VỊ trí, vai trò của văn bản thông tin trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ 8ử Ă8:1 1

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc văn bản thông tin theo hướng phát triển năng lực (Trang 47 - 55)

Từ việc tìm hiểu khái niệm và một số đặc điểm về thé loại VB này có thé nhận thấy VBTT là loại VB rat thông dụng trên thế giới và hầu như tôn tại trong mọi lĩnh vực. Vậy câu hỏi được đặt ra là: VBTT có vai tro và vi trí như thế nào trong chương

trình và SGK Ngữ Văn hiện hành ở Việt Nam? Đề xác định được câu trả lời thỏa đáng, chúng tôi tiến hành khảo sát về số lượng của VBTT ở hai bộ SGK Ngữ văn CT Cơ bản và CT Nâng cao. Dưới đây là kết quả khảo sát số lượng VBTT trong SGK Ngữ Văn hiện hành được thể hiện dưới dạng tỷ lệ (%):

* CT Ngữ Văn cơ bản:

VBVH 68,1 % 71,4 % 56,8 % 65,7%

VBNL 10,6 % 14,3 % 20,5 % 15%

VBTT 21,3 % 14,3 % 22,7 % 19,3 %

Bảng 1.3. Thống kê kết quả khảo sát số lượng VBTT trong CT và SGK Ngữ Văn

hiện hành (Ban Cơ bản)

* CT Ngữ Văn nâng cao:

VBVH 63,8 % 68,2 % 53,8 % 62,6%

VBNL 14,5 % 10,6 % 19,2 % 14,4%

VBTT 21,7 % 21,2 % 26,9 % 23%

Bang 1.4. Thống kê kết quả khảo sát số lượng VBTT trong CT và SGK Ngữ Văn

hiện hành (Ban Nâng cao)

41

Dựa vào kết quả khảo sát tỉ lệ sỐ lượng VBTT trong SGK hiện hành ở CT cơ bản và nâng cao, có thể đưa ra một số đánh giá chung như sau:

- Thứ nhất, số lượng VBTT trong CT và SGK Ngữ Văn Việt Nam tương đối ít chỉ chiếm gần 1/4 số lượng VB được đưa vào giảng dạy ở các khối lớp, cu thé là 19,3 % (đối với bộ SGK CT cơ bản) và 23% (đối với bộ SGK CT nâng cao). CT Ngữ Văn

hiện hành chú trọng giảng dạy loại VBVC hơn so với các loại VB khác (VBTT và

VBNL). Loại VBVC này chiếm gan 3/5 số lượng VB trong CT, cụ thé là 65,7% (ở bộ

SGK CT Cơ bản) và 62,6% (ở bộ SGK CT Nâng cao).

- Thứ hai, van không thé phủ nhận việc CT Ngữ Văn hiện hành vẫn dành một vị trí nhất định cho VBTT và ý thức được vai trò của VBTT đối với giai đoạn giáo dục PT - giáo dục hướng nghiệp. Minh chứng rõ nhất có thể quan sát được đó là kết quả khảo sát tỉ trọng ở hai CT: tỉ lệ VBTT tăng lên cao nhất ở khối 12 (22,7% ở bộ SGK

CT cơ bản và 26,9% ở bộ SGK CT Nâng cao). Đây là giai đoạn HS đã xác định rõ

ràng định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Các em có nhu cầu được tiếp xúc, làm quen với các VB khoa học, chuyên ngành. Việc nâng cao số lượng VBTT ở khối lớp 12 cũng phần nào đánh giá được CT Ngữ Văn hiện hành được thiết kế tương đối phù hợp với tiến trình phát triển của HS.

- Thứ ba, đối chiêu số lượng VBTT ở các khối lớp trong CT Ngữ Văn Việt Nam với CT Ngữ Văn ở một số quốc gia tiễn bộ trên thế giới có thể thấy CT Ngữ Văn hiện hành của Việt Nam chưa thực sự quan tâm, chú ý đến loại VB được tạo lập nhằm mục đích cung cấp các thông tin chuyên môn, gan liền với mọi lĩnh vực trong cuộc sông.

Chang hạn như trong khung CT dạy ngôn ngữ của Mỹ, VBTT chiếm số lượng khá cao và tăng dần theo các khối lớp:

Lớp VBVC VBTT

4 50% 50%

8 45% 55%

12 30% 70%

42

Bang 1.5. Sự phân bố VBVC và VBTT theo cấp lóp trong khung chương trình đọc hiểu

của NAEP (2009)

Giải thích về cơ cau phân bố VB trên, các nha giáo dục biên tập CT Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ đã giải thích rõ như sau: “Phdn lớn CT đọc hiểu bắt buộc trong những trường cao đẳng và CT đào tạo nhân lực là những văn bản được viết theo cấu trúc văn bản thông tin và chứa đựng nhiều thử thách về nội dung; CT giáo dục bậc sau trung học vừa đặc biệt cung cấp cho sinh viên cả khối lượng đọc hiểu nhiều hơn CT học PT, vừa đem đến cho người hoc cả những kiểu cấu trúc văn bản tương đối day du”. Có thé thay các nhà giáo dục ở Mĩ chủ trương việc GV dạy doc VB không chỉ là giới thiệu cho HS những vấn đề lý thuyết về các loại VB này mà việc đọc VB còn phải

trở thành những kỹ năng, công cụ giúp ích cho các em trong quá trình các em học ở các bậc cao hơn.

- Thứ năm, nêu như trong CT dạy đọc hiểu của NAEP tỉ lệ VBTT tăng dần theo các khối lớp dé phù hợp với nhu cầu, định hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS thì trong CT và SGK Ngữ Văn hiện hành của Việt Nam, tỉ lệ VBTT giữa các khối lớp

có sự biến động không ổn định.Trong khi tỉ lệ VBTT ở khối 12 là cao nhất thì tỉ lệ thấp nhất lại năm ở khối 11, cụ thé là 14,3% (ở bộ SGK CT Cơ bản) và 21,2 % (ở bộ SGK CT Nâng cao). Các con số này biểu hiện cho việc phân bố số lượng VBTT không tuân theo một cấu trúc, quy luật nào nhất định. Điều này đã cho thấy CT và SGK Ngữ Văn hiện hành chưa có xây dựng được một cơ cấu thích hợp và chưa bám sát nhu cầu học tập, phát triển kỹ năng của HS.

- Mặt khác, trong CT Ngữ Văn, việc nhìn nhận vi trí va vai trò của loại VBTT

đối với hai đối tượng HS (Ban Cơ bản và Ban Nâng cao) có sự chênh lệch tương đối lớn. Đối chiếu ti lệ VBTT giữa hai CT có thé thấy, HS theo học CT Nâng cao có cơ hội được tiếp xúc nhiều VBTT hơn so với HS theo học CT Cơ bản. Trong khi VBTT trong CT Cơ bản chỉ có 19,3% thì trong CT Nâng cao lại chiếm tới 23%. Có thé đánh giá đây cũng là một điểm bất cập của CT hiện hành. Bởi lẽ, VBTT là một loại VB thông dụng trong cuộc sống, gắn liền với mọi lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống.

HS dù theo học CT nào cũng cần được tiếp xúc và rèn luyện các kỹ năng đọc cơ bản đối với loại VB này.

43

1.2.2. Đặc điểm các loại văn bản thông tin trong sách giáo khoa hiện hành

Dựa trên cơ sở cấu trúc của VB và mục đích tạo lập VB (theo cách phân chia của Uc), chúng tôi nhận thấy các VBTT trong SGK phan lớn thuộc thể loại VB mô tả. Các VBTT này chi dùng dé trình bày, giới thiệu và mô tả lại cho HS về một đối tượng mới, một đơn vi bài học mới. Chăng hạn như VB “Xuân Diệu” trong chương trình Ngữ Văn

lớp 11 (Ban Nâng cao). Đây là một bài thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu. Trong đó,

đối tượng được mô tả là một tác giả văn học nôi bật của giai đoạn văn học 1930 - 1945.

Trong VBTT này, đối tượng VB - Xuân Diệu - được mô tả một cách cụ thể về các đặc

điểm như: tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, các đặc điểm về phong cách sáng tác, những đóng góp đối với nền VHVN,...Sau đây là một số số đặc điểm về thé loại của các

VBTT trong SGK hiện hành mà chúng tôi khảo sat được:

1.2.2.1. Nội dung văn bản thông tin

Từ việc khảo sát nội dung của các VBTT trong CT và SGK Ngữ Văn hiện hành,

có thé đánh giá nội dung của các VBTT còn kém da dạng về lĩnh vực, chủ đề. Phần lớn các VBTT được đưa vào sử dụng trong CT đều đề cập, trình bày về những vấn đề,

đối tượng thuộc lĩnh vực văn học và nghiên cứu văn học. Dưới đây là một số nội dung

chủ yếu của các VBTT mà chúng tôi khảo sát được từ hai CT Ngữ Văn cơ bản (CB) và

nâng cao (NC).

- Tổng quan văn học Việt Nam

- Khái quát văn học dân gian Việt Nam

- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến kết thế kỉ XIX

va trình bày r0 - Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

về các giai đoạn VHVN

- Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kì lịch

sử

" - Khái quát văn học Việt Nam từ thé ki XX đến

Cách mạng tháng Tám năm 1945

44

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng

12 | Tám năm 1945 đến hết thé ki XX

10 - Nội dung và hình thức văn bản văn học

VBTT trình bày, - Giá trị văn học và tiếp nhận văn học (CB) giới thiệu các vấn - Tiếp nhận văn học (NC)

đề thuộc lĩnh vực T - Giá tri văn học (NC)

lí luận văn học - Quá trình văn học (NC)

- Phong cách văn học (NC)

- Văn bản văn học (CB)

- Văn bản quảng cáo (NC)

10 - Đọc hiểu văn bản văn học (NC)

- Đọc hiểu văn bản văn học Trung đại (NC)

VBTT trình bày, : 7 5

: - Tong kêt phương pháp đọc hiệu văn bản văn học giới thiệu về các

2 (NC)

kiéu loai VB va tg

; - Một sô thê loại văn học: Kịch, nghi luận (CB) việc đọc - hiéu các 1]

- Doc văn nghị luận (NC) loai VB: ;

- Doc kich ban van hoc (NC)

- Van ban tong két (CB)

12 - Luat tho (NC)

- Nguyén Du VBTT trinh bay, 10 - Nguyễn Trãi

giới thiệu về các

tác gia văn hoc = z

11 - Nguyén Khuyén (NC) - Nam Cao (NC)

45

- Xuân Diệu (NC)

- Hồ Chí Minh 12 - Tố Hữu

Bảng 1.6. Khao sát nội dung của các VBTT trong CT và SGK Ngữ Văn hiện hành (Cơ bản và Nâng cao)

Qua kết quả khảo sát về nội dung, có thê thấy các VBTT trong SGK Ngữ Văn hiện hành có nội dung mang tính học thuật tương đối cao và độ khó của một số VB chưa phù hợp với trình độ của HS. Nhận định này được thé hiện ở những phương diện sau:

- Thứ nhất, độ khó của VBTT được biểu hiện qua độ dai VB. Qua khảo sát một số VBTT trong SGK hiện hành, trung bình một VB chứa khoảng 400 chữ. Với số lượng chữ như vậy, có thể đánh giá các VBTT trong SGK hiện hành khá dài. Tuy nhiên, theo phân phối CT học hiện hành, HS chỉ học các tiết học về VBTT trong 1 tiết. Với thời lượng tiết học và độ dài VB như vậy, HS không đủ thời gian và không có nhiều cơ hội để giải mã, hiểu và phản hồi về VB được. Đây là một bất cập lớn trong việc thiết kế phân phối chương trình và xây dựng SGK của chương trình Ngữ Văn hiện hành.

- Thứ hai, độ khó của VBTT còn được biểu hiện qua chit dé của VB. HS thường có nhiều hiểu biết đối với các chủ dé liên quan đến đời sống thực tiễn, nghề nghiệp, hứng thú của các em. Tuy nhiên, các VBTT trong SGK như đã đề cập, lại thường trình bày về các chủ đề như mang tính chuyên môn cao như tiến trình văn học, lí luận văn học, các thành tựu văn học tiêu biểu (giới thiệu về các tác giả và tác pham),...Ngoai việc HS thường cảm thấy nhàm chán khi suốt CT tìm hiểu về một lĩnh vực, các em thường không có nhu cầu và không có nhiều kiến thức học tập về các chủ đề này. Do không có kiến thức nền vững chắc nên việc tiếp thu các VBTT cũng không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn. Trong CT Ngữ Văn của một số nước phát triển, HS được tiếp xúc và hướng dẫn đọc với nhiều VB thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm chuẩn bị cho các em những kỹ năng đọc cần thiết khi các em tiếp tục học ở các bậc cao hơn. Ngược lại, ở Việt Nam, các VBTT trong SGK hiện hành đều cung cấp các kiến thức lí luận văn học nhằm hỗ trợ kiến thức cho các em trong việc đọc hiểu VBVH. Các em thường

46

xuyên tiếp xúc với những khái niệm hàn lâm, thuần văn học mà đôi khi trong quá trình phân tích VBVH các em không hề sử dụng đến.

- Thứ ba, độ khó của VB còn được thể hiện qua một sỐ phương diện khác như ngôn từ, kết cấu,...của VBTT. Cac đặc điểm này chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở những nội dung sau. Ở đây, chúng tôi đưa ra nhận xét sơ bộ như sau: ngôn từ mang tính học thuật cao và kết cấu hỗn hợp, phức tạp của các VBTT trong SGK hiện hành đã tạo ra nhiều khó khăn nhất định trong việc HS trong quá trình các em đọc, tìm hiểu

một VBTT.

Nhiều ý kiến đánh giá CT Ngữ Văn nặng về phần văn và biến HS trở thành những “chuyên gia văn học” vì độ khó, phức tạp đã nói trên. Đây là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu CT SGK Ngữ Văn mới cần lưu tâm một cách sâu sắc.

1.2.2.2. Cau trúc các thé loại VBTT

Cấu trúc của các VBTT trong SGK Ngữ Văn được trình bày theo một cấu trúc nhất định - cấu trúc VB mô ta. Cụ thé cau trúc các VBTT này thường bao gồm:

- Tiêu dé

- Các câu chủ dé

- Các phần mô tả chỉ tiết

Đây là kiểu câu trúc VB mà HS thường gặp trong CT giáo dục PT ở tất các các bộ môn khác không chỉ riêng bộ môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở đây là việc chỉ tìm hiểu một thể loại này khiến HS không biết cách đọc các thể loại VBTT khác, đồng thời gây nhàm chán cho HS.

Đáng lưu ý, cấu trúc của một số VBTT trong SGK hiện hành còn có sự đan xen với cấu trúc của các kiêu VB khác như VB phân loại, VB giải thích... Chang han nhu trong khi tìm hiểu VB “Văn bản văn học” (SGK lớp 10 CB), bên cạnh việc tim hiểu khái niệm, đặc điểm của loại VBVH (cấu trúc VB mô tả) HS còn được tìm hiểu về các tiêu loại của đối tượng này (cấu trúc VB phân loại) và các yêu cầu, hướng dẫn khi đọc VBVH (cau trúc VB chỉ dẫn). Như vậy, cùng một VB, HS có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm này đòi hỏi GV phải khéo léo trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc VBTT sao cho HS không chỉ biết phân biệt mà còn

phải biệt cách đọc VB nhờ vào manh môi là câu trúc.

47

1.2.2.3. Ngôn từ văn ban thông tin

Trước hết, các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ,...trong các VBTT của SGK hiện

hành đều đã được các tác giả nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nguồn đáng tin cậy.

Chính vi thé mà tinh chính xác và tính thông tin trong ngôn ngữ của các VBTT này cũng được đảm bảo. Đồng thời, hệ thống ngôn ngữ ở mỗi VBTT đều được trình bày một cách có hệ thống, khá rõ ràng và thường tuân theo một cấu trúc nhất định. Bên cạnh đó, để hỗ trợ việc hiểu từ ngữ của các em, các tac giả VB thường kèm theo phần chú thích bên dưới hoặc bảng giải thích từ ngữ ở cuối sách.

Bên cạnh đó, như đã đề cập, VBTT trong SGK Ngữ Van cấp THPT hiện hành mang tính học thuật, chuyên môn cao. Một trong những biểu hiện rõ rệt cho đặc điểm này, đó là ngôn từ. Ngôn từ được sử dụng trong các VBTT này phần nhiều thuộc về lĩnh vực VH. Dé có thé hiểu được những từ ngữ này, HS thông thường phải nhờ sự hỗ trợ giải thích từ GV hoặc tìm kiếm nghĩa trên mạng xã hội và HS rất ít khi tự tìm được ý nghĩa bang các kỹ năng đọc của bản thân. Đây là một thuận lợi nhưng đồng thời cũng là một “vướng mắc” lớn cho GV và HS. Bởi vì từ đó, HS có cơ hội tiếp xúc

và rèn luyện kỹ năng giải mã thuật ngữ, từ khó của bản thân. Nhưng việc giải mã này

thường chiếm khá nhiều thời gian trong một tiết học, điều này cũng đồng nghĩa với cơ

hội rèn luyện các kỹ năng đọc VBTT trong một giờ học cũng it đi, không được đảm bảo.

1.2.2.4. Hình thức trình bày văn bản thông tin

Hình thức trình bày của VBTT là yếu tố đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của HS. Hình thức trình bày còn là phương tiện thể hiện ý đồ tạo lập VB của người viết. Đặc biệt, đối với người đọc, hình thức trình bày sẽ là một trong những công cụ hỗ trợ họ khai thác và tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả.

Quan sát các VBTT trong CT và SGK Ngữ Văn có thé đánh giá, các VB đã đáp ứng được một cách cơ bản yêu cầu về hình thức trình bay của một VBTT.

Thứ nhất, các VBTT trong SGK hiện hành đều được chia thành các chương, đoạn, phần và sắp xếp theo một trật tự nhất định. Mỗi chương đoạn đều được đặt tên và đánh số một cách cụ thé. Điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc thiết kế KHBH, tổ chức các hoạt động dạy học hướng dẫn HS tìm hiểu loại VBTT.

48

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc văn bản thông tin theo hướng phát triển năng lực (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)