Định hướng áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học

Một phần của tài liệu NHUNG VAN DE CHUNG VE SU DUNG NANG LUONG TIET KIEM - HIEU QUA (Trang 36 - 39)

- Tích hợp bộ phận

3.7.Định hướng áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học

giáo dc s dng năng lượng tiết kim và hiu qu vào các môn hc

DHTH dựa trên cơ sở của tâm lí học của sự phát triển và các xu hướng sư phạm tích cực về quá trình dạy học. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp các nội dung giáo dục sử

dụng NLTK&HQ vào các môn học, cần nghiên cứu vận dụng các PPDH tích cực. Một số

phương pháp dạy học tích cực đã được đưa vào chương trình bồi dưỡng GV thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Ỏđây chúng tôi chỉ nêu một số gợi ý vận dụng.

- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề

Theo các nhà lí luận dạy học, có thể có bốn mức độ vận dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề tùy theo đối tượng HS và điều kiện dạy học:

+ Mức 1: GV nêu vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề; HS thực hiện cách giải quyết vấn

đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.

+ Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.

+ Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống, HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá.

+ Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng

đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. HS giải quyết vấn đề, tựđánh giá chất lượng và hiệu quả. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực hiện đang được khuyến khích vận dụng ở mọi cấp học, bậc học vì nó phát triển năng lực tự lực, năng lực sáng tạo của người học. Tuy nhiên, để vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học này cần phân tích, lựa chọn nội dung dạy học chi tiết, cụ thể và phát huy cao vai trò tổ chức, cố vấn của GV.

- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả tốt khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học, cũng là phương pháp dạy học đang được vận dụng rộng rãi hiện nay.

- Dạy học kiến tạo

Tư tưởng cơ bản của dạy học kiến tạo là nhấn mạnh vai trò của các kinh nghiệm đã có của người học và sự tương tác giữa người học và môi trường học tập ( ví dụ tập thể lớp học, GV,...). Dạy học kiến tạo hướng đến việc nghiên cứu kinh nghiệm và các quan niệm vốn có của người học, từđó tổ chức quá trình dạy học sao cho người học tự lực "xây dựng" kiến thức của

mình. Dạy học kiến tạo là một phương pháp dạy học tích cực, phối hợp nhiều phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau để hỗ trợ người học tự xây dựng kiến thức, qua đó phát triển các năng lực tự lực, sáng tạo. Có thể nêu sơ lược các bước vận dụng dạy học kiến tạo như sau:

Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của HS (bước chuyển giao nhiệm vụ). Trong bước này ta cần làm cho HS ý thức được nhiệm vụ học tập. GV giao nhiệm vụ hay đặt HS vào tình huống có vấn đề, qua đó làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS, cho họ ý thức

được có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề cần giải quyết và xác định được nhiệm vụ học tập của mình.

Bước 2: Làm thay đổi (với những quan niệm sai), bổ sung (những quan niệm chưa đầy đủ), phát triển hiểu biết ban đầu của HS, hình thành kiến thức khoa học mới (bước hành động giải quyết vấn đề). Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV, HS tham gia hoạt động để xây dựng kiến thức cho bản thân. HS chủđộng, tự lực, trao đổi, tìm tòi các phương án giải quyết vấn đề, tự tìm cách đánh giá các quan niệm, tự nguyện thay đổi các quan niệm sai của mình để xây dựng kiến thức mới.

Bước 3: Kết luận- Củng cố và vận dụng kiến thức mới (bước hợp thức hoá và vận dụng kiến thức mới). GV hợp thức hoá kiến thức, cho HS vận dụng kiến thức mới vào thực tế hoặc giải quyết thành công các nhiệm vụ thực tế và do đó kiến thức mới sẽđược củng cố, khắc sâu.

3.7.2. Sử dụng các phương tiện dạy học

Hiện nay các trường phổ thông đã quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các phương tiện dạy học. Ngoài các thiết bị thí nghiệm theo qui định, các trường đều tích cực trang bị các thiết bị

nghe nhìn, máy vi tính, kết nối internet,..Đó là điều kiện rất quan trọng cho đổi mới phương pháp dạy và học.

Khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các môn học, để nâng cao tính chính xác, tính trực quan của các nội dung được tích hợp thì các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng. Với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy vi tính, đèn chiếu, GV có thể khai thác nhiều tư liệu và các phần mềm dạy học một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngày nay xu hướng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang phát triển. Ưu điểm của nó là hỗ trợ GV, HS tìm kiếm và sử lý thông tin học tập, liên kết các nguồn thông tin. Điều này hỗ trợ cho việc vận dụng một số PPDH tích cực, điển hình như dạy học dự án, dạy học tích hợp, ngoại khóa,..rất phù hợp cho việc tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, giáo dục sử

Một phần của tài liệu NHUNG VAN DE CHUNG VE SU DUNG NANG LUONG TIET KIEM - HIEU QUA (Trang 36 - 39)