VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1. Động từ trong hệ thống từ loại
2.4. Một số khái niệm liên quan khác trong nghiên cứu động từ chủ động trong
động trong tiếng Việt
2.4.1.Ý nghĩa ngữ pháp
Khi nói tới ý nghĩa trong ngôn ngữ, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến ý nghĩa riêng của từng đơn vị. Ví dụ: trong tiếng Anh, ý nghĩa riêng của từ
cat là con mèo, ý nghĩa riêng của từ book là sách, ý nghĩa riêng của từ boy
là trẻ con… những ý nghĩa riêng trên của từng từ đƣợc gọi là ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa từ vựng của mỗi từ là một tập hợp nhiều nét nghĩa, trong đó có cả nét nghĩa phạm trù và những nét nghĩa chuyên biệt, làm nên ý nghĩa từ vựng riêng cho mỗi từ. Ví dụ từ đi trong tiếng Việt có nghĩa gốc gồm một tập hợp các nét nghĩa sau:
Đi:[ngƣời, động vật] tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bƣớc chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Ý nghĩa từ vựng này làm cho từ đi chẳng những khác nghĩa với
những từ nhƣ nhà, bát, bàn, xinh, ngọt… mà còn khác nghĩa với những từ
nhƣ chạy, bò, bơi, nhảy…
Bên cạnh loại ý nghĩa riêng nói trên, mỗi loại đơn vị còn có ít nhất, một ý nghĩa chung bao trùm lên. Ví dụ:
Các từ: hoa, ghế, đèn, chó, mèo, sách…đều có ý nghĩa chung là chỉ
sự vật.
Các từ: đi, chạy, bò, bay, học, nghiên cứu, điều tra…đều có ý nghĩa chung chỉ hoạt động hoặc trạng thái.
Các từ: đẹp, xấu, vàng, chăm chỉ, thông minh, ngu dốt…đều có ý nghĩa chung là chỉ tính chất, đặc điểm.
Loại ý nghĩa chung bao trùm lên một loạt đơn vị ngôn ngữ nhƣ vậy gọi là ý nghĩa ngữ pháp.
Qua đây ta thấy ý nghĩa ngữ pháp có tính khái quát cao hơn ý nghĩa từ vựng. Sự khái quát từ vựng là khái quát từ những sự vật, hiện tƣợng trong đời sống hằng ngày còn sự khái quát ngữ pháp là khái quát từ chính
các đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ bò đƣợc xem là mang ý nghĩa hoạt động là vì
nó có đặc điểm ngữ pháp giống nhƣ những từ biểu thị hoạt động khác
(chẳng hạn, có thể kết hợp với các phó từ chỉ mệnh lệnh hãy, đừng, chớ…).
Ngoài ý nghĩa phạm trù nhƣ trên, ý nghĩa ngữ pháp còn có thể là ý nghĩa nảy sinh trong quan hệ của các từ trong câu.
Xét các ví dụ sau: (1) Trâu ăn cỏ.
(2) Xe này chở lúa. (3) Họ đá bóng.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
(4) Anh ấy cày ruộng .
Các từ: cỏ, lúa, bóng, ruộng, ngoài ý nghĩa ngữ pháp chỉ phạm trù sự vật trong các câu trên còn có ý nghĩa chung khác là : tất cả đều chỉ đối
tƣợng của các hoạt động do các động từ trong câu biểu thị. Các từ : trâu,
xe, họ, anh ấy có ý nghĩa chung là chỉ chủ thể của hoạt động. Rõ ràng các ý nghĩa chung này nảy sinh do quan hệ của các từ trong câu. Nếu thay đổi quan hệ thì ý nghĩa ngữ pháp cũng thay đổi. Ví dụ:
(5) Tôi mua cái xe này
Lúc này xe đã mang một ý nghĩa quan hệ khác là chỉ đối tƣợng hoạt động chứ không phải là chủ thể hoạt động nhƣ ở ví dụ (2) nữa. Nhƣ vậy, ý nghĩa quan hệ cũng là ý nghĩa phạm trù chung nhƣng những phạm trù này chỉ nảy sinh khi từ dùng trong câu.
Không thể nói tới sự tồn tại của một ý nghĩa ngữ pháp nào đó trong một ngôn ngữ nhất định nếu không tìm thấy phƣơng tiện ngữ pháp diễn đạt nó. Chẳng hạn, xét về mặt nhận thức thế giới khách quan, ngƣời Việt cũng có khả năng phân biệt số nhiều, số ít nhƣ trong nhận thức của ngƣời Anh. Nhƣng trong tiếng Việt, sự phân biệt ấy đƣợc thể hiện bằng các hƣ từ:
những, các, mọi mỗi...hay các số từ: một, một vài... còn trong tiếng Anh lại đƣợc thể hiện bằng các phụ tố nhƣ: s, zero...
Đến đây, ta có thể tóm lƣợc những điểm chính yếu mà chúng ta nhận thức đƣợc về ý nghĩa ngữ pháp: Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung của cả một loại từ hoặc của một tiểu loại từ và đƣợc thể hiện bằng những phƣơng tiện ngữ pháp nhất định.