Tác động của du lịch đến cộng đồng xã Lát

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát huyện lạc dương tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 75)

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LÁT

2.8. Tác động của du lịch đến cộng đồng xã Lát

Từ năm 2010 đến nay, tại xã Lát đã mở nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ từ 15 - 32 tuổi dân tộc K’Ho do 4 nghệ nhân truyền dạy. Qua lớp

học, các học viên đều nắm vững những thao tác diễn tấu và những bài bản chiêng cơ bản của dân tộc mình. Họ trở thành những hạt nhân nòng cốt hình thành nên những đội cồng chiêng ở các thôn, buôn, duy trì luyện tập thường xuyên biểu diễn phục vụ các sự kiện, phục vụ nhân dân địa phương.

Tại các khu du lịch mới chỉ có một số ít nhân viên có trình độ từ bậc trung cấp đến đại học. Hiện tại, các khu du lịch cũng đã thuê các đơn vị trường đào tạo du lịch về tập huấn công tác thuyết minh, phục vụ nhà hàng, tiếp thị sản phẩm, kỹ năng giao tiếp… Mời bên Phòng cháy chữa cháy về tập huấn xử lý phòng chống cháy rừng; sở Tài nguyên Môi trường tập huấn về công tác nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Bảng 2.20. Ảnh hưởng tới người dân tham gia du lịch (phỏng vấn 20 người) Đơn vị tính: phần trăm %

Chỉ tiêu Nhiều Ít Không

Cải thiện đời sống 45 50 5

Nâng cao hiểu biết 45 50 5

Thay đổi tập tục, nghi lễ, gia phong.... 5 20 75

Thay đổi sinh hoạt gia đình 30 70 0

Nguồn: kết quả phỏng vấn tháng 02 năm 2013 Theo kết quả phỏng vấn của tác giả, người dân tham gia du lịch cho biết:

Hoạt động du lịch ở xã Lát xuất hiện giúp người dân dễ dàng hơn trong tìm kiếm việc làm, nhưng thu nhập từ du lịch không cải thiện nhiều cuộc sống của họ vì đa số những người dân tham gia lao động tại các khu du lịch trình độ thấp, họ chỉ đảm nhận những công việc đơn giản như dọn vệ sinh, làm vườn, chăm sóc cây cảnh, bảo vệ, trông xe,...Thời gian làm việc trong các khu du lịch từ 7g30 đến 5g30 hàng ngày và được trả theo ngày công, họ không còn thời gian để làm việc công việc khác tăng thêm thu nhập. Những người làm hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, tham gia đội múa hay nằm trong ban quản lý ở các khu du lịch mới có thu nhập cao.

Việc nâng cao hiểu biết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối với những người trực tiếp phục vụ khách. Họ có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi tri thức và hiểu biết hơn về văn hóa các vùng miền, các quốc gia nhờ vào việc hàng ngày tiếp xúc với du khách,

mặt khác họ phải tự nghiên cứu tập tục của các quốc gia khách đến, khách đoàn để phục vụ chu đáo hơn, nâng cao hiệu quả công tác. Theo như lời chị Uy Út dân tộc Lạch, hướng dẫn viên trong xã Lát nói “Mình thích công việc này lắm, ngày nào mình cũng được gặp rất nhiều người từ các nước, mình kết được nhiều bạn nước ngoài, nhờ các bạn mà mình nói được cả tiếng Anh và tiếng Pháp và biết nhiều thế giới bên ngoài chứ không phải chỉ trong thôn mình”. Một số ít người lao động trong khu du lịch không cảm nhận thấy hoạt động du lịch giúp họ nâng cao hiểu biết hơn vì công việc của họ không tiếp xúc với khách. Cũng theo số người được phỏng vấn thì du lịch không ảnh hưởng đến các tập tục, lễ nghi, ... của dân tộc nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của gia đình theo nếp cũ vì người dân đã tham gia lao động trong các tổ chức thì họ phải tuân thủ giờ giấc, nội quy lao động.

Bảng 2.21 Ảnh hưởng tới người dân không tham gia trực tiếp du lịch ( %)

Chỉ tiêu Nhiều Ít Không

Cải thiện đời sống 30 70 0

Nâng cao hiểu biết 20 65 15

Thay đổi tập tục, nghi lễ, gia phong.... 0 15 85

Thay đổi sinh hoạt gia đình 5 20 75

Nguồn: kết quả phỏng vấn tháng 02 năm 2013 Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp những người lao động không tham gia hoạt động du lịch cho thấy du lịch không ảnh hưởng nhiều tới đời sống, sinh hoạt, tục lệ, nhưng có ảnh hưởng tới nhận thức văn hóa bởi để phục vụ tốt cho du lịch thì ngay trong thôn bản đã tuyên truyền người dân về ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng, nước, tôn trọng khách, tôn trọng các luật định,... Bên cạnh đó, các hoạt động chào mừng cho ngày lễ, ngày kỷ niệm, đón các phái đoàn hay các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới nhận thức của cộng đồng sống trong khu vực. Như vậy, sự tác động của du lịch tới người dân trong xã Lát có sự khác nhau giữa các đối tượng tham gia và không tham gia phục vụ du lịch.

2.8.2. Tác động đến kinh tế

- Các khu du lịch đang hoạt động dựa chủ yếu vào tài nguyên rừng nên việc chăm sóc và bảo vệ rừng được chú trọng nên hạn chế mức thấp nhất nạn cháy rừng và

chặt phá rừng trái phép; những vùng đất trong khu vực chưa được sử dụng hiệu quả (đất trống, đất sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, rẫy mới phát…) sẽ được chuyển đổi thành đất du lịch, dịch vụ có giá trị sử dụng cao hơn.

- Quy hoạch lại khu vực với cơ sở hạ tầng đầy đủ hơn (điện lưới, thông tin liên lạc, nâng cấp đường xá…), bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Dự án và các khu du lịch đi vào hoạt động sẽ quảng bá hình ảnh của xã, tăng khả năng được nhiều người biết đến và ghé thăm; đóng góp một phần lớn vào ngân sách của Huyện; mở ra cho xã Lát những cơ hội lớn để phát triển kinh tế và đẩy mạnh hoạt động du lịch của địa phương. Hoạt động du lịch sẽ kéo theo phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

- Làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

- Dưới tác động của cuộc sống hiện đại, văn hóa các dân tộc thiểu số ngày càng có nguy cơ bị mai một, biến thái thì du lịch đã góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa.

- Nâng cao kiến thức văn hóa của nhân dân địa phương, quảng bá giá trị văn hóa cồng chiêng đặc sắc của dân địa phương cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh những thuận lợi thì du lịch cũng đem đến những tiêu cực cho khu vực: Số lượng người và các phương tiện giao thông tại khu vực tăng có thể dẫn tới tình trạng mất an ninh trật tự, tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Tăng các tệ nạn xã hội do du nhập theo dòng du khách (bệnh truyền nhiễm, mê tín dị đoan, cờ bạc, tiêu cực xã hội, …). Hoạt động du lịch sẽ kéo theo tăng các loại hình thương mại, dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu ngành nghề; một bộ phận dân cư chuyển sang làm đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống, giải khát...

- Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời điểm cao có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương.

Tiêu biểu là: ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn….

- Tạo mâu thuẫn trong khai thác tài nguyên giữa các ngành kinh tế trên địa bàn.

- Việc phát triển du lịch sẽ làm tăng mức sống của người dân địa phương đồng thời cũng làm tăng giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, thực phẩm.

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp địa phương ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho mở rộng du lịch. Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa màu có sự thu hẹp dần theo các năm. Đất trồng cây lâu năm và đất rừng tăng diện tích đáng kể, mặt khác hoạt động khai thác du lịch tại các điểm trong xã Lát đang tập trung ở các khu vực có đất rừng. Theo quy hoạch từ năm 2010 đến 2020, diện tích đất dành cho hoạt động du lịch có sự biến động lớn tăng từ 150ha lên 7.331,50 ha, đất trồng lúa giảm lớn từ 145,29 xuống 43,21ha. Như vậy, du lịch ngoài những mặt tích cực thì tiêu cực đã xuất hiện, tình trạng thu hồi đất nông nghiệp đã dẫn đến nhiều bà con dân tộc trong xã Lát sẽ không còn có đất để sản xuất, chăn nuôi. Với trình độ dân trí thấp, người dân không thể tham gia vào các ngành nghề lao động đòi hỏi trình độ cao (trong đó có du lịch). Khi du lịch phát triển, du khách sẽ đến xã Lát ngày càng đông hơn, người dân lại không có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh và lan rộng ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống và đây chính là bài toán khó đòi hỏi các nhà quy hoạch phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo bảng phân tích thu nhập giữa người dân tham gia trực tiếp trong hoạt động du lịch và người dân không tham gia du lịch cho thấy: thu nhập và công việc của người làm du lịch rất ổn định, công việc của người lao động tương đối nhàn hạ, ít phải đối mặt với nắng mưa, lại được ăn ngon mặc đẹp. Còn lao động trong các ngành nghề ngoài du lịch, người lao động phải vật lộn với công việc ngoài trời, thu nhập thấp, bếp bênh vì phụ thuộc vào thời tiết. Trước sự so sánh đó sẽ nảy sinh tâm lý muốn hưởng thụ, xu hướng bỏ hoang ruộng đất để tham gia vào vòng xoáy du lịch tăng gây lãng phí tài nguyên. Hiện nay, tại xã Lát nhiều gia đình lực lượng lao động đã tham gia hết vào các đội diễn văn nghệ hay trong khu du lịch, không có người sản xuất. Nhiều gia đình thấy lợi nhuận từ trồng lúa thấp nên đã chuyển quỹ đất trồng lúa sang trồng dâu tây hay chăn nuôi gia cầm, heo thượng. Với tình trạng trên sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu lương thực tại xã Lát.

2.8.3. Tác động đến môi trường

Để phục vụ cho quy hoạch này, tại các khu du lịch và khu dự án, quá trình san ủi, phát quang tạo mặt bằng cho các dự án đã và sẽ làm mất đi một phần diện

tích rừng, thảm thực vật gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và điều kiện vi khí hậu tại khu vực; làm suy giảm hệ thực vật đồng thời những động vật sống trong môi trường này sẽ bị tiêu diệt hoặc di dời đi nơi khác. Quá trình nạo vét hồ còn có nguy cơ gây ô nhiễm mạch nước ngầm và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tại vị trí lòng hồ.

Để đi được đến Langbiang, các phương tiện phải đi qua làng thổ cẩm B’NơC, thôn văn hóa cổ K’Ho. Theo như quan sát của tác giả tại khu du lịch núi Langbiang vào mùa đông khách trung bình 10 phút lại có 1 xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ đưa khách đến. Mùa vắng khách khoảng 25 phút có một chuyến xe. Với lưu lượng xe lưu thông trên đường đã tạo ra tiếng ồn lớn, liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cư dân sống hai bên đường:

Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh từ:khu lưu trú, sự tập trung số lượng khách tại khu du lịch cũng góp phần tạo nên ô nhiễm tiếng ồn; nước thải từ các khu du lịch, nước thải sinh hoạt thải ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước suối trong khu vực.

Lượng nước thải này không được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài nên gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài thủy sinh, có nguy cơ nhiễm vi sinh và bùng nổ các loại tảo gây hiện tượng phú dưỡng, ... gây các bệnh tả, lỵ, thương hàn.

Chất thải rắn từ hoạt động san lấp, xây dựng các công trình chủ yếu là khối lượng đất đào lấp, gạch, đá, xi măng, gỗ vụn, sắt thép, bao bì; chất thải từ sinh hoạt tại các khu du lịch; hoạt động sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ như dệt thổ cẩm, gùi, nhạc cụ, cung tên làm từ tre, nứa vụn, gỗ vụn, vải vụn; chất thải từ chuồng nuôi ngựa và động vật hoang dã, gia cầm, gia súc như: phân, thức ăn dư thừa, bao bì đựng thức ăn…nếu không được thu gom, xử lý đúng qui định sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường đất.

Như vậy, hoạt động du lịch phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của xã Lát. Toàn bộ hệ thống giao thông trong xã Lát trước đây là đường đất thay bằng đường bê tông nhựa; hệ thống điện, nước sạch cũng đã cung cấp vào tận thôn nâng cao đời sống người dân; tạo thêm khu vui chơi, giải trí. Mặt khác, giao thông thuận lợi giúp người dân trao đổi hàng hóa, đi lại dễ dàng hơn. Du lịch vào đã sử dụng một số

nghiệp, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh như kinh doanh ăn uống, giải trí… làm tăng thu nhập cho địa phương. Ngoài ảnh hưởng tới đời sống kinh tế thì hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng tích cựa và tiêu cức tới nhận thức, tập tục, sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát huyện lạc dương tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)