Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh khi thực hiện các Dự án trải nghiệm thực tế “hội chợ xuân”

Một phần của tài liệu Sáng kiến vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần giáo dục kinh tế môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở trường thpt nam đàn 2 (Trang 21 - 33)

Chương II: Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học Dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

2.2. Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh khi thực hiện các Dự án trải nghiệm thực tế “hội chợ xuân”

Dự án trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động được học sinh thích thú và tích cực tham gia, thông qua đó học sinh phát triển được các năng lực của

17 mình, các em vận dụng được các nội dung đã học vào thực tiễn, gắn lí thuyết với thực hành, góp phần hình thành và phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Khi thực hiện dự án trải nghiệm thực tế cần đảm bảo những nguyên tắc sau: Đảm bảo mục tiêu dạy học, tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn, tính đa dạng phong phú, qua đó giúp học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn luyện kỹ năng sống, đặc biệt là phát huy năng lực sáng tạo ở HS.

Hội chợ xuân là hoạt động được đón chờ và có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh, giúp các em hiểu thêm ý nghĩa của tết cổ truyền. Những gian hàng phong phú với nhiều mặt hàng vừa sáng tạo vừa đậm chất chợ quê, có những tiết mục văn nghệ đặc sắc cho không khí xuân thêm ngập tràn. Hòa chung không khí mừng Đảng, mừng xuân Quý Mão 2023, Đoàn trường THPT Nam Đàn 2 đã tổ chức hội chợ xuân với chủ đề “Xuân quê hương lần thức 2”. Đến với hội chợ xuân lần này, Đoàn trường THPT Nam Đàn 2 có tất cả 15 gian hàng đến từ 30 chi đoàn tham dự, hầu hết các gian hàng được bài trí độc đáo, bắt mắt và có nhiều sáng tạo, mang đậm phong cách ngày tết cổ truyền của dân tộc. Trước ngày diễn ra hội chợ, các chi đoàn đã chuẩn bị rất công phu và kỹ càng, từ việc dựng gian hàng đến trang trí, trình bày các món quà lưu niệm, rau củ, bánh mứt mang không khí ngày tết đếnvới mọi người. Hầu hết các mặt hàng đều hấp dẫn, có giá cả phải chăng, đẹp mắt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Song song với việc tổ chức hội chợ xuân là cuộc thi “Gói bánh chưng – gắn yêu thương chia sẻ niềm hạnh phúc”. Hội chợ xuân là hoạt động hết sức ý nghĩa và nhân văn, bên cạnh các gian hàng còn có các trò chơi dân gian như nhảy sạp, trò chơi “bịt mắt bắt vịt”, ngoài ra nhà trường còn trao 107 phần quà tết ý nghĩa cho các bạn đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Đây là một hoạt động giúp các đoàn viên thêm tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, giáo dục tinh thần tương thân, tương ái và cũng qua đó gắn kết mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. Hội chợ đã diễn ra ngay trong khuôn viên Trường THPT Nam Đàn 2 thu hút hầu hết học sinh tham gia đã tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp cho học sinh phát huy khả năng độc lập, sáng tạo, tinh thần đoàn kết có thêm những hiểu biết mới về phong tục tập quán của người Việt trong ngày tết cổ truyền, biết quan tâm chia sẻ với cộng đồng và gia đình ý thức bảo vệ môi trường.

Hội chợ xuân không chỉ mang đến niềm vui và sự trải nghiệm thú vị cho học sinh mà qua đó còn gắn kết mọi người với nhau tạo nên sự đoàn kết giữa thầy và trò.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau gắn với thực tế, biết cách khái quát, sắp xếp những kinh nghiệm rời rạc trở thành tri thức, qua đó phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.

Trên cơ sở việc thực hiện các dự án đã tạo điều kiện cho học sinh phát triển các kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần thiết như: Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng xử lí thông tin, năng lực tự đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo của học sinh. Học sinh được tham gia trực tiếp vào hội chợ xuân, các em biết lên kế hoạch, xây dựng menu, ý tưởng kinh doanh, sáng tạo trong cách trình bày và tổ chức. Sự sáng tạo thể hiện trong cách trình bày sản phẩm, các sản phẩm được

18 bày bán trong các gian hàng rất đa dạng: Rau khoai, bí xanh, rau ngót, dưa chuột, bên cạnh đó còn có các mặt hàng khô như lạc, đậu, các loại hoa quả như xoài, táo, cóc, ổi; các đồ ăn làm sẵn như xúc xích, chả cuốn, khoai lang kén... Sự sáng tạo còn thể hiện ở sự kết hợp các trò chơi lồng ghép trong gian hàng như tô tượng, ném bóng, quay số trúng thưởng của lớp 10C6 đã tạo nên sự hào hứng cho các bạn học sinh. Các em đã có ý tưởng sáng tạo trong khâu thanh toán khi mua hàng, khách hàng không chỉ thanh toán trực tiếp mà còn có thể thanh toán qua mã QR, chuyển khoản. (Phụ lục 2)

Quá trình trải nghiệm giúp các em có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đấu tranh tích cực với những hành vi sai trái của bản thân và của người khác, biết yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện dự án còn là cơ hội để các em khám phá và khẳng định bản thân, phát huy được các năng lực vốn có đồng thời khai thác các năng lực tiềm ẩn của mình.

Quá trình tổ chức các dự án trải nghiệm thực tế được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án và xác định chủ đề dự án: GV tạo điều kiện để học sinh đề xuất ý tưởng dự án và xác định chủ đề dự án.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn học sinh lập kế hoạch, phân công thực hiện dự án.

Bước 3: Thực hiện dự án: Cá nhân và nhóm thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra

Bước 4: Trình bày sản phẩm và đánh giá dự án: HS giới thiệu công bố sản phẩm. GV và HS đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án, rút kinh nghiệm

Ví dụ 1: Khi dạy bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân, ở mục 4: Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân, sau khi tìm hiểu nội dung, GV cho học sinh trình bày dự án: Lập kế hoạch tài chính cá nhân tiết kiệm 200 nghìn đồng khi tham gia bán hàng tại “hội chợ xuân”.

Bước 1: Giáo viên và học sinh xác định tên chủ đề dự án: Lập kế hoạch tài chính cá nhân tiết kiệm 200 nghìn đồng khi tham gia bán hàng tại hội chợ xuân.

GV chia lớp thành 4 nhóm, căn cứ vào các đặc điểm, trình độ để phân chia các nhóm một cách đồng đều nhất.

Thời gian thực hiện dự án: 3 tuần

Mục đích của dự án: Tiết kiệm 200 nghìn đồng khi tham gia bán gian hàng tại hội chợ xuân.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức tiến hành, kế hoạch thực hiện, kinh phí tổ chức.

Đây là công việc hết sức quan trọng, định hướng hoạt động cho toàn bộ quá trình thực hiện, kết quả thu thập và đánh giá dự án. GV có thể hướng dẫn, hỗ trợ các em khi cần thiết, tư vấn cho các em các mặt hàng có thể bán như: Rau, ngô, trái cây, đồ khô, nước giải khát, các loại đồ ăn nhanh, lồng ghép các trò chơi vào hoạt động của dự án.

19 Bước 3. Thực hiện dự án: GV theo dõi quá trình thực hiện của học sinh, giải quyết những vấn đề vướng mắc của học sinh trong quá trình thực hiện. Học sinh các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên và các thành viên thực hiện kế hoạch đã đề ra. Học sinh thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau.

Bước 4. Thu thập kết quả và trình bày dự án, đánh giá dự án và rút kinh nghiệm. Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng báo cáo hoặc được trình bày trên powerpoint hoặc video. GV cần tổ chức cho học sinh trình bày kết quả, tổ chức cho các nhóm nhận xét, trao đổi ý kiến bổ sung cho nhau. Các em phải biết bảo vệ dự án của mình, khẳng định tính khả thi và khả nằng áp dụng vào cuộc sống của dự án.

Có thể thấy rằng thông qua việc thực hiện dự án đã giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, các em đã biết được thế nào là kế hoạch cá nhân, các loại kế hoạch cá nhân, các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và biết lập kế hoạch cá nhân cho bản thân mình.

Gian hàng của nhóm 1 lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

Gian hàng nhóm 1, lớp 10C6

20 Gian hàng nhóm 2 lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

Gian hàng nhóm 2, lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

Gian hàng nhóm 3 lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

Gian hàng nhóm 3 lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

Gian hàng nhóm 3, lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

21 Gian hàng nhóm 4 lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

Gian hàng nhóm 4, lớp 10C6 tham gia hội chợ xuân

Gian hàng lớp 10C5 tham gia hội chợ xuân KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Gian hàng lớp 10C5 tham gia hội chợ xuân

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TIẾT KIỆM 200 NGHÌN ĐỒNG KHI THAM GIA BÁN HÀNG TẠI

“HỘI CHỢ XUÂN”.

I. Mục tiêu của Dự án:

a. Về kiến thức

- Nhận biết được tầm quan trọng và các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

b. Về năng lực - Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch tài chính cá nhân.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

22 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc quản lí tài chính cá nhân; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện lập kế hoạch tài chính cá nhân.

+ Năng lực phát triển bản thân: Lập được kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác thực hiện việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.

c. Về phẩm chất

Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện lập kế hoạch tài chính cá nhân.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên:

+ SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

+ Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về kế hoạch tài chính cá nhân + Đồ dùng học tập: Nam châm, bút dạ, bảng nhóm…

+ Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint...

- Học sinh: SGK, tư liệu liên quan đến bài học, sản phẩm tham gia bán hàng III. Kế hoạch thực hiện

1. Thời gian thực hiện: 3 tuần 2. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập tương ứng với 4 nhiệm vụ cụ thể và giao nhiệm vụ cho học sinh.

- Hình thức báo cáo: Thuyết trình, chụp ảnh, trình chiếu, quay video…

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Yêu cầu sản phẩm cho từng nhóm.

- GV phổ biến tiêu chí đánh giá sản phẩm

- GV cung cấp các tư liệu hỗ trợ: Tài liệu tham khảo, bảng hướng dẫn thực hiện đánh giá, tiêu chí đánh giá sản phẩm.

- Các nhóm cử nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thực hiện nhiệm vụ học tập đề ra.

- Nhiệm vụ 1: Thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm 200 nghìn đồng khi tham gia kinh doanh mặt hàng hoa quả tại “hội chợ xuân”.

Yêu cầu: Sản phẩm được trình bày dưới hình thức trình chiếu powerpoint Nhiệm vụ 2: Thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm 200 nghìn đồng khi tham gia kinh doanh các mặt hàng rau, củ tại “hội chợ xuân”

Yêu cầu: Sản phẩm được trình bày dưới hình thức báo cáo

23 Nhiệm vụ 3: Thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm 200 nghìn đồng khi tham gia kinh doanh mặt hàng đồ khô như hành, tỏi, lạc… tại “hội chợ xuân”

Yêu cầu: Sản phẩm được trình bày dưới hình thức bản video, thu thập thông tin, số liệu, hình ảnh, có lồng tiếng thuyết minh.

Nhiệm vụ 4: Thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch tiết kiệm 200 nghìn đồng khi tổ chức kinh doanh đồ uống và thức ăn nhanh tại gian hàng hội chợ xuân.

Yêu cầu: Sản phẩm được trình bày dưới hình thức bản video, thu thập thông tin, số liệu, hình ảnh, có lồng tiếng thuyết minh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - Thu thập, xử lí thông tin, lên kế hoạch thực hiện dự án, tìm sự hỗ trợ khi cần thiết, lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện dự án

- Đại diện nhóm báo cáo, trình bày, giới thiệu sản phẩm

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, lắng nghe và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, đặt câu hỏi trao đổi, thắc mắc nếu có.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm và quá trình thực hiện dự án.

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá sản phẩm, các nhóm đánh giá kết quả của nhóm bạn. GV chấm và cho điểm cho các nhóm và cho từng học sinh.

Học sinh báo cáo sản phẩm

24 Học sinh lớp 10C6 báo cáo dự án

Học sinh lớp 10C6 báo cáo sản phẩm

Học sinh báo cáo sản phẩm IV. Hồ sơ học tập

Bảng 2.1. Phân công nhiệm vụ Nhóm :

Nhóm trưởng : T

TT

Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ

1 Trưởng nhóm Quản lí, phụ trách chung, trình bày trước lớp

2 Thư kí Ghi chép hoạt động của nhóm

3 Thành viên Ghi chép hoạt động của nhóm 4 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng

của nhóm

5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm

6 Thành viên Ghi chép hoạt động của nhóm

25 Bảng 2.2. Biên bản làm việc nhóm

1. Thời gian, địa điểm, thành phần

- Địa điểm:………

- Thời gian: Từ …giờ ….. đến …….giờ …., Ngày ……tháng .…năm……

- Nhóm số: ………., tổng thành viên: …………Lớp:………..

- Số thành viên có mặt:………..

- Số thành viên vắng mặt:………..

2. Nội dung công việc:………...

TT Họ và tên Công việc được giao Thời hạn hoàn thành 1

2 3 4

3. Kết quả làm việc: ………...

4.Thái độ và tinh thần làm việc:………..

5. Đánh giá chung: ………..

6. Ý kiến đề xuất: ………

Thư kí Nhóm trưởng Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm

1. Phiếu đánh giá sản phẩm

Tên sản phẩm:………...

Nhóm được đánh giá:……….

Nhóm đánh giá:...

Nội dung đánh giá

Thang điểm

Người đánh giá

Nhóm thực hiện Nhóm đánh giá GV đánh giá 1. Ý tưởng 15

Độc đáo, sáng tạo, sắp xếp hợp lí

15

Ý tưởng hay, sáng tạo nhưng sắp xếp chưa khoa học

10

Thiếu ý tưởng 5

26 sáng tạo, rời rạc

2. Nội dung 40 Đầy đủ, chính

xác, có tính giáo dục, thuyết phục

30

Chính xác, đầy đủ nhưng chưa thuyết phục

20

Thiếu chính xác, chưa đầy đủ

15 3. Hình thức báo

cáo

15 Phong phú, hợp

lý, không có lỗi chính tả

15

Phong phú, hợp lý, có lỗi chính tả

10 Đơn điệu, có lỗi

chính tả

5 4. Cách thức

trình bày báo cáo

15

Nhiều thành viên cùng trình bày, thuyết phục, thời gian đảm bảo, hơp lí giữa các phần

10

Đại diện nhóm trình bày, thuyết phục, hấp dẫn, thời gian đảm bảo

8

Đại diện nhóm trình bày, ít thuyết phục, vi

5

27 phạm thời gian

5. Nhận xét, góp ý, trả lời phản biện

15

Nhận xét hay, không trùng lặp, trả lời thuyết phục

15

Nhận xét hay, không trùng lặp, trả lời tương đối thuyết phục

10

Nhận xét trùng lặp, góp ý không hay, trả lời chưa thuyết phục

5

Tổng 100

Điểm trung bình

Bảng 2.4. Phiếu đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện Dự án Các tiêu chí Mức độ

4 3 2 1

1. Nhận nhiệm vụ

Xung phong nhận nhiệm vụ

Vui vẻ nhận nhiệm vụ

Miễn cưỡng không thoải mái khi nhận nhiệm vụ

Từ chối nhận nhiệm vụ

2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm

Biết bày tỏ ý kiến tham giá xây dựng kế hoạch.

Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mỗi người

Biết tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm song đôi lúc chưa chủ động, chưa biết lắng nghe ý kiến của mọi người

Còn ít tham gia xây dựng ý kiến, ít chịu lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong nhóm

Không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch.

Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người trong nhóm

28 3. Thực

hiện nhiệm vụ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm

Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, hỗ trợ giúp đỡ các thành viên trong nhóm

Cố gắng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa hỗ trợ các thành viên khác

Ít cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, ít giúp đỡ người khác

Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không hỗ trợ người khác

4. Tôn trọng quyết định chung

Tôn trọng quyết định chung của mọi người

Đôi khi không tôn trọng quyết định chung của mọi người

Nhiều lúc không tôn trọng quyết định chung của mọi người

Không tôn trọng quyết định chung của mọi người

5. Kết quả làm việc

Có sản phẩm tốt, theo mẫu, vượt thời gian

Có sản phẩm tốt đảm bảo thời gian

Có sản phẩm tuương đối tốt nhưng không đạt thời gian

Sản phẩm

không đạt tiêu chuẩn

Các mức độ: 4: ( 9 – 10 điểm); 3: ( 7 – 8 điểm); 2: ( 5 – 6 điểm); 1: (< 5 điểm) Bảng 2.5. Nhật kí của quá trình thực hiện Dự án

Ghi lại những hoạt động đã trải qua khi thực hiện dự án

(Hoạt động, nhóm đã thực hiện như thế nào, cảm xúc ra sao, mong muốn điều gì)

………..

………..

Bảng 2.6. Thu hồi thông tin về việc thực hiện Dự án

TT Câu hỏi Trả lời

1 Những kĩ năng em rèn luyện được qua thực hiện dự án ?

2 Em có mong muốn tiếp tục học tập qua cách học này không ?

Có thể thấy rằng thông qua dự án trải nghiệm thực tế tại “hội chợ xuân” đã hình thành ở các em nhiều năng lực, đặc biệt là năng lực sáng tạo, các em không chỉ biết lên kế hoạch mà còn sáng tạo ở các khâu trình bày gian hàng, lôi kéo khách hàng bằng những trò chơi vui nhộn, các năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác khi làm việc nhóm được vận dụng tối đa, tiết học sẽ trở nên thú vị và lôi cuốn người học hơn.

Một phần của tài liệu Sáng kiến vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần giáo dục kinh tế môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở trường thpt nam đàn 2 (Trang 21 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)