CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ERP VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.2 Các mô hình của ERP
2.2.2 Mô hình ERP on Premise
On-premises ERP hay còn gọi là ERP truyền thống thường được các doanh nghiệp với quy mô tầm trung ưa chuộng hơn bởi khả năng tùy biến của phần mềm và mức độ độc lập của doanh nghiệp. Với On-premises ERP, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị server riêng, các trang thiết bị cùng đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn để hỗ trợ. On-premises ERP có thể được coi như một sự đầu tư khá lớn với đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng nếu chủ doanh nghiệp là người biết nhìn xa trông rộng, họ sẽ không tiếc tiền đầu tư cho hệ thống ERP.
Hình 2. 3 Mô hình ERP on premise
Về số lượng module, cả hai mô hình ERP đều giống nhau. Khác biệt nằm ở chỗ, với On-premises ERP, các module sẽ được cấu trúc theo mô hình và nhu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại, ở Cloud ERP, nếu doanh nghiệp không yêu cầu tùy chỉnh, các module sẽ được cấu trúc mặc định, phù hợp với số đông các doanh nghiệp trên thị trường.
2.3 Cách lựa chọn mô hình ERP phù hợp với doanh nghiệp
Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu doanh nghiệp: Trước khi bắt đầu lựa chọn mô hình ERP, hãy nghiên cứu và đánh giá rõ ràng về nhu cầu của doanh nghiệp. Xác định các quy trình kinh doanh chính, yêu cầu chức năng, số lượng người dùng, và mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được từ hệ thống ERP. Điều này giúp bạn tìm hiểu những tính năng và mô hình nào sẽ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Đánh giá sự phù hợp với ngành và quy trình kinh doanh: Mỗi ngành nghề và mỗi doanh nghiệp đều có các yêu cầu và quy trình kinh doanh riêng. Hãy đánh giá
cẩn thận xem mô hình ERP có khả năng hỗ trợ và tích hợp tốt với các quy trình kinh doanh cụ thể của bạn. Hãy xem xét khả năng mở rộng và tùy chỉnh của hệ thống ERP để đáp ứng những yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.
Cho phép khách hàng dễ dàng truy cập các thông tin về công ty như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị. Điều này thiết lập mối quan hệ có lợi với khách hàng dựa trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
2.4 Lợi ích của phần mềm ERP
Hạn chế tối đa các sai sót khi nhập cùng một dữ liệu, Khi ứng dụng ERP, hệ thống sẽ đồng bộ dữ liệu giữa các phòng ban, vừa giúp hạn chế sai sót vừa tiết kiệm được tối đa thời gian nhập liệu, từ đó các quy trình làm việc được thống nhất và đồng bộ.
Tăng tốc độ, nâng cao năng suất làm việc: So với các cách làm thủ công, luân chuyển chứng từ từ phòng ban này sang phòng ban khác thì việc sử dụng giải pháp ERP sẽ giúp tăng tốc độ dòng công việc. Ngoài ra, ERP còn giải quyết được vấn đề
“nút thắt cổ chai” trong doanh nghiệp. Ví dụ như các bộ phận kế toán và bán hàng đã được trang bị hệ thống phần mềm, tuy nhiên bộ phận kho lại chưa được triển khai phần mềm thì lúc này bộ phận kho sẽ là “nút thắt cổ chai” và là gánh nặng làm cho doanh nghiệp giảm tốc độ và năng suất làm việc khi các bộ phận khác bắt buộc phải dừng lại “chờ” bộ phận kho.
2.5 Làm sao để triển khai một chiến lược ERP hiệu quả?
Xác định nhu cầu và phạm vi triển khai
Xây dựng hệ thống ERP được coi là một dự án phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn. Bởi vậy, mục tiêu xây dựng và phát triển cần phải được làm rõ ngay từ đầu để đảm bảo giải quyết đúng bài toán quản trị vận hành cho doanh nghiệp
Thành lập nhóm triển khai dự án hệ thống ERP:
Việc áp dụng hệ thống ERP sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các bộ phận, phòng ban trong tổ chức từ các cấp quản lý cho đến nhân viên thừa hành. Vì vậy cần phải huy động mọi lực lượng nhân sự cần thiết để tham gia đóng góp vào quá trình triển khai xây dựng hệ thống. Để làm được điều này thì doanh nghiệp phải thành lập được một nhóm dự án chuyên trách để triển khai phần mềm ERP
Lựa chọn đối tác triển khai ERP:
Đối tác triển khai là các công ty cung cấp gói dịch vụ xây dựng và phát triển hệ thống hoạch định nguồn lực trọn bộ cho doanh nghiệp. Các công ty triển khai ERP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mọi khâu trong quá trình triển khai và tư vấn các giải pháp ERP phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét các công ty triển khai ERP uy tín, chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm triển khai giải pháp để “chọn mặt gửi vàng” cho hệ thống của mình .
Lựa chọn giải pháp triển khai ERP phù hợp:
ERP tại chỗ là hệ thống được xây dựng trực tiếp trên nền tảng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Giải pháp ERP này cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát mọi cơ sở dữ liệu thông tin và bảo mật tuyệt đối hệ thống cũng như quy trình vận hành của mình.
Giải pháp ERP trên nền điện toán đám mây được quản lý và xây dựng bởi đối tác cung cấp dịch vụ ERP. Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ mọi công tác xây dựng, vận hành cũng như nâng cấp hệ thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không có toàn quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu và hệ thống ERP của mình.
Lập dự toán chi phí triển khai ERP:
Dự án ERP sẽ tiêu tốn một lượng lớn ngân sách của doanh nghiệp, bởi vậy cần phải dự toán đầy đủ các khoản chi phí cần thiết để có phương án chuẩn bị.
Tiến hành cài đặt và phát triển phần mềm:
Để thực hiện cài đặt hệ thống quản trị nguồn lực, doanh nghiệp cần cung cấp mọi cơ sở dữ liệu cần thiết để chuyển đổi lên phần mềm. Các dữ liệu này là toàn bộ thông tin hoạt động của tổ chức được lưu trữ dưới nhiều định dạng khác nhau, bởi vậy sẽ mất khá nhiều thời gian tập hợp và đồng bộ hóa thông tin, loại bỏ các dữ liệu trùng lặp.
2.6 Chiến lược marketing cá nhân hoá dành cho doanh nghiệp Cá nhân hoá theo phân khúc khách hàng:
Đây là hình thức cá nhân hoá nội dung phổ biến nhất và dễ thực hiện nhất.
Những đặc điểm mà doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu vào là ngành nghề, chức vụ, hành vi, v.v
Đối với từng phân khúc khác nhau, thì cần phải có chiến lược nội dung khác nhau. Tuy nhiên, nếu như bạn có rất nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, bạn có thể áp dụng công thức lên nội dung 80:20.
Hình 2. 4 Mô hình cá nhân hóa theo phân khúc
Cá nhân hoá theo chân dung người mua hàng
Với chân dung khách hàng đã được phác hoạ từ trước, bạn có thể thực hiện cá nhân hoá theo các tệp khách hàng mục tiêu cụ thể để tối ưu chiến lược Marketing của mình.
Từ mỗi chân dung khách hàng mục tiêu, bạn có thể phát triển các thông điệp cá nhân hoá phù hợp với từng insight riêng biệt. Hãy đảm bảo rằng các content của bạn đủ đa dạng dành cho các chân dung khách hàng khác nhau, chứ không chỉ tập trung vào chỉ một tập khách hàng duy nhất.
Hình 2. 5 Mô hình cá nhân hóa theo chân dung khách hàng Cá nhân hoá theo các giai đoạn mua hàng
Để triển khai chiến lược cá nhân hoá theo hành trình mua hàng, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi của khách hàng, giải quyết được các vấn đề của giai đoạn.
Những nội dung mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng chính là yếu tố giúp khách hàng chuyển tiếp đến những giai đoạn sâu hơn trong hành trình của khách hàng.
Đây là chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp không chỉ mở rộng được phễu đầu, mà còn hỗ trợ những giai đoạn tiếp theo trong phễu bán hàng.
Cá nhân hoá theo khách hàng cụ thể
Account-Based Marketing (ABM) là một khái niệm đã có từ lâu, thậm chí trước khi internet bùng nổ. ABM nghĩa là bạn xác định trước các khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn họ trở thành khách hàng của mình và marketing cụ thể đến họ. Khác với các chân dung khách hàng chỉ phác họa đối tượng mục tiêu, ABM hướng tới một đối tượng xác định, có thể là khách hàng cá nhân hoặc tài khoản công ty và thường được sử dụng bởi các công ty B2B
Theo cách hiểu khác, thay vì marketing đến thị trường nói chung và xem phản ứng của họ, doanh nghiệp chủ động nhắm đối tượng và cá nhân cụ thể bằng tên của họ (ví dụ: Anh Tuấn, Head of marketing của Công ty A1 Digihub,…). Các hoạt động marketing sẽ ngày càng được cải thiện qua thời gian khi mà các dữ liệu và insight về khách hàng đó được thu thập.
Hình 2. 6 Mô hình cá nhân hóa theo khách hàng cụ thể Cá nhân hóa cho khách hàng tiềm năng
Một chiến lược tiếp thị cá nhân hoá khá hiệu quả chính là cung cấp những nội dung phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng tiềm năng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ sáng tạo nội dung dựa trên vấn đề của khách hàng.
Bạn sẽ không thể đáp ứng đến toàn bộ các vấn đề mà khách hàng của bạn gặp phải, mà bạn chỉ nên chọn ra những vấn đề phổ biến nhất mà các khách hàng/khách hàng tiềm năng của bạn thường gặp.