Tác động đến ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người h mông ở sapa, lào cai (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở SA PA, LÀO CAI

2.2. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai

2.2.7. Tác động đến ngôn ngữ

Ngôn ngữ của dân tộc Mông nằm trong nhóm ngôn ngữ Mông-Dao. Do đó các điều kiện về địa lý và huyết hệ mà ngôn ngữ dân tộc Mông hình thành và ổn định thành 5 phương ngữ tương ứng với 5 ngành Mông là Mông Trắng;

Mông Hoa; Mông Đỏ; Mông Đen và Mông Xanh. Trong đó phương ngữ Mông Hoa và Mông Trắng có tính phổ biến hơn cả. Tuy chia làm 5 phương ngữ nhưng xem xét trong góc độ ngữ âm thì tiếng Mông Xanh so với tiếng của 4 phương ngữ kia chỉ khác nhiều nhất không quá 21,3%. Còn xét theo góc độ từ vựng cơ bản và cấu trúc ngữ pháp tiếng Mông của cả 5 phương ngữ mang tính thống nhất cao.

Phương ngữ khác nhau đó có quy luật đối ứng dưới đây:

- Về phụ âm: đ đối ứng với tl; đh đối ứng với đhl.

- Về vần: a đối ứng với iê, ei; uô đối ứng với a; âu đối ứng với ơ; ơ đối ứng với iê; ang đối ứng với a, e.

- Về thanh điệu: r đối ứng với z; z đối ứng với r.

Thực hiện chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ văn tự của dân tộc thiểu số, chấp hành Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối năm 1954 cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên quyết định thành lập "Phòng nghiên cứu xây dựng văn tự dân tộc thiểu số trực thuộc Bộ, đồng thời ra Nghị định điều động một số chuyên gia ngôn ngữ và cán bộ nghiên cứu từ các tỉnh về Phòng chữ dân tộc. Cơ cấu tổ chức cán bộ của Phòng được phân thành ba nhóm gọi tắt là: Nhóm Tày-Nùng;

Nhóm Mông (HMôngz) và Nhóm cải tiến chữ Thái.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, nhóm chữ Mông do hai chuyên gia ngôn ngữ là Nguyễn Văn Chỉnh và Phan Thanh đã tiến hành điều tra khảo sát và nghiên cứu so sánh ngôn ngữ dân tộc Mông của 5 phương ngữ trên các địa bàn cư trú của đồng bào Mông trong cả nước vào đầu quý II năm 1955. Sau hơn 2 năm khảo sát điền dã nhóm chữ Mông báo

cáo toàn bộ kết quả nghiên cứu cho Bộ trưởng và xin ý kiến chỉ đạo. Đến cuối năm 1959, Bộ Giáo dục chính thức đệ trình phương án chữ Mông Việt Nam lên Ban Bí thư để xem xét phê duyệt và sau khi Ban Bí thư phê chuẩn phương án chữ Mông tháng 10 năm 1960, phương án chữ Mông được Quốc hội thông qua. Cuối năm 1961, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ban hành phương án chữ Mông Việt Nam.

Đầu năm 1962, đồng bào Mông ở các nơi đều rất phấn khởi, hồ hởi đón rước "Chữ của Đảng, chữ của Bác Hồ". Tiếp đó là phong trào học chữ, thanh toán nạn mù chữ bằng chữ Mông phát triển rầm rộ.

Hơn bốn thập kỷ ra đời, tồn tại và phát triển qua những bước thăng trầm, chữ Mông vẫn là sức mạnh tinh thần của người Mông.

Ngôn ngữ của người H’Mông đôi khi cũng là một vấn đề mà du khách quan tâm, tuy nhiên cũng không nhiều lắm. Trong số 100 du khách được điều tra, chỉ có 32 người quan tâm đến vấn đề này.

Do tiếp xúc với khách du lịch, bao gồm phần lớn là khách nội địa và khách đến từ các quốc gia nói tiếng Anh, bà con H’Mông đã sử dụng thêm tiếng Việt và tiếng Anh. Qua điều tra 200 hộ gia đình ở 4 bản về tác động của du lịch đến ngôn ngữ, ta có một số thống kê như sau:

+ Số gia đình có 90-100 % thành viên sử dụng thành thạo tiếng Việt tại bản Cát Cát là 27 gia đình (chiếm 54 %), tại bản Sín Chải là 17 gia đình (chiếm 34 %), tại bản Lý Lao Chải là 30 gia đình (chiếm 60 %) và bản Hàng Lao Chải là 32 gia đình (chiếm 64 %). Số gia đình có 70-90 % thành viên sử dụng tiếng Việt tại bản Cát Cát là 20 gia đình (chiếm 40 %), tại bản Sín Chải là 17 gia đình (chiếm 34 %), tại bản Lý Lao Chải là 19 gia đình (chiếm 38 %) và bản Hàng Lao Chải là 16 gia đình (chiếm 32 %). Số gia đình có 50-70 % thành viên sử dụng tiếng Việt tại bản Cát Cát là 3 gia đình (chiếm 6 %), tại bản Sín Chải là 9 gia đình (chiếm 18 %), tại bản Lý Lao Chải là 1 gia đình

(chiếm 2 %) và bản Hàng Lao Chải là 2 gia đình (chiếm 4 %). Về số gia đình có <50 % thành viên sử dụng Tiếng Việt, chỉ có bản Sín Chải có 7 gia đình (chiếm 14 %), các bản còn lại con số thống kê là 0 %.

Như vậy là ngoài bản Sớn Chải, cỏc bản cũn lại đều cú trờn ẵ cỏc thành viên trong gia đình sử dụng thành thạo tiếng Việt.

+ Qua điều tra về số lượng người biết Tiếng Anh trong các gia đình, ta có các số liệu như sau: bản Cát Cát có 10/50 số gia đình (chiếm 20 %) có 1 người biết Tiếng Anh , tương tự bản Lý Lao Chải có 11/50 gia đình (chiếm 22

%) và bản Hàng Lao Chải có 12/50 gia đình (chiếm 24 %). Về số gia đình có 2 người biết Tiếng Anh, bản Cát Cát có 5/50 gia đình (chiếm 10 %), bản Lý Lao Chải có 8/50 gia đình (chiếm 16 %) và bản Hàng Lao Chải có 6/50 gia đình (chiếm 12 %). Riêng bản Sín Chải không có hộ gia đình nào có người biết Tiếng Anh. Qua điều tra tổng thế trong số 200 hộ được hỏi, có đến 52/200 hộ gia đình (chiếm 26 %) có người biết Tiếng Anh. Về cơ bản, với một tộc người lạc hậu như người Mông, đây cũng không phải một tỷ lệ nhỏ. Do tiếp xúc hàng ngày với khách du lịch, để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch, bà con biết nói Tiếng Anh khá thông thạo, đôi khi phát âm còn chuẩn hơn phát âm Tiếng Việt, nhưng chủ yếu là Tiếng Anh bồi, chỉ biết nói mà không biết viết.

Qua phỏng vấn về ngôn ngữ chính được sử dụng giữa các thành viên trong gia đình, hầu hết bà con vẫn giữ được ngôn ngữ của tộc người mình.

Giữa các thế hệ vẫn thường xuyên sử dụng tiếng Mông để giao tiếp hàng ngày. Như vậy, ngoài thời gian tiếp xúc với du khách, bà con vẫn giữ được ngôn ngữ truyền thống của mình.

Phần lớn các doanh nghiệp được điều tra cho rằng du lịch ít tác động đến ngôn ngữ của người H’Mông (33/50 doanh nghiệp), số còn lại cho rằng du lịch không tác động đến ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người h mông ở sapa, lào cai (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)