Đánh giá tiểm nang đất đai tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Tiền Giang (Trang 92 - 98)

DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2010

3.1 Đánh giá tiểm nang đất đai tỉnh Tiền Giang

Để đánh giá đất đai có thể dựa vào những nguyên tắc sau đây:

Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá, phân hạng cho các loại

sử dụng đất cụ thể.

Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau.

Yêu câu phải có quan điểm tổng hợp

Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

của vùng.

Khả năng thích nghỉ đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bển vững.

Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất.

Tài nguyên đất là nguồn tài nguyên có giá trị to lớn của Tỉnh, chính

vì lí do đó nên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất là rất

quan trọng. Nguồn tài nguyên đất với diện tích tự nhiên là 236663,0 2ha, chiếm hơn 0.7% diện tích cả nước và gần 6% diện tích Đồng Bằng Sông

Cửu Long. Đây là nhân tố phát triển thuận lợi nhất của một tỉnh nông

nghiệp như Tiền Giang.

Song việc sử dụng đất là chưa thật sự triệt để, năm 2004 vẫn còn

18.965,37ha diện tích đất chưa sử dung và theo dự báo đến năm 2010 sẽ còn 18509ha, chiếm hơn 8% diện tích tự nhiên của Tỉnh. Con số thống kê

Trang 72

Tên dé tài: Hiện Trang Khai Thác Va Sử Dung Đất Tỉnh Tiền Giang

này có thể sẽ thay đổi nhưng vẫn là rất lớn cẩn có biện pháp cải tạo và chính sách phát triển sao cho hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất,

nhằm tận dụng hết được nguồn tài nguyên quốc gia.

Hiệu quả khai thác và sử dung diện tích đất trong nông nghiệp là lớn

nhất, đến năm 2010 chiếm 76,44% diện tích tự nhiên của tỉnh mặc dd xu

hướng chung là giảm dẫn diện tích đất trong nông nghiệp, tăng diện tích

đất chuyên dùng, đất nhà ở.

Nhìn chung, đất đai của tỉnh là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận

lợi với nguồn nước ngọt, từ lâu đã được khai thác và đưa vào sử dụng, hình thành vùng lúa có năng xuất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh cây ăn

trái của tỉnh, còn lại là 19.4% nhóm đất phèn, 14.6% là nhóm đất phù sa

nhiễm mặn... trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện

tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển

vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở

rộng vùng trồng lúa năng xuất cao, vườn vây ăn trái sang các huyện phía

đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước

Đất phù sa tỉnh Tiền Giang nói riêng và của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung có thành phần cơ giới nặng hơn đất phù sa các vùng khác, có độ phì tương đối cao và được bồi đấp phù sa hàng năm vào mùa lũ ở

huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành hiện nay đang được thâm canh cao,

trồng cây lương thực thực phẩm và cây ăn quả.

Riêng về đất mặn do ngập nước triểu ở huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây hiện nay đã được nhân dân quai đê lấn biển, rửa mặn

bằng nước mưa, ngăn mặn bằng biện pháp bằng biện pháp thuỷ lợi.. nhân

Trang 73

Tên để tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tỉnh Tiền Giang

dân ta đã trồng một vụ lúa dựa vào nước trời và nuôi một vụ tôm, cho hiệu

quả kinh tế cao góp phần khai thác triệt để tiểm năng đất của tỉnh.

Ngoài lĩnh vực nông nghiệp. việc sử dụng đất cho mục đích chuyên dùng và dện tích đất nhà ở cần phải được quy hoạch một cách hợp lí tạo

điểu kiện phát triển kinh tế xã hội tỉnh một cách toàn diện tránh hiện

tượng lấn chiếm một cách quá mức của điện tích đất chuyên dùng và diện tích đất nhà ở từ diện tích đất nông nghiệp sẽ dẫn đến trình trạng sản lượng lương thực, cây ăn trái giảm dan. Trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, theo dự báo đến năm 2010 vẫn có đến 18509ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 7,82% diện tích tự nhiên, một con số khá cao.

Nếu xét về khía cạnh hiệu quả sử dụng đất vào các mục đích nông nghiệp.

lâm nghiệp, chuyên dùng đã đạt được một kết quả khả quan. Và diện tích

đất chuyên đùng là loại đất được sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.

Trong tương lai, vai trò của tài nguyên đất càng được nâng cao bằng việc khai thác ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn qua một số mô hình phát

triển sau:

- Khu công nghiệp My Tho:

Được thành lập năm 1997 với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tang 101,323 triệu đồng trên diện tích rộng 79,14ha trong đó:

- Các cơ sở công nghiệp hiện có 27,78ha.

- Tổng điện tích đưa vào đầu tư mới: 51,36ha.

- Tổng diện tích đưa vào khai thác kinh đoanh mới: 402,26ha.

Có nhiều lợi thế về vị trí địa lí - cách trung tâm Thành Phố Mỹ Tho

3km về phía tây, phía bắc khu công nghiệp tiếp giáp tỉnh lộ 864, cách quốc

Trang 74

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tỉnh Tiền Giang

lộ 1A hơn 4km, phía nam dai 2,4km tiếp giáp với sông Tiền, cách cửa biển 60km theo đường sông. Giao thông bộ có nhiều trục chính nối liền quốc lộ 1A và quốc lộ 60 đi bến tre. Đồng thời Tiền Giang còn nằm trong vùng nguyên liệu nông — thủy — hải sản của Tién Giang và Đồng Bằng Sông

Cửu Long.

Khu công nghiệp Mỹ Tho đã đem lại đóng góp lớn trong cơ cấu kinh

tế của Tỉnh, góp phần giải quyết hàng trăm ngàn lao động của Tỉnh.

- Nông trường Tân Lập:

Có diện tích 3.500ha. chuyên canh cây khém, sản lượng hang năm là

50.000 — 60.000 tấn, cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu cho các nhà máy của công ty rau quả Tiền Giang, bán cho các nhà máy chế biến tại

Thanh phố Hổ Chí Minh cũng như tiêu dùng trong nhân dân, giải quyết

việc làm cho gần 200 hộ nông trường viên ở đây,

- Vi sữa Vĩnh Kim:

Tién Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên 45.000ha vườn Tiển Giang với đa đạng chủng loại cây trái, nếu như ở Cái Bè nổi tiếng về cam sành, xoài cát Hoà

Lộc — Cai Lay có chôm chôm Tân Phong, Sầu riêng Ngũ Hiệp... thì Châu Thành lại vang tiếng đặc sản lừnh danh: vú sữa lò rèn Vĩnh Kim.

Với đặc điểm trái tròn to, màu xanh ngà, vỏ mỏng cơm đẩy, vị ngọt lim, dòng nhựa trắng đục như sữa và thoang thoảng hương thom... đã làm

cho trái vú sữa Vĩnh Kim càng bay xa.

Trong số hơn 357ha vườn của xã, cây vú sữa đã chiếm trên 60%

diện tích, đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân ở đây (ông

Trang 75

Tên dé tài: Hiện Trang Khai Thác Và Sử Dung Đất Tỉnh Tiên Giang

Võ Bá Thước ở ấp Vĩnh Bình - Vĩnh Kim thu được bình quân 40 triệu đồng/năm từ vú sữa).

- Nuôi trồng thủy hải sản:

Năm 2004 điện tích nuôi thuỷ sản ở huyện Gò Công Đông khoảng

6.417 ha, trong đó nuôi nước lợ 5.134 ha, gồm: nuôi tôm 2.828 ha, nghêu

2000 ha, khai thác tự nhiên trên 300 ha. Nuôi tôm sú tập trung ở 3 mô hình

chính: công nghiệp, bán công nghiệp và quảng canh cải tiến. Ước tính hàng năm sản lượng thu được khoảng trên 3.000 tấn, giá trị từ con tôm mang lại ước tính đạt 250 tỉ đồng cùng với 25 ngàn tấn nghêu thịt đạt trên

100 tỉ đồng.

Hiện nay huyện đang xúc tiến chuyển đổi các vùng lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản với diện tích 1.200.ha gdm Tân Phước - Gia Thuận, Lý Quan - Phú Đông, Tân Điển - Tân Thành, vùng ven đê Bình

Đông, các vùng nuôi trên chủ yếu tập trung nuôi tôm sú xuất khẩu.

Theo dự án của Sở thủy sản đâu tư với số vốn 2,99 tỉ đổng gồm các hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tang gồm việc nâng cấp đường, đặt cống và đập để giữ ngọt và ngăn mặn nhằm thực hiện dự án 230ha tôm

chuyên canh của xã Phú Đông. Trong khí đó, vùng dự án dé bao ngọt hoá

Phú Đông còn hơn 1.000 ha điện tích trồng lúa nhưng nhiều năm qua các

vụ lúa cũng chưa đảm bảo ăn chắc được. Một thực tế không phủ nhận

được rằng con tôm dang lấn dan cây lúa và hiệu quả mang lại là rất khả

quan.

Không riêng gì xã Phú Đông. phát triển nuôi thủy sản đang là kinh tế chủ lực của xã Phú Tân. Trong đó thừa thắng năm 2004, mùa vụ năm

Trang 76

Tên dé tài: Hiện Trang Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tỉnh Tiên Giang

2005 này toàn xã đã nâng điện tích nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi

công nghiệp lên 1.362 ha trên 2.386 ha diện tích nuôi thủy sản toàn xã.

Xác định là nuôi thủy sản theo hướng ông nghiệp đặc biệt là nuôi tôm sti,

xã Phú Tân đã phối hợp với Sở thủy sản xây dựng các tiểu vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung nhằm khai thác có hiệu quả và bén vững với nguồn

vốn đầu tư từ Sở thủy sản là 17 tỷ đồng.

- Trồng sơri:

Theo thống ké của phòng nông nghiệp tài nguyên và môi trường

huyện Gò Công Đông, trên toàn huyện có hơn 600ha cây sơri, đạt 24.000

tấn/năm. Nhưng diện tích đầu tư thâm canh tốt cho năng xuất 20 -30

tấn/ha/năm. Năm 2004, công ty TNHH Thịnh Phát đã xuất khẩu 4000tấn trái nguyên liệu, chủ yếu là thị trường Nhật Bản đã thu lại nguồn lợi nhuận lớn và giải quyết nguồn lao động tại chổ, chỉ tính riêng diện tích 200ha

trồng cây sơri ở xã Bình Án đã giải quyết gần 200 ngàn ngày công (chỉ tính thu hoạch 8 đợt trong năm, mỗi đợt 12 ngày công).

3.2 Phương Hướng Và Mục Tiêu sử dụng đất của Tỉnh đến năm

201.

Quan điểm căn bản vẻ sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010 là sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất, trên cơ sở đảm bảo phát triển

nền kinh tế đa dạng, đa thành phần theo hướng sản xuất hàng hoá mang lại hiệu quả cao và đảm bảo sự phát triển bén vững về môi trường sinh thái.

Ngoài việc bố trí sử dụng đất một cách hợp lí cho sản xuất nông nghiệp,

bảo đảm mục tiêu an toàn thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, còn phải

Trang 77

Tên dé tài: Hiện Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Đất Tỉnh Tiên Giang

dành một tỉ lệ thích hợp vẻ đất để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như (các khu, cum, điểm công nghiệp tập trung..). Đất để phát triển thị trấn, thị tứ, các trung tâm xã, các điểm dân cư, đất để phát triển cơ sở, hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội và nhà ở...

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Tiền Giang (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)