Hình thức ngữ pháp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ động từ chủ động trong tiếng việt (Trang 31 - 34)

VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.4.2.Hình thức ngữ pháp

1. Động từ trong hệ thống từ loại

2.4.2.Hình thức ngữ pháp

Cũng nhƣ ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp đƣợc thể hiện bằng những hình thức nhất định. Ý nghĩa ngữ pháp đƣợc thể hiện bằng các hình thức ngữ pháp. Các hình thức ngữ pháp để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ

trong ngôn ngữ thì rất đa dạng, nhƣng chúng luôn thuộc về một số phƣơng thức nhất định, có tính hữu hạn. Đó là các phƣơng thức ngữ pháp. Phƣơng thức ngữ pháp chính là cách thức chung trong việc biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Có thể kể đến một số phƣơng thức sau:

Phương thức hư từ: Hƣ từ là những từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Nhƣ vậy, về ý nghĩa và chức năng, chúng tƣơng đƣơng với loại phụ tố biến đổi từ. Tuy nhiên, phụ tố biến đổi từ là một bộ phận của từ, gắn chặt với chính tố, còn hƣ từ là một từ riêng, tách biệt với từ mà nó bổ sung ý nghĩa ngữ pháp.

Ví dụ:

Tôi ăn cơm bằng đũa.

Nhìn vào ví dụ, trên ta có thể thấy hƣ từ bằng dùng để chỉ công cụ

(đũa) của hoạt động ăn thuộc về chủ thể tôi.

Phương thức trật tự từ: Theo phƣơng thức này, ý nghĩa ngữ pháp đƣợc thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu. Trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác, trật tự từ thƣờng biểu thị các ý nghĩa quan hệ của từ

nhƣ nghĩa chủ thể hoạt động, đối tượng hoạt động

Ví dụ: trong câu Mẹ yêu con thì mẹ là chủ ngữ, biểu thị chủ thể của hoạt động yêu; còn con là bổ ngữ, biểu thị đối tƣợng của hoạt đông yêu.

Ngƣợc lại, nếu nói Con yêu mẹ thì con lúc này lại là chủ ngữ và là chủ thể của hoạt động yêu; còn mẹ là bổ ngữ, biểu thị đối tƣợng của hoạt động yêu.

Có điều cần lƣu ý là không nên đơn giản hóa và tuyệt đối hóa quy tắc về trật tự từ. Không có một ngôn ngữ nào mà ở đó trật tự từ là luôn cố định. Ngƣợc lại, cũng không có ngôn ngữ nào mà ở đó trật tự từ là hoàn toàn tự do. Ví dụ trong tiếng Việt, vị trí thuận của chủ ngữ là đứng trƣớc vị ngữ. Ở vị trí đó, chủ ngữ không đòi hỏi một điều kiện gì đặc biệt. Nhƣng cũng có

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ

trƣờng hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ, với một số điều kiện nhất định, chẳng hạn:

- Nếu vị ngữ là động từ nội hƣớng, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt, kiểu câu có chủ ngữ đứng sau vị ngữ cần đƣợc mở đầu bằng một trạng ngữ. So sánh:

Từ đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé. (Tô Hoài) Trạng ngữ vị ngữ chủ ngữ

- Nếu vị ngữ là động từ ngoại hƣớng thì giữa vị ngữ với chủ ngữ đứng sau cầu có thêm từ là. So sánh:

Sinh ra cái mặt tôi là giời. (Nam Cao). Vị ngữ chủ ngữ

Giời sinh ra cái mặt tôi.

Chủ ngữ vị ngữ

Phương thức lặp (láy): Đây là phƣơng thức dùng sự lặp lại một từ để biểu thị ý nghĩa số nhiều.Ví dụ: Ngƣời ngƣời, nhà nhà, ngành ngành, nói nói…

Phương thức ngữ điệu: Đây là phƣơng thức đƣợc coi là phƣơng thức ngữ pháp mà ngƣời ta sử dụng để biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu nhƣ tƣờng thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định…

Trong ngôn ngữ của Ấn – Âu nhƣ Anh, Pháp, Nga … câu tƣờng thuật đƣợc phát âm với giọng thấp dần, còn câu nghi vấn đƣợc phát âm với giọng cao dần. Còn trong ngôn ngữ có thanh điệu nhƣ tiếng Việt, tiếng Hán… sự hạ giọng hay lên giọng nhƣ trên là không rõ rệt, bù vào đó, ngƣời ta dùng hƣ từ hay đại từ nghi vấn để cấu tạo câu nghi vấn, đồng thời phát âm nhấn mạnh vào điểm câu hỏi.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ động từ chủ động trong tiếng việt (Trang 31 - 34)