Đất chưa sử dụng khác

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Tiền Giang (Trang 71 - 78)

Trong cơ cấu đất của tỉnh Tiển giang năm 2004, ti lệ đất nông nghiệp vẫn khá cao đến 74,97%, kế đến là đất chưa sử dụng chiếm 8,02%

trong tổng diện tích đất và chiếm tỉ lệ thấp nhất là đất ở chiếm 3,34%.

Mặc dù tỉ lệ đất nông nghiệp là rất cao nhưng đã có chiéu hướng hướng giảm đi rất nhiều... do nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã

hội và nhà ở ngày càng tăng, tiểm năng đất có khả năng phát triển nông -

lâm nghiệp không còn nhiều (< 3%), quỹ đất của tỉnh đâ khai thác, sử dụng đến mức giới hạn.

2.3.1 Đất nông nghiệp:

Xét riêng trong cơ cấu diện tích nông nghiệp đến năm 2004, theo số liệu của cục thống kê tỉnh, diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ cao 55,23%, nhất là diện tích đất trồng lúa, lúa màu chiếm hầu hết qui đất

trồng cây hàng năm (91.571.65ha), tương ứng 93,44%, còn lại là diện tích trồng các loại cây hàng năm khác chiếm 6.56% diện tích đất trồng cây

Trang 51

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sứ Dụng Đất Tỉnh Tiên Giang

hang năm. Những con số trên đã chứng minh rằng cây lúa vẫn là cây chủ đạo của Tỉnh và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm xuất khẩu.

Đối với diện tích trồng cây lâu năm, so với năm 2003 thì diện tích trồng cây lâu năm năm 2004 tăng lên 4000ha, chiếm 38.73% diện tích đất

nông nghiệp, dat 68721,84ha, do hiệu quả cây ăn trái cao hơn các loại cây

trồng khác.

Chiếm diện tích thấp nhất là diện tích đất có mặt nước nuôi trồng

thuỷ sản, chiếm 2.58% diện tích đất nông nghiệp. nhưng diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đang tăng lên và ngày càng được chú trọng

phát triển nhất là điện tích nuôi tôm sú ngày càng được chuyên canh thành

vùng sản xuất “thuỷ sản công nghiệp” mang lại nguồn thu nhập lớn cho

nông dân.

2.3.2 Đất lâm nghiệp:

Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp có sự gia tăng đáng kể từ năm

2000 đến năm 2004 đạt 13949.60ha, chiếm 5,89% qui đất tự nhiên của Tỉnh. Trong đó phải kể đến diện tích đất có rừng trồng, năm 2004 dat 13632,86ha chiếm 97,73% diện tích đất lâm nghiệp (diện tích đất có rừng tự nhiên đạt 316,74ha chiếm Š56,l4% diện tích đất lâm nghiệp) và nhiều

nhất là diện tích đất có rừng phòng hộ. chiếm 56,14% diện tích đất có rừng

trồng với các loại cây chủ yếu là đước, bẩn... nhằm ngăn chặn sự sâm nhập mặn, che chắn sóng biển, vừa là khu du lịch sinh thái, riêng huyện

Gò Công Đông với 32km bờ biển ngăn mặn hoàn chỉnh đã có hơn 2000ha

rừng ngập mặn chạy song song.

Trang 52

Tên để tài: Hiện Trang Khai Thác Và Sử Dung Đất Tĩnh Tiên Giang

2.3.3 Đất chuyên ding:

Diện tích đất chuyên dùng năm 2004 đạt 18401,89ha, chiếm 7,77%

diện tích đất tự nhiên của tỉnh, so với những năm trước, diện tích đất

chuyên dùng của tỉnh Tién Giang đang có chiều hướng gia tăng, sự gia tăng về diện tích các loại đất: đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng, đất quốc phòng an ninh, đất nghĩa dia, đất làm mudi... Trong đó điện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng là lớn nhất đạt 10503,59ha, chiếm 57,08% diện tích đất chuyên dùng, kế đến là đất giao thông chiếm 25,42% diện tích đất chuyên ding, do xã hội ngày

càng phát triển quá trình đô thị hoá - hiện đại hoá ngày càng nhanh và

điện tích đất khai thác khoáng sản hầu như không có và diện tích đất làm vật liệu xây dựng chiếm một diện tích rất khiêm tốn khoảng 5,09ha diện

tích đất tự nhiên của tỉnh vì nguồn tài nguyên về khoáng sản của tỉnh rất

hạn chế, việc khai thác chưa được chú trọng và hiệu quả đạt chưa cao.

2.3.4 Diện tích đất ở:

Quá trình đô thí hoá diễn ra trên phạm vi cả nước hoà cùng nhịp chung ấy, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra mạnh ở tỉnh Tiển Giang là một nhân tố cơ bản làm cho diện tích đất ở đô thị tăng nhanh, đến năm 2004 điện tích đất ở đạt 706,78ha chiếm 8,93% diện tích đất ở nông thôn vẫn còn chiếm một diện tích lớn 7204.01ha chiếm 91,07% diện tích đất ở, dân

xố ở đô thị tập trung khá đông, nhưng diện tích khá nhỏ làm cho diện tích

bình quân đầu người thấp, dân số tập trung ở nông thôn còn khá phân tắn, điện tích đất ở nông thôn chưa được khai thác triệt để và chiếm tỉ lệ lớn đã

chứng tỏ tốc độ đô thị hoá của tỉnh chưa đồng đều.

Trang $3

Tên dé tài: Hiện Trang Khai Thác Và Si Dung Đất Tỉnh Tiên Giang

2.3.5 Diện tích đất chưa sử dụng:

Diện tích chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng 18975,70ha, chiếm 8,02% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh nhưng đang có xu hướng giảm dần

qua các năm từ 1990 đến 2005 do tăng dân số tỉnh còn khá nhanh đồng

thời như cầu sử dụng nhiều, diện tích khai hoang mở mộng. Trong đó diện

tích sông, suối chưa được tận dụng triệt để, trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và trong tương lai cần có biện pháp khắc phục và sử dụng hợp lí

hơn nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên quí giá của tỉnh - tài nguyên đất.

2.4 Các biện pháp cải tạo đất:

2.4.1 Về yêu cầu:

2.4.1.1 Vùng Đông Bắc:

Phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc huyện Tân Phước.

Từng bước cấp đủ nước tưới cho nông nghiệp.

Rửa phèn và rửa mặn cho đất.

Ngăn lũ tháng 8 cho 2010ha đất phù sa dọc sông Vàm Cỏ Tây.

Kiểm soát lũ triệt để cho các vùng chuyên canh khóm.

Cấp nước sinh hoạt cho các điểm dân cư.

2.4.1.2 Vùng quy hoạch lũ:

Phía nam kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh 12 thuộc Cai Lậy - Cái Bè):

Diện tích tự nhiên 87.401 ha, chiếm 37,57% diện tích tự nhiên của Tỉnh.

Trang 54

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sứ Dụng Đất Tỉnh Tiên Giang

Ngăn lũ tháng 9 để đảm bảo an toàn cho canh tác vụ 3 sau đó xả lũ | tháng để lấy phù sa và làm sạch đồng ruộng và rút ngắn thời gian rút nước lũ cuối vụ để gieo sa Đông Xuân sớm vào đầu tháng 11,

2.4.1.3 Vùng Bao Dinh:

Đông kênh Nguyễn Tấn Thành đến kênh Kỳ Hôn - Chợ Gạo gồm huyện Châu Thành, một phần huyện Tân Phước và huyện Chợ Gạo: Diện tích tự nhiên 44.72§ ha (không kể phẩn thuộc tỉnh Long An), chiếm

19,22% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Cấp đủ nước tưới cho các xã đặc biệt là vào vụ hè thu (tháng 5.6.7).

Ngăn mặn xâm nhập sâu vào nội đồng từ sông Tiền.

Trợ lực thoát nước mưa, han chế 6 nhiễm do nước thải tại nội thành

Mỹ Tho.

Ngăn ngập vào mùa lũ ở phía tây kênh Quản Thọ.

2.4.1.4 Ving dự án Gò Công:

Cấp đủ nước tưới vào cuối vụ 3 (Đông Xuân) và đầu vụ hè thu.

Có giải pháp đối với trạm bơm Bình Phan.

Hạn chế ô nhiễm môi trường nhất là cuối mùa khô đầu mùa mưa.

2.4.2 Về giải pháp:

2.4.2.1 Vùng Đông Bắc:

Pap bờ bao quanh ô ngăn lũ phía Tây kênh Lộ Mới và Đông kênh

Lo Mới.

Tiếp tục nạo vét các kênh cấp 2.

Tối ưu hoá việc vận hành cống rạch Chanh và Bắc Đông.

Nạo vét kênh cấp 3 tại các vùng chuyên canh cây trồng.

Trang 55

Tên dé tài: Hiện Trang Khai Thác Và Sử Dung Đất Tỉnh Tiên Giang

Để nghị Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Long An xây

dựng đê cống dọc theo sông Vàm Cỏ Tây.

2.4.2.2 Vùng quy hoạch lũ:

Kiểm soát lũ và ngăn lũ với bảo vệ cây trồng, tránh thoái hoá đất.

Dap bờ bao theo các tuyến kênh cấp 1,2,3 và theo ô với quy mô 150

— 400ha/ô.

Chủ động điều tiết nước theo các ô để cây trồng sinh trưởng vả phát

triển tốt. Kết hợp đê đường - cầu - cống một cách liên hoàn.

Toàn tiểu vùng | chia thành các ô nhỏ có 152 ô (diện tích từ 48 - 1.054 ha/ổ, ở tiểu vùng 2 nam Quốc Lộ | bình quân 250 - 350ha/ô).

Trang bị bơm đã chiến để khai thác có hiệu quả thiết bị.

2.4.2.3 Vùng Bảo Định

Vét rạch Bảo Định và rạch Gò Cáy - Hóc Lưu (hai rạch này vét đã

lâu). Riêng rạch Bảo Định còn phụ trách tưới cho một phần phía nam của

Tỉnh Long An.

Vét các nhánh của rạch Bảo Định và rạch Gò Cát để dim bảo đưa được nước tưới đến những nơi xa nguồn.

Đào đoạn nối kênh Nguyễn Tấn Thành và rạch Gò Cát (đi theo tuyến kênh Phủ Chung - rạch Bến Chùa và đào mới một đoạn từ rạch

Bảo Định đến rạch Gò Cát) để cấp nước cho phan phía đông của dự án vào

mùa man (sau khi cống Gò Cát và Bảo Định đã xây xong).

Xây cống Gò Cát và Bảo Định cùng hệ thống cống tại các kênh thông với sông Tiển, kênh Nguyễn Tấn Thành (thuộc huyện Châu Thành)

Trang 56

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tình Tiên Giang

để giữ nước tưới vào những lúc khô han (tháng 5,6,7,8) và ngăn mặn xâm nhập từ sông Tiền (tháng 4).

Củng cố hệ thống bờ bao ngăn lũ ở phía tây kênh Quản Thọ.

Đánh giá hoạt động và hiệu quả của 2 trạm bơm để qua đó có giải

pháp thích đáng.

Đào đoạn kênh nối kênh Xáng Múc (xã Trung An, phường 6) và

rạch Cái Ngang để trợ lực thoát nước thải cho khu đô thị mới sẽ mở rộng

về phía tây của Thành phố Mỹ Tho. Bừng bước giải tỏa nhà ở lấn chiếm lòng kênh, rạch nội thành tạo điều kiện tiêu thoát nhanh.

Lấp kênh Xáng Cát (phường 3) và thay bằng hệ thống đường cống để giai quyết ô nhiễm môi trường và tạo thêm mặt bằng xây dựng.

2.4.2.4 Vùng dự án Gò Công:

Vét mở rộng giai đoạn 3 kênh chính Xuân Hoà theo đúng thiết kế để

bảo đảm đủ khả năng cung cấp nước tưới cho toàn dy án.

Tiếp tục đào vét kênh cấp 1,2 theo đúng quy hoạch trên cả 3 vùng

và xây dựng đầy đủ hệ thống cống điều tiết đầu các kênh này.

Xây dựng công trình tiếp nước cho khu Bình Phan.

Nâng cấp đê biển (đang thực hiện) và đê sông.

Tối ưu hoá vận hành hệ thống công trình thuộc dự án đồng thời tiếp tục vận động nhân dan có ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt vào cuối mùa

khô và đầu mùa mưa.

2.4.2.5 Vùng cù lao trên sông Tiền:

Đây là vùng đặc biệt với giải pháp thuỷ lợi rất phức tạp vì bị ảnh hưởng của cả lũ lụt và xâm nhập mặn. Về phương hướng sẽ dan din hoàn

Trang 57

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dung Đất Tỉnh Tiên Giang

chỉnh bờ bao ngăn lũ, mặn đồng bộ với việc xây dựng cống đầu mối, hoàn

chỉnh hệ thống nội đồng.

2.5 Tình hình biến động đất đai.

2.5.1 Nhận xét tình hình biến động đất đai trong 10 năm 1991-1998

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Tiền Giang (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)