Các hình thức tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát huyện lạc dương tỉnh lâm đồng (Trang 65 - 69)

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LÁT

2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

2.7.2. Các hình thức tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng địa phương

C chủ yếu dệt và buôn bán hàng thổ cẩm. Thôn Đan Kia trồng rừng và café, đốn củi, hái rướn, hái cây thuốc và lan rừng.Thôn Đănggia rít B và thôn B’Nơ B trồng hoa màu, trồng hồng, dệt chiếu.

Lao động trong xã Lát tham gia trực tiếp hoạt động phục vụ du lịch tại các điểm du lịch như: Thung lũng Vàng: 40 lao động trực tiếp hưởng lương của công ty (trong đó: 2 soát vé, 4 bảo vệ, 5 phục vụ nhà nghỉ, 7 phục vụ nhà hàng, 15 chăm sóc cây cảnh, 6 dọn vệ sinh, 1 quản lý bộ phận lưu trú) và 14 lao động không thuộc quân số của công ty: 6 người bán hàng lưu niệm thuê cho tư nhân, 8 người chụp ảnh. Tại khu du lịch núi Langbiang gồm 50 lao động (6 nhân viên bán vé, 4 soát vé, 3 bảo vệ, 12 lái xe, 5 dọn vệ sinh, 6 hướng dẫn viên, 12 trồng rừng và chăm sóc cây, 1 nhân viên văn phòng, 1 quản lý), các nhân viên ở đây đều có trình độ hết cấp hai đến cấp ba, duy chỉ có 2 người đã tốt nghiệp cao đẳng, số hướng dẫn viên chủ yếu đang theo học hệ trung cấp tại các trường. Ngoài ra còn có sự tham gia của 15 lao động làm thuê cho quầy ăn uống, quầy lưu niệm, các điểm vui chơi giải trí trong Langbiang. Tại làng Cù Lần người dân địa phương được thuê làm công ăn lương, chủ yếu là chăm sóc cây cảnh và làm vườn (5 người), dọn vệ sinh (2 người), lái xe trong điểm tham quan (4 người), nhân viên bán và soát vé (2 người), bảo vệ (2 người), phục vụ ăn uống (2 người). Tại vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà có 3 bảo vệ, 6 làm công tác hướng dẫn viên đưa khách đi trong rừng, 2 phục vụ tại trung tâm, 15 lao động trồng rừng, 3 nhân viên dọn vệ sinh. Số lượng lao động phục vụ tại các điểm du lịch tăng giảm theo nhu cầu của mùa vụ.

Các công việc người dân xã Lát tham gia trong hoạt động du lịch không đòi hỏi phải có trình độ, chỉ cần có kinh nghiệm và sức khỏe, cần cù là đủ. Lực lượng lao động này chủ yếu là thanh niên và trung niên.

Tại thôn văn hóa và làng nghề: Hoạt động du lịch trong làng thổ cẩm B’NơC, thôn văn hóa cổ K’Ho do người dân làm chủ, thu hút tất cả các lứa tuổi, giới tính tham gia trực tiếp và gián tiếp. Tham quan trong thôn văn hóa cổ, hướng dẫn viên là những người già có kinh nghiệm sống và vốn kiến thức về văn hóa; họ không hưởng lương mà hưởng theo sự hảo tâm của khách. Đã có hình thức phục vụ khách lưu trú qua đêm tại nhà dân, hiện đã có 18 gia đình tham gia và chính những thành viên trong gia đình phục vụ khách lưu trú (thôn Păng Tiêng có 12, thôn Đạ Nghịt có 6 gia đình). Hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng đã lập ra 11 đội cồng chiêng,

các đội múa, đội hát, biểu diễn nhạc cụ (mỗi đội có khoảng dưới 30 diễn viên múa, ban nhạc 2 người, phục vụ rượu cần thịt nướng 5 người). Trong làng thổ cẩm có 55 hộ dệt thổ cẩm, trình diễn cho khách tham quan, 49 hộ buôn bán hàng thổ cẩm phục vụ khách du lịch.

Số lao động còn lại chủ yếu làm nghề chăn nuôi, trồng trọt nông sản và trồng hoa, buôn bán nhỏ, làm thuê, một số tham gia công tác đoàn, hội của xã, của huyện Lạc Dương.

Điều này cho thấy hoạt động du lịch tại đây đã có sự tham gia rất lớn của người dân địa phương trong phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho du lịch.

2.7.3 .Thu nhập của người dân từ hoạt động du lịch a. Thu nhập từ hoạt động du lịch

Bảng 2.18 Thu nhập trung bình của người dân tham gia hoạt động du lịch tại xã Lát (đồng/năm)

Các hình thức tham gia

Thu nhập (đồng/năm)

Các hình thức tham gia

Thu nhập (đồng/năm) Bán hàng thổ cẩm 30.000.000 Dọn vệ sinh, chăm

sóc cây

33.000.000

Chụp ảnh 39.000.000 Phục vụ trong nhà hàng

42.000.000

Hướng dẫn viên 30.000.000 Phục vụ trong nhà nghỉ Thung Lũng Vàng

27.000.000

Biểu diễn văn hóa cồng chiêng

48.000.000 Lái xe trong khu du lịch

42.000.000

(Nguồn:kết quả điều tra tháng 02/2013) Du lịch đã mang lại cho người dân địa phương một nguồn thu nhập tương đối ổn định. Thu nhập phụ thuộc vào tính mùa vụ, từ tháng 2, tháng 5->8, tháng 12 hàng năm, lượng khách đến xã Lát tăng mạnh thu nhập của người dân cũng tăng theo. Từ tháng 9->11, tháng 1, tháng 3, tháng 4 lượng khách giảm dần dẫn đến thu nhập của người dân cũng sụt giảm.Trong tất cả các hoạt động du lịch, hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng có thu nhập cao nhất, hoạt động này cũng thu hút

nhiều nhất lao động trong xã đặc biệt là thanh niên. Bán thổ cẩm có thu nhập thấp nhất và sức mua phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách.

b. Thu nhập từ các hoạt động liên quan

Bảng 2.19 Thu nhập của người dân từ các hoạt động gián tiếp tham gia du lịch tại xã Lát ( đồng/năm)

Hình thức tham gia Thu nhập Hình thức tham gia Thu nhập Trồng café 80.000.000 Trồng rừng, dệt chiếu 6.000.000 Trồng rau, hồng trái, hoa 24.000.000 Nuôi trâu bò 15.000.000 Trồng dâu tây 50.000.000 Nuôi heo thượng 9.000.000

Trồng lúa nước 18.000.000 Nuôi gia cầm 11.000.000

Dệt thổ cẩm 15.000.000 Đốn củi 7.000.000

(Nguồn:kết quả điều tra tháng tháng 02/2013 Thu nhập lớn nhất từ những người trồng café, dâu tây tập trung vào một số ít những người có quỹ đất rộng. Hoạt động trồng hoa, rau bán cho khách du lịch, nhà hàng và đóng hàng phân bổ đi các tỉnh từ nam ra bắc cũng mang lại thu nhập cao cho người dân, tuy nhiên những nông dân trồng dâu tây, rau, hoa đòi hỏi phải có số vốn đầu tư lớn, quỹ đất và kỹ thuật canh tác. Hoạt động nuôi gia cầm, trâu bò lấy thịt phục vụ các nhà hàng trong khu du lịch và một số nhà hàng phục vụ người dân bản địa. Nuôi heo thượng phục vụ hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng tại xã Lát, trong núi Langbiang và làng Cù Lần. Nuôi trâu phục vụ lễ hội ăn trâu, lễ hội cúng cơm mới. Đốn củi phục vụ đốt lửa trại trong các buổi giao lưu văn hóa, nghề này không bền vững vì xâm phạm đến tài nguyên rừng. Nghề dệt chiếu, cói, đan mây tre, thổ cẩm, trồng rừng tuy thu nhập ít nhưng đã duy trì được nghề truyền thống, tận dụng sức lao động trong lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập, đóng góp phần nào cải thiện chất lượng cuộc sống. Thu nhập của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi không ổn định vì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và sâu bệnh, dịch bệnh.

c. So sánh thu nhập

So sánh thu nhập của cộng đồng tham gia du lịch và không tham gia du lịch cho thấy lợi ích du lịch mang lại cho người dân địa phương.

Nhìn bảng so sánh trên cho thấy rằng thu nhập bình quân đầu người tham gia phục vụ du lịch cao hơn nhiều và ổn định hơn so với thu nhập của người dân tham gia các ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã lát huyện lạc dương tỉnh lâm đồng (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)