Đánh giá tổng quan tài nguyên đất Tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Tiền Giang (Trang 55 - 61)

Đất được coi là cái giá đỡ của sinh vật. Nói về giá trị của đất, Karl Marx đã từng nhận định rằng: “đất là lớp phủ tơi xốp của vỏ lục địa, có

khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng, là tư liệu sản xuất

chủ yếu và quý báu nhất".

Với vai trò quan trọng trên, đặc biệt là đối với Tỉnh Tién Giang vai trò của đất được nâng lên nhằm phát triển kinh tế của Tỉnh. Tiền Giang

thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp

của cả nước, đặc biệt là sản xuất các nông sản hàng hoá có giá trị như: lúa

gao, trái cây.. không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu quan trọng.

Từ những năm 1990 đến nay, GDP của tỉnh đạt mức tăng bình quân

trên 10% năm, GDP bình quân đầu người tăng 8% năm, Cơ cấu kinh tế của

tỉnh chuyển dân theo hướng công nghiệp hoá. Khu vực sản xuất nông

nghiệp chiếm ti trọng cao nhất đạt mức tăng bình quân 5,4% năm.

Nhờ tích luỹ kính nghiệm va ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên nông nghiệp Tién Giang đã hình thành các vùng

Trang 35

Tên dé tài: Hiện Trang Khai Thác Và Sit Dung Đất Tỉnh Tiên Giang

chuyên canh cây ăn trái có điện tích lớn, chiếm 89% diện tích vườn cây ăn trá ¡ toàn tỉnh đạt năng xuất và chất lượng cao, nhất là các loài cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, sầu riêng, sori, khóm và cây có múi. Sau trái cây, nông nghiệp Tién Giang còn có sản lượng lúa hàng năm hơn 1,2 triệu tấn, xuất khẩu trên 300 ngần tấn gạo.

Với lợi thế và tiém năng hiện có, hiện nay Tién Giang tập trung thực

hiện 3 chương trình kinh tế ngành nông nghiệp là: chương trình phát triển kinh tế lúa gao, chương trình kinh tế vườn, chương trình phát triển kinh tế chăn nuôi, xác định 2 cây 2 con chủ lực để phát triển gồm: cây lúa chất

lượng cao, đặc sản: 60 ngàn ha, cây ăn quả đặc sản (xoài cát Hoà Lộc, vú

sữa Vĩnh Kim, sơri Gò Công, sầu riêng...).

2.2.1 Phân loại đất:

2.2.1.1 Một số khái niệm cơ ban trong đánh giá đất đai theo FAO.

Theo FAO mục tiêu của việc đánh giá đất đai là đánh giá khả nang thích nghi của các dạng đất khác nhau đối với các loai hình sử dung đất riêng biệt được lựa chọn và cin nắm được các khái niệm về đất.

Đất đai (land) bao gồm các yếu tố của môi trường tự nhiên của một khu vực địa lí có thể quan sát và đo lường được có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất (như lớp phủ thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ sản, sinh vật.) đất đai

thường được miêu tả với khái niệm "Đơn vị bản đồ đất đai” (Land Mapping Unit - LMU), đây là vùng đất đai với các tính chất riêng biệt được khoanh định trên bản 46 mức độ chi tiết phụ thuộc vào tỉ lệ bản dé và quy mô

nghiên cứu.

Trang 36

Tên đề tài: Hiện Trang Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tỉnh Tiên Giang

Đặc điểm đất đai (Land charucter is tis) là những thuộc tính của đất, có thể đo đếm hoặc ước lượng được: độ đốc, kết cấu đất, khả năng cung

ứng nước, sinh khối, độ phì nhiêu..

Chất lượng đất (Land quality) là tổ hợp các thuộc tính của đất mà

các thuộc tính đó tác động theo các cách riêng biệt do sự ảnh hưởng của nó đối với sự thích hợp của đất đai và loại hình sử dụng nhất định.

Loại hình sử dụng đất ( Land use type ) được phân định và mô tả bởi

các thuôc tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, khối lượng sản phẩm, chỉ phí và lợi nhuận thu được...

Loại sử dụng đất chính (Majoz kind of land use) là sự phân chia sử dụng đất như đất nông nghiệp tưới tự nhiên, đất nông nghiệp được tưới, đất đồng cỏ...

Yêu cầu sử dung đất (land use requirement) là những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến năng suất và sự ổn định của loại hình sử dụng hay

đến trình trạng quản lý và thực hiện loại hình sử dụng đất đó.

Đánh giá đất đai: là một bộ phận của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong nền kinh tế, nhằm phỏng đoán, thống kê, đánh giá chất lượng đất đai cần thiết cho các nhiệm vụ đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân trên quy mô cả nước, các vùng địa lí, vùng kinh tế, tỉnh huyện và các đơn vị sử dụng đất, Nhằm cung cấp những thông tin cẩn thiết về tính chất, đặc điểm cũng như giá trị của đất.

Những nguyên tắc đánh giá đất và khả năng sử dụng đất của

FAO:

Trang 37

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tỉnh Tiên Giang

Tại hội nghị Nairobi (1991), FAO đã đưa ra 5 nguyên tắc và nhiều nước trên thế giới đã sử dung trong công tác đánh giá đất đai, trong đó có

Việt Nam.

Các loai hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu

phát triển, bối cảnh vẻ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng

nghiên cứu.

Khả năng thích nghi của đất đai cần được đặt trên cơ sở sử dụng bên

vững.

Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất lượng

đất.

Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và xác định rõ các thuộc

tính về kỹ thuật và kinh tế - xã hộ, giảm thiểu sự rủi ro trong sản xuất.

2.2.1.2 Phan loại theo đặc tính lý hoá:

Tổng qui đất tự nhiên của Tỉnh năm 2004 là 236663,09ha với trên 90% diện tích đất đã đưa vào khai thác, trong đó có các nhóm đất chính

sau:

- Nhóm đất phù sa

Nhóm đất phù sa chiếm 53% diện tích tự nhiên của tỉnh, thuận lợi

cho việc phát triển nông nghiệp, loại đất phù sa bồi ven sông (đất tự

nhiên) có thành phần cơ giới tương đối nhẹ thích hợp trồng cây dn trái.

Nhóm đất phù sa có thể trồng được nhiều loại cây. Đất có độ phì

tương đối cao và cân đối, ít có những han chế về mặt hoá học đối với sinh trưởng của cây trồng. Đất mịn với thành phan cơ giới chủ yếu là đất sét chiếm từ 50 - 65%.

Trang 38

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sit Dung Đất Tỉnh Tiền Giang

Đất phù sa là một trong những loại đất được khai thác khá lâu, khả năng đáp ứng với phân bón tốt, có mức thuần thục cao, là địa bàn năng suất cao và thích hợp với nhiều loại cây trồng: lúa, màu, cây công nghiệp

ngắn ngày, đài ngày, cây ăn trái khác...

Hầu hết đất phù sa được hình thành từ trầm tích của các cồn sông cổ và lòng sông cổ. Thanh phần cơ giới chủ yếu là đất sét 50 - 65% trong đó có nhiều khoáng sét kaolinite từ 60 — 65%, càng xuống sâu lớp đất sét càng biến dan sang sét pha cát. Đất thường hơi chua ở tầng mặt, càng về

phía biển tầng đất sâu càng có phản ứng trung tính hơn, Nhóm đất phù sa có độ phì cao, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dif trữ lân không đủ. Tuy theo

vị trí phân bố, địa hình, mức độ và thời gian bồi phủ, nó có thể chia ra:

Đất phù sa bồi: Là loại đất phù sa mới thường gặp ở dạng bãi bồi ven sông, các cồn, các cù lao nhỏ. Do sông trực tiếp bồi đấp nên chưa ổn

định, đất chưa phân hoá, tỉ lệ min lớn. Độ pH 5.5 - 5,6 đất màu mỡ, là địa bàn sinh sống của dừa nước, ban.

Đất phù sa có gley: Hình thành do động nước nhiều tháng trong năm Đất phù sa loang lổ có giey: Địa hình cao hơn phù sa gley nên thời gian ngập ít. Thành phan cơ giới từ sét đến thịt nặng có màu loang lỗ, đỏ

vàng hộc vàng đỏ xen kế với các vệt xám xanh hoặc xanh hơi đen. Phản

ứng chua ít phụ thuộc vào mùa mưa và khô. Đất mịn sét 50 —65%, độ pH 4,5 — 5,7 ở tầng mặt và trung tính khi xuống sâu. Các khu vực trồng lúa 2 -

3 vụ đất bị thoái hoá nhiều.

- Nhóm đất mặn:

Trang 39

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tỉnh Tiên Giang

Nhóm đất mặn chiếm 14.6% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh, đất bị nhiém mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên nên việc trồng trọt thường giới

hạn trong mùa mưa sẽ có đủ nước ngọt cho việc tưới tiêu, rửa mặn. Loại

đất này khi có điều kiện rửa man sẽ trở nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.

Nhóm đất mặn chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập nước biển theo hệ

thống sông rạch, thường được rửa mặn nhanh chóng ở lớp đất mặt vào mùa mưa. Nhóm đất này có độ phì tự nhiên khá nhưng bị hạn chế chủ yếu là do

hàm lượng muối (NaCl) cao trong mùa khô.

Nhóm đất man tuỳ theo mức độ và thời gian nhiễm mặn chia ra làm

4 nhóm phụ:

Đất mặn ít, mặn trung bình, mặn từng thời kỳ: chiếm diện tích lớn

nhất trong nhóm đất mặn, hình thành chủ yếu từ trầm tích hổn hợp sông

biển trong quá trình lấn biển. Các loại đất mặn ít và mặn trung bình thường phân bố ở địa hình cao trung bình từ 0.8 - 1,2m cách xa biển và sông lớn, được canh tác lâu đời, mùa khô bị bỏ trống, chế độ bốc hơi rất mạnh nên bị kết von ở độ sâu từ 80 - 100cm. Tỉ lệ muối hoà tan là 0,25 - 0,5%, nồng

độ Cl là 0,05 - 0,1%.

Đất mặn nhiều, từng thời kỳ: phân bố ở địa hình thấp hơn khi triểu cường nước tràn lên làm cho tang đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa. O

tang đất sâu từ 50 — 80cm thường cĩ lớp các xám xanh hộc bãi triều cĩ

chứa mica. Tỉ lệ muối hoà tan từ 0,5 — 1%, nồng độ CI 0,15 — 0,25%.

Loại đất mặn nhiều, thường xuyên dưới rừng ngập mặn: phân bố thành đãi dọc theo ven biển dưới các thảm rừng đước bị ngập thường

Trang 40

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dung Đất Tinh Tiên Giang

xuyên đo triểu, có độ mặn cao, lẩy lụt. Tỉ lệ muối hoà tan trên 1%, nồng

độ Cl trên 0,25%.

Riêng đất ven biển thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ

sản.

- Nhóm đất phèn:

Nhóm đất phèn chiếm 19,4% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là

đất hình thành trên trầm tích dim lầy mặn ven biển tạo thành trong quá

trình biển thoái nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn thích hợp cho các loại cây chịu phèn: tram, ban, cây khóm, mía... Ngoài ra còn có một diện

tích nhỏ đất phèn mặn phân bố phân bố dọc theo bờ thấp bị ngập triểu ven

các lạch triéu và bung trũng.

Nhóm đất phèn đặc trưng của nhóm đất này ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng là có hàm lượng độc tố rất

cao, tính chất cơ lí yếu, nứt nẻ nhanh chóng khi bị khô ráo. Có thể chia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Tiền Giang (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)