Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.8. Kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
1.8.1. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ tại Melbourne (Australia)
Vùng đất rộng lớn cách thành phố Melbourne khoảng 60km, cách đây hơn 50 năm đã tập trung nhiều người đến khai thác vàng. Dân cư sống chủ yếu dựa vào
việc phục vụ hoạt động khai thác vàng. Khi vàng hết, những người khai thác vàng bỏ đi để lại một vùng đất ô nhiễm, ngổn ngang không thể phát triển nông nghiệp, đời sống người dân nghèo khó.
Cùng với việc xây dựng thực thi những chiến lược phát triển du lịch sinh thái, các chuyên gia đã tiến hành quy hoạch phát triển DLCĐ tại thành phố này như một giải pháp cho xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Chủ đề quy hoạch của vùng đất là “Thăm lại cảnh khai thác vàng thời xưa”. Chính phủ và cơ quan chính quyền điạ phương đã ban hành, thực thi những chính sách ưu tiên cho phát triển du lịch gồm:
- Các chính sách quy định về các điều kiện để được đăng ký kinh doanh các dịch vụ du lịch: lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán hàng, vui chơi giải trí, xây dựng, bảo vệ môi trường, an ninh,…
- Các quy định bảo vệ tính nguyên vẹn đặc sắc, sự đa dạng của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
- Các quy định về xây dựng và an toàn kết cấu hạ tầng giao thông để du khách dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận các điểm du lịch. Xây dựng kết cầu hạ tầng du lịch tại các điểm đến như: Trung tâm thông tin du lịch, các trạm đón tiếp khách, biển bảng chỉ đường, trung tâm thương mại, các điểm phong cảnh, công viên, bảo tàng,..
- Xác định vai trò của Nhà nước trong quản lý, giám sát, hỗ trợ du lịch phát triển.
- Hỗ trợ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức của các bên tham gia DLCĐ.
- Hỗ trợ, quản lý, thực hiện quy họach các hoạt động xúc tiến phát triển DLCĐ.
- Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động DLCĐ.
- Người dân địa phương tham gia vào các buổi trình diễn mô phỏng lại cảnh tượng khai thác vàng trước đây: Đánh nhau giành khai thác vàng có cảnh sát can thiệp, hoạt động đãi vàng, nhà máy tuyển chọn vàng, các quán bar, nhà hàng phục vụ khai thác vàng. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động mô phỏng lại cảnh tượng khai thác vàng xưa cũng như được thưởng thức những dịch vụ lưu trú, ăn uống xưa.
Người dân địa phương được tham gia vào tất cả các hoạt động du lịch từ việc lập, ra quyết định phát triển du lịch, phát triển cộng đồng, các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng, các hoạt động kinh doanh du lịch và được quản lý cũng như hưởng lợi từ hoạt động du lịch.
Nhờ các chính sách phát triển, quy hoạch phát triển DLCĐ đúng đắn, hiệu quả. Melbourne đã và đang trở thành trung tâm phát triển du lịch nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch nội đại và quốc tế [29].
1.8.2 Kinh nghiệm phát triển DLCĐ tại bản Sín Chải, Sa Pa – Lào Cai Để khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên cùng với những bản sắc văn hóa riêng của tộc người H’mông sinh sống tại bản Sín Chải, nằm trên sườn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai, địa phương đã xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng như sau:
- Thành phần tham gia: Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch đại phương thông qua sở Du Lịch, phòng Du lịch và ban Hỗ trợ phát triển du lịch. Các tổ chức phi chính phủ như Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), có vai trò khởi xướng và cung cấp kỹ thuật, tư vấn các vấn đề kinh tế và hỗ trợ tài chính. Hội Phụ nữ, hội Nông dân làm nhiệm vụ vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. Cộng đồng dân cư điạ phương tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.
- Các hoạt động tham gia của người dân địa phương:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh.
+ Hướng dẫn, đưa đường cho khách tham quan.
+ Tổ chức các chương trình du lịch cho khách tham quan tìm hiểu hệ sinh thái tại các dãy núi Phan – xi – păng, cung cấp dịch vụ cho khách trên núi.
+ Tổ chức hướng dẫn khách tham quan làng bản, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng mình.
+ Tổ chức biểu diễn các chương trình văn nghệ phục vụ khách. Trình diễn các hoạt động sản xuất, các mặt hàng thủ cộng mỹ nghệ phục vụ nhu cầu khám phá của du khách.
- Phân chia lợi ích: 70% doanh thu từ dịch vụ du lịch thuộc về người dân địa phương, 15% thuộc về Ban quản lý và hỗ trợ phát triển du lịch của làng, 15% đóng góp vào quỹ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của bản [18].
=> Với mô hình phát triển du lịch trên đã thu hút số đông người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao ý thức gìn giữ tài nguyên và môi trường. Nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động du lịch đồng thời gắn quyền lợi của người dân từ du lịch với trách nhiệm bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài nguyên. Mặt khác thu hút được các bên tham gia như chính quyền, đoàn thể và tổ chức phi chính phủ, khai thác được tiềm lực về tri thức, kinh nghiệm, phương thức quản lý đồng thời thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài. Với mô hình trên đã tiến tới sự thành công của mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Tiểu kết chương 1
Với mu ̣c tiêu chính của hoạt động phát triển du li ̣ch dựa vào cô ̣ng đồng là : góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa , đóng góp vào phát triển kinh tế đi ̣a phương thông qua viê ̣c tăng doanh thu về du li ̣ch và những lợi ích khác cho cô ̣ng đồng đi ̣a phương , mang đến cho khách mô ̣t sản phẩm có trách nhiê ̣m đối với môi trường và xã hô ̣i , tiến tới phát triển du lịch bền vững. Với mục tiêu đó, xu hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng được quan tâm, nghiên cứu, phát triển, được áp dụng rộng rãi và có sức lan tỏa ở các nước trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt mô hình này rất phù hợp với những địa bàn vùng sâu, vùng sa, nơi có tài nguyên thiên nhiên hoang dã còn nguyên trạng, cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống. Hoạt động du lịch đã thu hút người dân địa phương tích cực tham gia tiến tới giải quyết bài toán xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để loại hình này tồn tại và phát triển bền vững, cần phải tăng cường sự tham gia của người dân và phát huy mô
hình du lịch cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà”. Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng. Các gia đình người dân tham gia làm du lịch đều có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Các nhà doanh nghiệp tăng cường quảng bá đưa du khách đến tham quan. Các tổ chức, nhà tài trợ (nhất là các tổ chức phi chính phủ) tư vấn cho người dân các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Có thể nói, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là một công cụ hữu hiệu, có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.