Chương III: Thực nghiệm sư phạm
3.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài
Để khẳng định tính đúng đắn cũng như tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với các nội dung cụ thể sau:
KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm kiểm tra sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2.
2. Nội dung và phương pháp khảo sát 2.1. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề:
- Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay không?
- Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại không?
+ Giải pháp 1: Lựa chọn những chủ đề thích hợp để xây dựng dự án trong phần Giáo dục kinh tế.
+ Giải pháp 2: Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh khi thực hiện các dự án trải nghiệm thực tế “hội chợ xuân”.
40 + Giải pháp 3: Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh khi thực hiện các dự án nghiên cứu thông tin, khảo sát các mô hình sản xuất kinh doanh.
2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá
Để khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát trao đổi bằng bảng hỏi, các câu hỏi được thiết kế vào phiếu và gửi trực tiếp qua công cụ hỗ trợ https://forms.gle cho GV và HS cần khảo sát, kèm theo bản tóm tắt nội dung đề tài.
Các câu hỏi khảo sát với thang đánh giá 4 mức (tương ứng với điểm số từ 1 đến 4) Không cấp thiết, ít cấp thiết, cấp thiết và rất cấp thiết
Không khả thi, ít khả thi, khả thi và rất khả thi Bước 1: Xây dựng câu hỏi khảo sát
Để khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát giành cho GV và HS. (Phụ lục 3)
Bước 2: Lựa chọn đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là học sinh khối 10 và các giáo viên giảng dạy GDCD tại Trường THPT Nam Đàn 2 cùng với một số giáo viên dạy GDCD ở các trường THPT trên địa bàn.
Bước 3: Xây dựng đường link lấy ý kiến của GV và học sinh (Phụ lục 4) Link tiến hành khảo sát học sinh: https://forms.gle/pcTBNQeQJjpPVhcn9 Linhk tiến hành khảo sát giáo viên: https://forms.gle/tE97wKofWH65oXpLA
Bước 4: Tổng hợp ý kiến và xử lí kết quả
Để đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm với 4 mức như sau:
- Mức rất cấp thiết/ Rất khả thi: 04 điểm - Mức cấp thiết/ Khả thi: 03 điểm
- Mức ít cấp thiết/ Ít khả thi: 02 điểm
- Mức không cấp thiết/ Không khả thi: 01 điểm Tính điểm trung bình X bằng phần mềm Excel
Chúng tôi đã lập bảng thống kê điểm trung bình cho các giải pháp đã được khảo sát, xếp theo thứ bậc và đưa ra kết luận.
3. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành điều tra trong năm học 2022 – 2023 với số lượng GV và HS cụ thể như sau:
TT Đối tượng Số lượng Địa bàn khảo sát
1 Học sinh 140 Trường THPT Nam Đàn 2
2 Giáo viên 25 Trường THPT Nam Đàn 2 và các Trường phổ thông trên địa bàn của tỉnh
Tổng 165 người
4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất
Sau khi khảo sát ở 165 đối tượng gồm cả giáo viên và học sinh về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
41
TT Các giải pháp
Các thông số ___
X Mức
1 Lựa chọn những chủ đề thích hợp để xây dựng Dự án trong phần Giáo dục kinh tế
3.64 Rất cấp thiết 2 Phát huy năng lực sáng tạo cho HS khi
thực hiện các Dự án trải nghiệm thực tế
3.58 Rất cấp thiết 3 Phát huy năng lực sáng tạo cho HS khi
thực hiện các Dự án nghiên cứu thông tin
3.55 Rất cấp thiết Điểm trung bình của 3 giải pháp 3.59 Rất cấp thiết
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất
Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất
Biểu đồ 1: Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất
Từ kết quả thu được chúng ta có thể thấy các giải pháp được đề xuất của đề tài đều rất cấp thiết, các giải pháp 1, 2, 3 có điểm trung bình từ 3.5 trở lên.
- Giải pháp 1: Lựa chọn những chủ đề thích hợp để xây dựng dự án trong phần Giáo dục kinh tế được đánh giá cao nhất với điểm trung bình X = 3.64. Như vậy có thể thấy việc lựa chọn các chủ đề thích hợp để xây dựng dự án khi dạy phần giáo dục kinh tế có tính cấp thiết nhất.
- Tiếp theo là giải pháp 2: Phát huy năng lực sáng tạo cho HS khi thực hiện các dự án trải nghiệm thực tế với điểm trung bình X = 3.58
- Cuối cùng là giải pháp 3: Phát huy năng lực sáng tạo cho HS khi thực hiện các dự án nghiên cứu thông tin. (điểm trung bình 3.55)
3.64
3.58
3.55
3.5 3.52 3.54 3.56 3.58 3.6 3.62 3.64 3.66
Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3
42 Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát của HS về sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất
43 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất
TT Các giải pháp
Các thông số ___
X Mức
1 Lựa chọn những chủ đề thích hợp để xây dựng Dự án trong phần Giáo dục kinh tế
3.68 Rất khả thi 2 Phát huy năng lực sáng tạo cho HS khi
thực hiện các Dự án trải nghiệm thực tế
3.67 Rất khả thi 3 Phát huy năng lực sáng tạo cho HS khi
thực hiện các Dự án nghiên cứu thông tin
3.64 Rất khả thi Điểm trung bình của 3 giải pháp 3.67 Rất khả thi
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Biểu đồ 3: Tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Qua kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp đề xuất, ta có thể rút ra được những nhận xét:
Tính khả thi của các giải pháp đề xuất cũng được đánh giá rất cao với điểm trung bình là 3.67, trong đó giải pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là giải pháp 1, với điểm trung bình 3.68, tiếp theo với điểm trung bình 3.67 là giải pháp 2 và cuối cùng là giải pháp 3 (điểm trung bình 3.64). Từ kết quả có thể thấy độ chênh lệch giữa giải pháp cao nhất và giải pháp thấp nhất không quá lớn, điều đó có nghĩa là các giải pháp đưa ra phù hợp và có tính khả thi cao.
44 Biểu đồ 4: Kết quả khảo sát của HS về tính khả thi của các giải pháp đề xuất
45 Biểu đồ 5: Tương quan giữa sự cấp thiêt và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Qua biểu đồ trên xét tỷ lệ đánh giá về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, ta thấy cả 3 giải pháp đưa ra đều được đánh giá cao, (Phụ lục 5). Nếu các giải pháp được thực hiện tốt, có sự đầu tư thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.