VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1. Động từ trong hệ thống từ loại
2.4.3. Câu và thành phần câu
2.4.3.1. Khái niệm câu:
Câu là đơn vị có đặc tính rất phức tạp. Có nhiều cách định nghĩa câu xuất phát từ những quan niệm khác nhau. Từ vô số định nghĩa câu cụ thể, có thể rút ra hai khuynh hƣớng chính trong cách định nghĩa về câu sau đây:
* Khuynh hướng định nghĩa câu dựa vào ý nghĩa và hình thức. Dựa riêng vào mặt ý nghĩa:
“Câu là phán đoán đƣợc biểu hiện bằng từ.” hoặc “câu là tổ hợp của các từ biểu thị một tƣ tƣởng trọn vẹn.” (dẫn theo Ngữ pháp tiếng Việt. Câu)
Dựa riêng vào mặt hình thức:
- Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt. Câu, Hoàng Trọng Phiến định nghĩa về câu nhƣ sau: “Với tƣ cách là đơn vị bậc cao của hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, câu là ngữ tuyến đƣợc hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định, là phƣơng tiện diễn đạt, biểu hiện tƣ tƣởng về thực tế và thái độ của ngƣời nói đối với hiện thực” (Ngữ pháp tiếng Việt. Câu, tr.19).
Cũng theo khuynh hƣớng này, Diệp Quang Ban cho rằng: “Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và kết thúc mang một ý nghĩa tƣơng đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói hoặc có kèm theo sự đánh giá của ngƣời nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm” ( dẫn theo Ngữ pháp tiếng Việt. Câu. Tr.3)
* Hướng định nghĩa câu dựa vào khối lượng và chức năng.
Theo hƣớng định nghĩa này, câu cũng nhƣ các đơn vị ngôn ngữ khác cùng hệ thống luôn đƣợc định nghĩa vào hai mặt: mặt so sánh khối lƣợng và mặt chức năng. Cụ thể, câu đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Câu là kiểu đơn
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
vị nhỏ nhất mà có thể mang một thông báo hoàn chỉnh” (dẫn theo Ngữ pháp tiếng Việt. Câu. tr.3).
Theo chúng tôi, so với hƣớng định nghĩa trên, hƣớng định nghĩa dựa vào khối lƣợng và chức năng mang nhiều ƣu điểm hơn cả.
Thứ nhất, đây là cách định nghĩa mang tính hệ thống rõ rệt nhất.Nó thống nhất về nguyên tắc với cách định nghĩa các đơn vị ngôn ngữ khác cùng hệ thống với câu nhƣ âm vị, hình vị,từ cho nên rất tiện lợi cho việc đối chiếu chúng với nhau.
So sánh:
Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà có chức năng khu biệt nghĩa Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà có nghĩa
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà có khả năng vận dụng độc lập Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà có chức năng thông báo.
Thứ hai, cách định nghĩa này nêu đƣợc tiêu chí cần thiết cho phép xác định câu, phân biệt nó với các đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn thuộc cùng hệ thống. Tiêu chí “có chức năng thông báo” đƣợc đƣa vào định nghĩa có tác dụng phân biệt câu với từ, hình vị, âm vị, vốn không có chức năng này, còn tiêu chí “nhỏ nhất” có tác dụng phân biệt câu với đơn vị lớn hơn (văn bản) cũng có chức năng thông báo).
Thứ ba, so với một số định nghĩa khác, cách định nghĩa này ngắn gọn hơn nên dễ nhớ hơn.
Trong luận văn này chúng tôi chọn cách định nghĩa thứ hai
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Thành phần câu đƣợc chia làm hai loại: thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần chính gồm có: chủ ngữ, vị ngữ; thành phần phụ gồm có: bổ ngữ, định ngữ, giải ngữ…
* Thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
a. Chủ ngữ là thành phần chính của câu có quan hệ phụ thuộc qua lại với vị ngữ, chỉ hoạt động hay đặc điểm nêu ở vị ngữ. Chủ ngữ đƣợc phân biệt với vị ngữ và các thành phần câu khác dựa vào hai tiêu chí: ý nghĩa và hình thức. Trong đó, về ý nghĩa, chủ ngữ chỉ chủ thể hoạt động hay đặc điểm nêu ở vị ngữ. Còn về hình thức, ở dạng cơ bản, chủ ngữ đƣợc biểu hiện bằng danh từ và vị trí liền trƣớc vị ngữ. Chủ ngữ có khả năng trả lời các câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
b. Vị ngữ là thành phần chính của câu, có quan hệ phụ thuộc qua lại với chủ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ cũng đƣợc xác định và phân biệt với chủ ngữ dựa vào hai tiêu chí: ý nghĩa và hình thức. Về mặt ý nghĩa, vị ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của đối tƣợng đƣợc nêu ở chủ ngữ. Về hình thức, ở dạng cơ bản, vị ngữ đƣợc biểu hiện bằng vị từ chiếm vị trí liền sau chủ ngữ. Nó có khả năng trả lời cho
câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào?
* Các thành phần phụ: bổ ngữ, định ngữ, giải ngữ.
Bổ ngữ là thành phần phụ của câu, đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho vị từ. Bổ ngữ thƣờng nêu các đối tƣợng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của động từ hoặc nêu đặc trƣng của động từ. Bổ ngữ đƣợc chia thành bổ ngữ bắt buộc và bổ ngữ tự do. Bổ ngữ bắt buộc có ý nghĩa cú pháp đối thể. Ở dạng cơ bản, bổ ngữ chiếm vị trí sau động từ và không có khả năng chiếm vị trí liền trƣớc động từ.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Bổ ngữ tự do có những đặc điểm sau:
- Là thành phần phụ không bắt buộc của câu.
- Chỉ hoàn cảnh (vị trí, thời gian, nguyên nhân, mục đích,
phƣơng tiện…) tình trạng (trạng thái, tính chất, kết quả…) của hoạt động hay đặc điểm đƣợc nêu ở vị từ.
- Có thể đƣợc biểu hiện bằng danh từ, động từ (thƣờng dẫn nối
bởi quan hệ từ), tính từ và có vị trí tƣơng đối tự do.
Định ngữ là thành phần phụ của câu chuyên bổ sung cho một thành phần câu khác đƣợc biểu hiện bằng danh từ.
Định ngữ có đặc điểm sau:
- Nêu đặc điểm, tính chất của sự vật (đặc điểm về số lƣợng, chất liệu, vị trí, …) do danh từ biểu thị.
- Có vị trí tƣơng đối cố định. Ở dạng cơ bản, nó đứng sau danh từ (trừ định ngữ chỉ số lƣợng) đƣợc xác định. Định ngữ có thể đƣợc biểu hiện bằng danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Giải ngữ là thành phần phụ của câu biểu thị sự thông báo bổ sung mà ngƣời nói thấy cần thiết để ngƣời nghe hiểu đúng, hiểu rõ hơn nội dung của câu. Giải ngữ có thể dùng để giải thích cho một từ, một cụm từ hay giải thích cho nội dung của cả câu. Về hình thức, nét đặc trƣng của giải ngữ là tính biệt lập: giải ngữ thƣờng đƣợc phát âm tách biệt với bộ phận đƣợc giải thích. Trên chữ viết, nó đƣợc chia tách bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT.