Thực trạng huy động vốn tại NHCT chi nhánh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh quảng ninh (Trang 27 - 32)

Năm 2011 đã đi qua với rất nhiều biến động rất phức tạp về lãi suất,tỷ giá,vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nói chung .Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài về tiềm năng vốn và trình độ công nghệ,chuyên môn nghiệp vụ,về con người đã tạo nên sức ép đối với các ngân hàng trong nước. Hoạt động huy động và sử dụng vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng,nó chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Để có nguồn vốn để sử dụng cho các hoạt động tín dụng,thanh toán,bảo lãnh,…,ngân hàng cần phải tiến hành đi vay để có một lượng vốn nhất định phục vụ nhu cầu của chính mình. Vì vậy vấn đề lớn đặt ra là hoạt động huy động vốn phải được tiến hành như thế nào,các phương thức thực hiện ra sao để có thể thu hút được nguồn vốn của dân chúng,của doanh nghiệp trước sự cạnh tranh rất khắc nghiệt trong môi trường hiện taị.

Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của VIETINBANK khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại khác. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại

nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank luôn có sự tăng trưởng cao.

2.2.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, … Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là một bộ phận tiền tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,các tổ chức. Tình hình tiền gửi của các tổ chức kinh tế được biểu hiện qua biểu đồ sau:

Qua biểu đồ trên, ta thấy tiền gửi tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2012 tốc độ tăng nhanh chóng, lý giải điều này là do nền kinh tế bước sang năm 2012 đã dần hồi phục, lượng tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp tăng nhanh chóng. Để có góc nhìn cụ thể hơn về tình hình tiền gửi của các tổ chức kinh tế chúng ta sẽ theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn từ các TCKT

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1.Vốn huy động 268.776.248 311.852.501 283.065.106 2.Tiền gửi của các TCKT 200,028 227,48 310,363

- Tiền gửi KKH 149,386 172,402 220,21

- Tiền gửi có kỳ hạn 50,642 55.078 90.153

Tỉ trọng/tổng vốn huy động 44,2% 44,42% 46,74%

(Nguồn tài liệu : Báo cáo thống kê của NHCT CN Quảng Ninh)

2.2.2.2. Tiền gửi từ khu vực dân cư

Khoản mục kế tiếp trong nguồn vốn huy động của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đây là nguồn tiền của dân cư chưa sử dụng đến đem gửi vào Ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh.

Mặc dù điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nguồn vốn huy động của các ngân hàng liên tục sụt giảm, VietinBank vẫn có mức tăng trưởng huy động đạt 16.03% năm 2013,trong đó chủ yếu là tiền gửi từ dân cư. Điều này giúp cho Ngân hàng luôn ổn định về tính thanh khoản không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường .Sáu tháng đầu năm 2013,nền kinh tế rơi vào khủng hoảng,các ngân hàng trên thị trường gặp khó khăn trong việc huy động vốn,Vietinbank cũng gặp không ít trở ngại nhưng huy động vốn tiền gửi sụt giảm không đáng kể(chỉ giảm 1,52%).Sự sụt giảm của tổng nguồn vốn huy động sáu tháng đầu năm 2013 là 9,23% so với năm 2012 chủ yếu là do sự sụt giảm về nguồn vay của NHNN(-99,84%),điều này không đáng lo ngại vì nguồn vốn vay NHNN là nguồn vay cứu cánh cuối cùng.Có thể thấy% tăng trưởng của 6 tháng đầu năm2013 so với 2012 đa số là âm vì đây là so sánh số liệu của nửa năm với 1 năm cho nên có 1 sự khập khiễng. Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng, bên cạnh đó nguồn tiền gửi của các TCTD cũng được ngân hàng quan tâm, mặc dù đây là nguồn có tính ổn định không caovà không thường xuyên trong suốt các thời kì hoạt động trong năm. Đây là nguồn gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả duới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Cụ thể năm 2011 chiếm 3,15% năm 2011 đã tăng lên 5,2% và đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 5,5% so với tổng nguồn vốn huy động.

2.2.2.3. Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá (GTCG) Bảng 2.3: Tình hình phát hành giấy tờ có giá

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn huy động 268.776.248 311.852.501 283.065.106

Giấy tờ có giá: 7.728 4.655 3.531

- Trái phiếu 62 62 62

Như vậy, ta có thể thấy sự phát triển của việc phát hành GTCG qua bảng số liệu trên từ năm 2011 đến năm 2012

- Thứ nhất là Trái phiếu:

Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu, trong đã cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong khoảng thời gian nhất định. Hình thức huy động qua trái phiếu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng huy động GTCG. Trong năm 2011, nguồn huy động từ trái phiếu là 62 triệu đồng và duy trì suốt cho tới tận năm 2013. Qua đã ta thấy tình hình huy động vốn qua phát hành trái phiếu đã không đạt được kết quả khả quan. Tình hình huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu có thể coi giậm chân tại chỗ. Đây là một trong những nhược điểm rất lớn trong công tác huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu

- Thứ hai là Chứng chỉ tiền gửi:

Chứng chỉ tiền gửi là một giấy biên nhận có lãi suất về khoản tiền gửi tại một ngân hàng hay các tổ chức ký thác khác trong một thời gian xác định và chúng có thể được chuyển nhượng trong thời gian hiệu lực.

Việc xuất hiện chứng chỉ tiền gửi cho phép Ngân hàng công thương chi nhánh Quảng Ninh có thể huy động vốn một cách chủ động mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Khả năng chuyển nhượng tạo nên sự hấp dẫn hơn nhiều cho chứng chỉ tiền gửi so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác. Do vậy mà việc huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi tỏ ra có hiệu quả rõ rệt so với việc phát hành trái phiếu. Mặc dù vậy trong những năm trở lại đây (từ 2010 đến năm 2012) việc huy động vốn thông qua hình thức này có sự suy giảm rõ rệt điều đó cho thấy phát hành chứng chỉ tiền gửi không còn sức hấp dẫn với khách hàng .

Xét một cách tổng quát, trong mối quan hệ tương quan giữa Ngân hàng công thương chi nhánh Quảng Ninh với các Chi nhánh khác cùng hệ thống cũng như các NHTM khác, trên cơ sở so sánh qua các năm có thể nhận thấy rằng Ngân hàng công thương chi nhánh Quảng Ninh có một nguồn vốn với qui mô khá lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những ngân hàng lớn mạnh trong toàn hệ thống. Đồng thời, xét về qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn như vậy, NH cũng đạt được một tiêu chuẩn rất quan trọng về hiệu quả của công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh quảng ninh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w