tường bị bội bẩn quá, bực tức viết: “Ai mà còn viết bậy lên tường nhà tôi nữa, thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đấy! ”.
Bài 17: Câu đố dưới đây nói tới những chữ (tiếng) nào:
Bỏ đầu thứ bậc dưới anh
Bỏ đuôi, tôi lại chạy nhanh hơn người Nếu mà để cả đầu đuôi
Ở đâu có hội xin mời mời tôi đi.
Bài 18: Tìm những con vật được tả theo cách nhân hóa trong bài ca dao dưới đây. Chỉ ra những từ được dùng theo cách nhân hóa đó:
58
Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn tỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Bài 19: Điền dấu phẩy thích hợp vào đoạn văn sau:
Những năm công tác tại nhà xuất bản Văn học ở Hà Nội Trần Hữu Thung vẫn ăn mặc xuềnh xoàng giản dị nhƣ ở nông thôn.
Một hôm Thung đánh bộ đồ nâu đạp xe đi phố. Một thanh niên mặc com-lê đeo ca vát đi giày đen cưỡi xe máy đèo người yêu phóng vượt qua chèn ngã anh. Anh ta không đỡ dậy không xin lỗi còn mắng át đi vì ngỡ dễ bắt nạt một ông nông dân...
Thung vùng dậy, túm chặt ca- vát của anh ta quắc mắt:
- Mi đi láo mi không xin lỗi lại còn mắng tao! Đi vô đồn công an!
Bà con dân phố xúm đen xúm đỏ xung quanh. Có người biết anh kêu lên:
- Ôi nhà thơ Trần Hữu Thung. Anh ngã có việc gì không?
Cô gái ngồi đằng sau xe máy nghe thế vội nhảy xuống lễ phép:
- Xin bác tha lỗi. Bạn cháu sai rồi. Cháu là sinh viên Sƣ phạm Văn vừa rồi đi thực tập cháu có giảng bài thơ của bác.
Thung buông tay. Anh chàng đi xe máy ngƣợng nghịu xin lỗi rồi phóng xe đi.
Bài 20: Tìm các từ chỉ hoạt động trong mẩu chuyện vui dưới đây:
Nồi xúp rìu
Một bà keo kiệt không muốn cho ai một tí gì. Một anh lính đi trận về, đói quá, nhƣng biết tính bà này, anh chỉ mƣợn bà cái rìu để nấu xúp. Mƣợn cái rìu nấu xúp thì mất cái gì nhỉ? Bà đồng ý. Anh lính rửa sạch cái rìu, bỏ vào nồi rồi đổ nước đun sôi thật lâu. Anh nếm thử khen ngon, nhưng lại bảo:
59
“Bà cho ít bột để bỏ vào thêm thì còn ngon hơn. Tôi sẽ mời bà món xúp rất đặc biệt này”. Bà kia cho một ít bột. Anh lính lại nếm và lại nói: “Giá có tí bơ và muối cho vào thì càng tuyệt” . Bà kia lại cho. Cuối cùng anh lính mời bà cùng ăn món xúp rìu. Món xúp ngon thật. Bà kia vừa ăn vừa lạ lùng không hiểu cái anh chàng này nấu xúp nhƣ thế nào mà ngon quá. Còn anh lính thì vừa ăn vừa cười thầm trong bụng.
Bài 21: Điền thêm dấu câu vào những chỗ có ghi số trong ngoặc đơn và cho biết lí do điền dấu câu đó:
Tác hại của rƣợu
Để học sinh thấy tác hại của rƣợu (1) thầy giáo làm thí nghiệm nhƣ sau (2) Thầy để trên bàn một cái lọ rƣợu mạnh rồi thả một con giun vào. Con giun ngọ nguậy vài cái rồi chết ngay lập tức. Thầy nêu câu hỏi (3)
- Từ thí nghiệm này (4) chúng ta rút ra điều gì (5) Tí (6)
- Thƣa thầy, thí nghiệm này cho ta thấy là rƣợu rất có ích. Nó có thể giết đƣợc giun sán trong bụng chúng ta (7)
Bài 22: Điền thêm dấu câu vào chỗ có dấu ba chấm trong mẩu chuyện vui sau:
Châu Mĩ tìm ra sau Thầy hỏi Tít…
- Tít có biết vì sao giờ của châu Âu lại sớm hơn giờ châu Mĩ không…
- Thưa thầy… vì người ta tìm ra châu Mĩ sau ạ …
Bài 23: Điền thêm dấu câu vào chỗ có dấu ba chấm trong mẩu chuyện vui sau:
Thầy yếu đuối Bố…
- Thầy giáo mới của con thế nào… Thầy có gọi con lên bảng không…
Tít…
60
- Thầy hay gọi con lên bảng và con nhận ra một điều thầy rất yếu đuối… hay than thở… kêu ca…
- Sao con lại nghĩ thế…
- Vì cứ hễ nghe con trả lời là thầy lại kêu lên: “Ôi trời…” … “Trời ơi…” … vẻ yếu đuối lắm …
Bài 24: Tìm các từ láy trong mẩu chuyện vui sau và cho biết chúng thuộc kiểu láy nào?:
Chả dấu gì bác
Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhƣng giữa cơi trầu chỉ có mỗi một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.
Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.
Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.
Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.
Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm nghía:
- Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mƣa nên nó lắm xơ nhỉ?
- Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra.
Bài 25: Trong truyện vui sau có từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ.
Ít ngủ
- Cha: Dạo này con thức khuya quá! Ít ngủ ko có lợi đâu, con ạ!
- Quỳnh: Cha đừng lo, con sắp ngủ bù ở lớp rồi ạ!
- Cha: Trời !!!
Bài 26: Tìm các từ ngữ liên quan đến thể thao trong mẩu chuyện dưới đây:
61
Bao quát cả sân
Sau mấy trận thua liên tiếp, trong một buổi họp, huấn luyện viên sau khi phê bình các cầu thủ kết luận:
- Cả sân vận động rộng lớn nhƣ vậy các anh đều bao quát hết đƣợc.
Thậm chí chỗ nào đặt máy quay của truyền hình, máy chụp ảnh của nhà báo, các anh đều biết để tạo dáng lên tivi cho đẹp mặt. Vậy mà chỉ có mỗi cầu môn đối phương nằm ở đâu mà không ai trong các anh xác định được chính xác là thế nào?